Ừm bằng bao nhiêu m?

Khi yêu, chúng ta chẳng cần lý do, nhưng khi chia tay thì chắc chắn ai cũng luôn cố gắng tìm ra một nguyên nhân nào đó để lý giải cho việc tình cảm bỗng chốc tan vỡ. Từ những lý do đau đớn như bị người yêu phản bội, bắt ca hai tay, say nắng người khác, gia đình cấm cản; thì cũng có không ít cặp đôi xa nhau vì những lý do trời ơi đất hỡi khiến ai nghe thấy cũng cười lăn cười bò như quên trả lời tin nhắn, trả lời tin nhắn quá ngắn gọn, vô tâm...

Mới đây, dân mạng vừa chia sẻ câu chuyện của một chàng trai bị người yêu "đá" vì lý do thứ hai: trả lời tin ngắn quá ngắn gọn. Câu chuyện của cậu bạn được đăng tải trên NEU Confessions, thu hút hơn 16k like và nhiều bình luận chia sẻ.

Ừm bằng bao nhiêu m?

Câu chuyện đang hút nhiều sự quan tâm của dân mạng trên NEU Confessions.

"Gấu" nhắn tin đòi chia tay, theo thói quen cũng "Ừ" và "OK"

Sự tình khiến chàng trai học NEU khóa 54 bị người yêu cùng trường, khóa 58, chia tay được cậu kể như sau:

"Mình mới chia tay vì cái này đây.

- Anh đang làm gì?

- Bận.

- Bận mà cũng trả lời được tin nhắn à?

- Ừ.

- Tí đón em?

- Ừ

- Xong đi ăn nhé

- Ừ

- Rồi qua quán trà sữa mới trên đường **** uống thử.

- OK

- Mà hôm nay trời lạnh, tí ra đường lạnh lắm, anh nhớ mặc ấm vào đấy.

- Ừm.

Ừm bằng bao nhiêu m?

Người ta quan tâm mà cứ lạnh như đá thế này thì chia tay là chuyện sớm muộn thôi... (Ảnh minh họa)

- Mấy giờ anh đón em.

- Ừm.

- Em hỏi mấy giờ

- 11h.

- Chắc không.

- OK...

Xong tự dưng người yêu mình như này.

- Nếu anh cảm thấy không thể nhắn cho em một tin tử tế thì chia tay đi, nhìn anh nhắn xem, bực cả mình, bận mà còn trả lời được tin nhắn, xong ừ, ok, 11h, ok? Bao nhiêu lần rồi không sửa, thôi nghỉ đi, khỏi phải đón, mà chia tay đi, mệt cả người, nhìn cái tin nhắn mà thấy ghét.

- Ừ.

Đoạn ừ này là mình theo phản xạ, mình còn chưa đọc tin nhắn vì mình đang bận thật, đang họp, đến lúc sau không thấy điện thoại rung nữa, mình cất luôn điện thoại đi xong đến khi ra khỏi phòng họp rồi mới đọc lại. 

Mình gọi lại thì không nghe máy, lên imess nhắn tin thì không rep, Facebook block, Zalo cũng block nốt. Instagram cũng thế luôn. Hôm qua mình có đứng chờ người yêu ở dưới nhà 4 tiếng nhưng người yêu không xuống, mình đành đi về, đêm qua mình có gửi mail cho người yêu chưa được rep lại.

Giờ mình phải làm như thế nào?"

Từ điển hiếm gì chữ đâu mà phải kiệm lời nhắn tin?

Chàng trai đăng câu chuyện của mình lên với mong muốn được dân mạng cho một cách giải quyết hợp tình nhằm níu kéo người yêu của anh nhưng có vẻ dân mạng quên mất lời nhờ vả này... Đa số đều quay ra nhận xét cách trò chuyện của nhân vật chính với người yêu. 

Nhiều ý kiến nhận xét chàng trai đã quá vô tâm, cách trả lời cộc lốc như vậy có thể khiến con gái bị tự ái và cảm thấy mình không được tôn trọng. Con gái sẽ không "phiền nhiễu" nếu biết người con trai họ yêu đang bận, tuy nhiên, bạn phải cho nàng biết mình đang bận chứ đừng cố duy trì cuộc trò chuyện theo cách không cảm xúc như thế!

Ừm bằng bao nhiêu m?

Chàng trai bị người yêu chia tay vì trả lời tin nhắn vô tâm khiến dân mạng thấy chẳng có gì khó hiểu (Ảnh minh họa).

"Bận thì tốt nhất không nhắn nhé. Người yêu mình chỉ cần trong giờ làm việc, mình nhắn tin không trả lời là tự động biết luôn. Mà họp xong thì ra nhắn cho cái tin anh vừa họp xong còn hơn cái đống ừ ừ kia", Thu Hà bình luận.

"Chia tay là đáng rồi, ừ ừ cái gì, từ điển Việt Nam hiếm gì chữ đâu mà phải kiệm lời nhắn tin. Quá đáng với con gái nhà người ta", Ngân Bảo nói.

Thanh Vân góp ý: "Thế sao ban đầu không nói rõ là đang họp? Hoặc là đợi xong họp rồi hãy trả lời tin nhắn. Kiểu đã sử dụng điện thoại nhắn mấy chữ đó, thì nên có tâm xíu chứ nhở?".

Nguyễn Minh Long chia sẻ: "Thay vì tốn thời gian để ừ và đọc hết mớ tin nhắn thì bạn có thể nhắn một cách nhẹ nhàng là anh đang họp em chờ anh tí. 5 giây thôi và ai cũng vui vẻ cả. Bạn hành xử như vậy là quá sai rồi, cố gắng xin lỗi người yêu bạn cho đường hoàng và mong bạn sẽ đối tốt với người yêu của bạn hơn sau này".

– “Um,” “er” và “uh” thường thể hiện sự do dự, chẳng hạn khi không biết câu trả lời hoặc không muốn trả lời.

Um, er, I uh think I can’t come tomorrow.

Ừm, tôi nghĩ ngày mai tôi không tới được.

– Bạn có thể dùng bất kỳ từ nào vào bất kỳ lúc nào và chúng không nhất thiết phải đi cùng nhau.

Umm… I like the black car better!

Ừm… Tôi thích cái xe ô tô màu đen hơn.

3. Hmm

Âm thanh của từ này tạo cảm giác trầm ngâm, thể hiện bạn đang suy nghĩ hoặc cố gắng đưa ra quyết định.

Hmm, I like both but I choose the pink dress.

Tôi thích cả hai nhưng tôi sẽ chọn cái váy màu hồng.

4. Like

– “Like” đôi khi được dùng để nói về thứ gì đó không chính xác (gần, khoảng độ).

My sister has like ten dolls.

Em gái tôi có khoảng 10 con búp bê.

– Cũng được dùng khi bạn cần một khoảnh khắc để nghĩ ra từ tiếp theo cần nói.

My friend was like, is quite talkative.

Bạn tôi, ừm, nói khá nhiều.

5. Actually/Basically/Seriously

– “Actually” dùng để chỉ điều gì đó bạn nghĩ là đúng khi những người khác có thể không đồng ý.

Actually, cat is really cute.

Mình thấy mèo rất dễ thương.

– “Basically” dùng khi tổng kết một việc gì đó.

Basically, they want a lot more information about the project before they’ll put any money into it.

Tóm lại, họ cần nhiều thông tin hơn về dự án trước khi rót tiền vào đấy.

– “Seriously” thể hiện sự nhấn mạnh.

You’re not seriously thinking of leaving, are you?

Bạn có suy nghĩ nghiêm túc về việc rời đi không?

6. You see

– Dùng để chia sẻ một sự thật mà bạn nghĩ là người nghe không biết.

I was going to try the app, but you see, I ran out of space on my phone.

Tôi đã định cài thử cái ứng dụng này nhưng mà bạn biết không, máy tôi hết dung lượng rồi.

7. You know

– Dùng để chia sẻ một sự thật mà bạn nghĩ người nghe đã biết.

He lives here, you know, with his brother.

Anh ấy sống ở đây với anh trai như bạn biết đấy.

– Thay thế cho một lời giải thích, trong trường hợp bạn nghĩ người nghe đã hiểu điều bạn muốn nói.

I don’t mean to come late, my car is broken, you know?

Tôi không cố ý đến muộn đâu, xe ô tô của tôi bị hỏng, bạn cũng biết đấy.

8. I mean

– Khi muốn làm rõ hoặc nhấn mạnh cách bạn cảm nhận về điều gì đó.

I mean, he’s very good at English, but I’m just not sure if he’s suitable for this position.

Ý mình là, anh ấy rất giỏi tiếng Anh nhưng mình không chắc liệu anh ấy có phù hợp với vị trí này không.