Uống thuốc nhiều có tốt không

Thuốc bổ là tên gọi chung cho các thuốc mà thành phần của nó thường là các vitamin, chất khoáng, acid amin… thường được sử dụng cho trẻ em, người cao tuổi, người có vấn đề sức khỏe… Với quan điểm “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”, “thuốc bổ nên tốt, không nguy hiểm” nên nhiều người dùng thuốc vô tội vạ mà không biết rằng, thuốc bổ cũng nguy hại cho sức khỏe nếu dùng quá liều, dùng không đúng cách.

Việc dùng thuốc bổ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn, cũng như có thể gây một số tác dụng không mong muốn đối với người dùng như táo bón, buồn nôn khó chịu dạ dày (thuốc bổ có chứa sắt), tiêu chảy, quá tải các thành phần khoáng chất, mà nghiêm trọng nhất là quá tải sắt có thể dẫn đến tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ (trong những trường hợp trẻ vô ý uống với lượng rất nhiều), táo bón, buồn nôn, nôn, tiêu chảy do uống thuốc bổ có thành phần calcium.

Nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tương tác thuốc với các thuốc đang điều trị của người bệnh như: thuốc điều trị suy tim (digoxin) làm tăng độc tính của thuốc, các kháng sinh như nhóm quinolon hoặc tetracyclin làm giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng điều trị của thuốc.

Trong nguyên tắc điều trị và dinh dưỡng, việc sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần vitamin, khoáng chất… thường có trong các loại thuốc bổ phải căn cứ trên nhu cầu của từng cá nhân, sự phù hợp về thể trạng, dinh dưỡng, điều kiện bệnh lý… nên việc tự ý mua, sử dụng mà không tham khảo ý kiến Bác sĩ, Dược sĩ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe hơn tác dụng điều trị.

Không phải đơn thuần mà thuốc ngủ được khuyến cáo là không nên quá lạm dụng. Bên cạnh một số tác dụng phụ nguy hiểm thì việc uống thuốc ngủ nhiều gây nên rất nhiều hệ luỵ về sau.

Uống thuốc ngủ nhiều có tốt không? Kháng thuốc ngủ

Trong thời gian đầu sử dụng, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy hiệu quả của thuốc ngủ rất tuyệt vời khi có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ của chính mình.

Tuy nhiên, uống thuốc ngủ nhiều trong thời gian quá dài sẽ làm cơ thể bị kháng thuốc. Từ đó, thuốc không còn có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc nữa.

Trào ngược dạ dày

Thuốc ngủ không chỉ gây tác động đến hệ thần kinh mà cũng có thể gây tác động đến dạ dày. Từ đó, có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày hoặc thậm chí gây đau bao tử.

Do đó, nhà sản xuất không khuyến khích việc dùng thuốc an thần cho những đối tượng đã có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dày để giảm thiểu nguy cơ gây đau và trào ngược dạ dày.

Uống thuốc nhiều có tốt không
Uống thuốc ngủ nhiều có thể gây trào ngược dạ dày

Cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn bình thường

Thuốc ngủ làm buồn ngủ là chuyện bình thường nhưng ở một số bệnh nhân lại cảm thấy buồn ngủ mọi lúc mọi nơi khi dùng thuốc ngủ. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung, thiếu tỉnh táo trong quá trình sinh hoạt thường ngày. 

Ngoài ra, một vấn đề đáng quan ngại khác đó là tình trạng buồn ngủ kéo dài đến ngày hôm sau mặc dù theo lý thuyết thuốc an thần sẽ hết tác dụng sau tám giờ sử dụng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng buồn ngủ vẫn sẽ kéo dài lâu hơn sau đó. 

Khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề đáng lo nhất do thuốc ngủ gây nên vì hầu như người lái không thể tỉnh táo để lái xe. Người lái xe sẽ giống như đang say rượu vì không có sự phán đoán rẻ, phản ứng chậm từ đó tăng nguy cơ bị tại nạn giao thông.
Uống thuốc ngủ nhiều gây mất trí nhớ hoặc mộng du.

Uống thuốc nhiều có tốt không
Lái xe trong trạng thái không tỉnh táo rất dễ gây tai nạn

Đây là tác hại có thể gặp khi uống thuốc ngủ nhiều. Cụ thể, thuốc sẽ khiến cho người bệnh có những hành động mộng du trong khi ngủ và lúc tỉnh giấc lại thì không còn nhớ những gì đã xảy ra. Tình trạng này được xem là nguy hiểm bởi có thể trong lúc mộng du người bệnh có các hành động gây hại tới chính mình hoặc người khác mà không hay biết.

Gây ung thư và giảm tuổi thọ

Theo nghiên cứu, người uống nhiều thuốc ngủ có thể tăng nguy cơ về bệnh ung bứu và suy giảm tuổi thọ. Vì vậy, buộc phải cẩn trọng khi dùng thuốc ngủ để điều trị bệnh tình.

Thuốc ngủ gây nghiện, khiến bạn mất kiểm soát hành vi

Uống quá nhiều thuốc ngủ có thể làm bạn nghiện. Việc sử dụng thuốc không theo liều chỉ định của bác sĩ hoặc dùng thuốc quá liều có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc, nếu không có thuốc ngủ thì không thể nào ngủ được.

Dễ bị tức thở, chuệnh choạng khi dùng với những thuốc khác

Uống quá nhiều thuốc ngủ sẽ làm bệnh nhân dễ gặp cảm giác khó thở, rơi vào tình trạng chuệnh choạng, chóng mặt khi dùng với các loại khác.

Thuốc ngủ có thể gây hại khi dùng chung với rượu và các chất kích thích. Nguyên nhân của tác hại này là do sự hài hòa của thuốc và rượu hoặc chất kích thích có thể làm tăng sự tác động của cả hai loại. Do vậy, người sử dụng sẽ bị mê man sâu hơn bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Từ đó dẫn tới tình trạng lơ mơ, chuệnh choạng khi thức giấc.

Nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên 1 lần và có thể sẽ phải cần đi cấp cứu.

Uống thuốc nhiều có tốt không
Uống nhiều thuốc ngủ có thể gây khó thở

Uống nhiều thuốc ngủ dễ dẫn đến quá liều

 Dùng thuốc ngủ quá liều có thể gây nên một số tình trạng nguy hiểm.

  • Tình trạng ngủ mê quá mức: Khi dùng đúng như liều dùng của thuốc ngủ thì bệnh nhân sẽ rơi vào giấc ngủ trong vòng nửa giờ. Tuy nhiên, những người sử dụng thuốc ngủ có thể sử dụng thuốc thường xuyên do đó họ không thể phân biệt được đâu là cơn buồn ngủ bình thường của họ. Một số khác sẽ ngủ vượt quá thời gian tác dụng của thuốc.

  • Hành vi hoặc hành động không lường trước được: Tình trạng mệt mỏi dẫn đến hành động vụng về và gây ra sai lầm. Tùy vào từng đối tượng mà hành động khác nhau. Một số người sẽ bị hôn mê, một số giống như say rượu.

  • Đau bụng: Có thể xảy ra bất cứ tình trạng nào từ chán ăn đến táo bón. Đây là triệu chứng ít gặp khi dùng quá liều thuốc ngủ.

  • Thở không đều: Dùng quá liều có thể làm bệnh nhân thở chậm hoặc rối loạn chức năng. Nếu gặp trường hợp này cần theo dõi người dùng thuốc cẩn thận.
    Nếu bệnh nhân đang khó thở hoặc đã dừng thở và mất ý thức thì nên thực hành hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu kịp thời.

Vậy uống thuốc ngủ nhiều có tốt không? Thuốc ngủ được dùng để cải thiện tình trạng giấc ngủ của người bệnh chứ không điều trị tận gốc rễ, nguyên nhân gây ra mất ngủ. Do đó, việc uống thuốc ngủ quá nhiều là tai hại, thậm chí là con dao hai lưỡi bởi nó có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn . Hãy luôn theo dõi cơ thể của chính mình, nếu có bất cứ tình trạng nào bất thường hãy gọi ngay cho bác sĩ để tư vấn, hỗ trợ và xử trí kịp thời!

Uống thuốc tây nhiều có ảnh hưởng gì không?

Những người thường xuyên sử dụng thuốc Tây y dễ khả năng nguy cơ ung thư hơn so với người ít sử dụng. Bệnh nhân thời gian sử dụng thuốc Tây y trong thời gian dài, theo nghiên cứu của các nhà y học thì nguy cơ dễ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, ung thư buồng trứng…

Uống nhiều thuốc tây phải làm sao?

2.1. Uống nhiều nước là cách giải độc gan tốt nhất..
2.2. Thanh lọc gan đơn giản với tỏi sau khi dùng kháng sinh..
2.3. Uống nước bí đao..
2.4. Uống nước rau má.
2.5. Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc gan..
2.6. Giải độc gan với mật ong..
2.7. Uống nước cây chó đẻ răng cưa..
2.8. Nước ép cà rốt thải độc gan an toàn tại nhà.

Uống nhiều loại thuốc nên cách nhau bao lâu?

Nếu xảy ra sự tương tác bất lợi giữa hai loại thuốc đều cần thiết thì nên uống cách nhau 2 - 3 giờ. Tác dụng của thuốc bị giảm cũng có khi là do các thuốc dùng chung có tác dụng đối nghịch nhau.

Uống thuốc Bắc có ảnh hưởng gì không?

Một số loại thuốc có thể gây ngộ độc, nôn khi bào chế không đúng như bán hạ, phụ tử, rồi gây ngứa họng, ho, viêm họng khi không làm sạch các lông tơ của lá nhót (tỳ bà diệp). Sai sót trong bảo quản dược liệu: Tác dụng phụ của thuốc Đông Y cũng thể xảy ra do quá trình bảo quản thuốc không đạt tiêu chuẩn.