Trẻ khóc đêm khám ở đâu

Hình ảnh: Sưu tầm

Trẻ nhũ nhi [dưới 1-2 tuổi] khóc rất khó biết lý do vì trẻ không thể nói tại sao.
Bạn có thể lo lắng: “Làm sao biết trẻ muốn gì ?”
Đầu tiên rất khó giải quyết, cha mẹ lúng túng và có thể mắc sai lầm khi can thiệp nhưng sau đó thì biết cách dự trù những nhu cầu của trẻ và biết cách dỗ trẻ
   Những nguyên nhân thông thường:
   1. Trẻ đói:  Trẻ quấy khóc, làm huyên náo, ầm ĩ, thường tìm vú mẹ khi mẹ bồng, có thể cho trẻ ăn trước khi trẻ thật sự khóc. Khi trẻ khóc, điều đầu tiên xem trẻ có đói không? Thức ăn không làm trẻ ngưng khóc ngay do đó để cho trẻ ăn đến no, khi đó trẻ sẽ hết khóc.
   2. Tã ướt hoặc dơ:  Một số trẻ sẽ khóc khi tã dơ, ướt làm lạnh, kích thích gây khó chịu cho trẻ. Do đó, cần chú ý thay tã trẻ: trẻ thích ấm và thoải mái.
   3. Quá lạnh hoặc qúa nóng:  Trẻ thích được ủ ấm [như là quy luật lúc nằm trong dạ con của mẹ]. Khi trẻ cảm thấy lạnh, trẻ sẽ khóc và ngưng khóc khi được thay tã và ủ ấm. Đôi khi quấn nhiều đổ cho trẻ, dễ gây nóng qúa, trẻ cũng khóc. Tùy theo điều kiện thời tiết, bạn sẽ mặc đồ và quấn ấm cho trẻ thích hợp
   4. Trẻ đòi bồng:  Trẻ thích được nâng niu, nhìn mặt bố mẹ, lắng nghe giọng nói, nhịp tim của mẹ thậm chí thích mùi của mẹ [đặc biệt mùi sữa mẹ]. Sau khi được cho ăn và ợ hơi trẻ thường thích được bồng. Bạn tự hỏi làm như vậy sẽ làm hư trẻ ? Tuy nhiên điều này, chỉ xảy ra trong vài tháng đầu của cuộc sống trẻ.
   5. Trẻ bị quá tải hoạt động:  Trẻ thích được chú ý. Bạn sẽ thấy trẻ khóc lâu hơn bình thường sau khi đi nghỉ mát với nhiều thành viên trong gia đình. Trẻ cũng có những khoảng thời gian trong ngoài khóc không rõ lý do. Có lẽ trẻ đã nhận nhiều kích thích như ánh sáng, tiếng ồn, nhiều người bồng bế và trở nên qúa tải với nhiều hoạt động. Trẻ khóc như muốn nói: “đủ rồi”. Trẻ thường biểu hiện mệt. Có thể giữ yên trẻ và để dưới quạt thoáng hoặc cho trẻ nằm ngủ.
   6. Trẻ không được khoẻ:  Trẻ quấy khóc, cào nhàu. Bạn cho ăn và kiểm tra trẻ có khỏe không ? Trẻ vẫn khóc, thân nhiệt bình thường hoặc sốt, tiếng khóc của trẻ bệnh khác với tiếng khóc bình thường, trẻ khóc thét có thể đau bụng [lồng ruột], có thể nhức đầu [xuất huyết não] hoặc cơn khóc dạ đề [khóc đêm] do hạ calci máu. Đôi khi trẻ khóc do côn trùng cắn [kiến, bọ chét]. Cần đưa trẻ đi bác sĩ.
   7. Không phải các nguyên nhân trên:  Có thể cơn khóc co thắt [colic] được định nghĩa là khóc không dỗ được ít  nhất 3 giờ/ ngày và ít nhất 3 ngày/ tuần.
   Những biện pháp cần làm để dỗ trẻ:
   – Giữ ấm trẻ, nhưng không quấn kín.
   – Cho trẻ nghe nhạc nhẹ, bởi vì trẻ thường nghe nhịp tim của mẹ hoặc nghe những bài hát ru.
   – Cho trẻ hoạt động: thường để trong chiếc xe tập đi, có khi để trên một chiếc ghế hoặc võng lắc nhẹ
   – Đôi khi gãi lưng hoặc xoa bụng để vỗ trẻ đặc biệt ở trẻ có đánh hơi, đau bụng.
   – Cha mẹ nên chú ý rằng không có trẻ nào khóc mà chết, nhưng trẻ khóc có thể làm khó chịu cho những cặp vợ chồng trẻ. Bạn sẽ mất ngủ và cơ thể không đảm bảo chăm sóc trẻ.
Tình cảm của mẹ thường chịu đựng được hết các vấn đề này nhưng bố thì không thể bởi vì bố không có được sự quan tâm như mẹ.
Một trẻ khóc có thể làm cho nhiều bậc cha mẹ trở nên bất lực. Đôi khi giận dữ với trẻ và có thể “ra đòn” với trẻ. Hãy bình tĩnh! Nếu bạn biết nhu cầu của trẻ được đáp ứng và bạn cố gắng dỗ trẻ nhưng trẻ vẫn khóc và trẻ không có vấn đề nghiêm trọng cần đi bác sĩ [nguyên nhân 6]. Bạn hãy hành động:
   – Đặt trẻ xuống và để cho trẻ khóc một thời gian.
   – Gọi điện cho một người bạn hay người thân xin lời khuyên hay đường dây tư vấn.
   – Bạn hãy nghĩ ngơi một giây lát, để người khác chăm sóc
   – Mở nhạc nhẹ để khuây khỏa.
   – Hít một hơi thật sâu.
   – Bạn hãy nhớ rằng, không có vấn đề gì đối với trẻ và việc khóc không làm tổn hại đến trẻ
   – Bạn hãy tự nhắc nhở mình: trẻ sẽ tự vượt qua giai đoạn này.

BS CKII NGUYỄN MINIH TIẾN
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Câu hỏi:

Xin chào Bác Sĩ. Kính nhờ Bác sĩ tư vấn giúp cháu. Bé gái nhà cháu được 22 tháng, nặng 15kg, ăn uống bình thường nhưng rất hay quấy khóc về đêm, mỗi đêm cháu bắt đầu đi ngủ từ khoảng 23h30, nhưng sau khoảng 2 tiếng cháu lại tỉnh giấc khóc thét, bắt mẹ cháu bế đứng, mỗi đêm khoảng 2 đến 3 lần như vậy [tình trạng này kéo dài từ khi cháu còn nhỏ và có chiều hướng tăng lên]. Ban ngày cháu chơi ngoan, ăn uống bình thường nhưng không hiểu sao ban đêm lại quấy khóc như vậy. Vợ chồng chát rất lo lắng, mong Bác Sĩ tư vấn giúp vợ chồng cháu. Cháu cảm ơn Bác Sĩ.

Trả lời:

Chào anh,

Khóc đêm có nhiều nguyên nhân, sau khi anh chú ý loại trừ những nguyên nhân khách quan như bé đói, tiếng ồn, không khí phòng nóng quá hoặc lạnh quá, tã ướt...thì cần xem xét những nguyên nhân khác. Quan trọng nhất là loại trừ nguyên nhân bệnh lý cấp tính như lồng ruột [ thường đi kèm triệu chứng ói nhiều, khóc thét từng cơn, đau bụng, tiêu ra máu..., cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay]. Ngoài ra còn do nguyên nhân bệnh còi xương do thiếu vitamin D [ thường kèm đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, thóp liền chậm, bíến dạng xương chậm lật, ngồi, đi....

Để phòng ngừa nguyên nhân thiếu vitamin D anh chị nên cho bé tắm nắng, bú mẹ, ăn dặm đúng cách, bổ sung vitamin D khi cần. Chúng ta cũng cần chú ý nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản, biểu hiện hay nôn trớ, biếng ăn, khóc đêm, khó nuốt, trẻ nên được nằm đầu cao, ợ hơi sau bú, chia nhỏ bữa ăn, làm đặc thức ăn. Nên tình trạng nghiêm trọng hơn cần đến khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trong trường hợp bé khóc đêm nhưng vẫn ăn uống bình thường, phát triển tốt, loại trừ các nguyên nhân bệnh lý thì ba mẹ không nên quá lo lắng. Nên tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé, giúp bé ngủ sớm và đúng giờ hơn.

Thân mến.

Việc bạn đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người, những trung tâm mua sắm hoặc xem các bộ phim có tình tiết kịch tính hay nghe những bản nhạc có tiết tấu mạnh… có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm. Nguyên do là những điều này có thể tạo ra những cơn ác mộng ở trẻ khiến trẻ giật mình và khóc đêm. Vấn đề này còn được xem như tình trạng quá tải cảm xúc đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

8. Một số nguyên nhân trẻ khóc đêm khác

Tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu như canxi cũng sẽ dẫn đến việc trẻ khóc đêm. Tình huống khác hy hữu hơn bao gồm côn trùng chích, đốt hay chui vào tai trẻ hoặc trẻ bị giun kim quấy rối vào ban đêm.

Thời gian ngủ phân bố không hợp lý, trẻ bị tác động bởi các loại tiếng ồn như tivi, tiếng xe cộ ngoài đường, không gian ngủ không thoải mái… là những lý do góp phần khiến trẻ khóc đêm mà mẹ cũng nên để tâm tới.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Mẹ cần phải làm gì?

Trẻ quấy khóc đêm khi nào là bất thường? Khi nào nên đưa trẻ đi khám kiểm tra?

Bé hay khóc đêm bất thường, thường sẽ có biểu hiện la hét, giật mình khi ngủ. Nguyên nhân có thể đến từ hệ thống thần kinh của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển, dẫn đến khả năng ức chế còn kém. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ hay khóc đêm lặp đi lặp lại cũng có thể là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ. Do đó, đây chính là lúc mà gia đình cần đưa em đến các bệnh viện, cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì, và có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp em bé khóc đêm bất thường, khóc dai dẳng kéo dài tận 3 tiếng mỗi ngày, với tần suất 3 ngày mỗi tuần. Nguyên do có thể đến từ việc trẻ bị dị ứng với protein sữa bò. Đây là lúc mà bé cần được đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định rõ nguyên nhân trẻ khóc đêm có phải là do dị ứng hay không.

Một trong những biểu hiện của trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân đó chính là trẻ thường co 2 đầu gối gập vào bụng. Điều này có thể là do bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau thường đến vào lúc chập tối và kéo dài từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó bé tự nín. Trẻ khóc đêm kéo dài từ 3 đến 4 tháng rồi tự nhiên hết. Tuy vậy, mẹ vẫn cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các bệnh viện uy tín đều đặn để theo dõi tình hình sức khỏe của bé.

Ngoài những nguyên nhân trẻ khóc đêm kể trên, nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị còi xương. Một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết bé có đang mắc phải tình trạng này như: bé chậm mọc răng, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần đảm bảo bé được cung cấp đủ chất canxi và vitamin D. Vì thế, mẹ cần nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm, duy trì phòng ốc thông thoáng.

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân trẻ khóc đêm có thể là do trẻ bị lồng ruột. Biểu hiện thường thấy là trẻ thường khóc dữ dội, kèm theo một số triệu chứng khác như: nôn, ưỡn người, bỏ bú mẹ và hay đi tiểu ra máu. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý đưa bé đi khám chữa bệnh kịp thời.

Tác hại của việc em bé hay khóc đêm là gì?

Có không ít phụ huynh cho rằng việc trẻ quấy khóc khi ngủ là điều bình thường, không mấy lo ngại. Nhưng nhiều chuyên gia nghiên cứu nguyên nhân trẻ khóc đêm đã phát hiện rằng, việc các bé giật mình quấy khóc thường xuyên khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Hơn nữa, việc con thường quấy khóc hằng đêm có nguy cơ làm cho bé chậm tăng cân. Bởi lẽ giấc ngủ có vai trò giúp khôi phục năng lượng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc thì tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình thường. Hormone này có vai trò giúp đảm bảo bé lớn lên có cân nặng và chiều cao tối ưu.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ mất ngủ liên tục sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, kém tập trung hơn. Thêm nữa, khi ngủ sâu, các tế bào miễn dịch được tạo ra nhiều hơn, vì thế mất ngủ khiến hệ miễn dịch trẻ suy yếu, dễ bị ốm.

Video liên quan

Chủ Đề