Vì sao can phai ton trong su khac biet

Đây là điều mà tôi ước mình biết sớm hơn so với bây giờ. Khi nhìn lại, có lẽ môi trường sống và giáo dục đã ảnh hưởng quá nhiều lên tư tưởng của một người trẻ như tôi. Tôi đã từng không biết sự khác biệt là gì, và luôn so sánh mọi thứ. Điều này thật sự, thật sự rất mệt mỏi, và nó khiến cảm xúc của tôi lên xuống như người bị bệnh huyết áp vậy.

Vì sao can phai ton trong su khac biet

Khác biệt bao gồm những gì?

Rất nhiều thứ – bình thường thì chúng ta hay nói về màu da, sắc tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo. Nhưng đó là trường hợp chúng ta sống trong một môi trường đa văn hóa, tôi thấy nếu muốn có ví dụ gần gũi hơn, ta có thể nhìn đến môi trường sống xung quanh mình như: gia đình, công sở, trường học, hàng xóm và v.v.

Với tầm nhìn như vậy, ta hãy nhìn đến các khía cạnh như tính cách, sở thích, sở trường sở đoản, yêu ghét, cách suy nghĩ, cách sống và cách ứng xử của nhau.

Vì sao tôn trọng sự khác biệt lại quan trọng?

Đây chính là điều khiến tôi muốn biết đến việc này sớm hơn. Theo kinh nghiệm của mình, việc tôn trọng sự khác nhau của mỗi người giúp tôi:

  1. Có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống và yêu sự ‘dị biệt’
  2. Không so xét quá nhiều khả năng của mình với khả năng của người khác
  3. Cảm thấy con người thật đa dạng và luôn muốn hiểu, cũng như mở lòng làm bạn với tất cả mọi người – ở mọi tầng lớp xã hội
  4. Luôn tìm kiếm sự tử tế dù rằng sự khốn nạn, đôi khi, làm lu mờ hết nhân tính của con người
  5. Tin vào bản thân hơn và lạc quan hơn

Tôi thấy điểm thứ 2 là thú vị nhất đấy. Vì từ nhỏ, tôi đã luôn sống trong môi trường giáo dục ‘thành tích’, rằng điểm cao sẽ giỏi giang, còn điểm thấp thì hư hỏng. Không riêng tư như các nước Châu Âu và Châu Mỹ, phiếu điểm của tôi luôn được gửi về cùng với điểm của tất cả các bạn trong lớp. Và đoán xem, việc hơn thua 0.1 điểm mà đứa đứng đầu, đứa đứng thứ 20 nghe thật ‘khắc nghiệt’ phải không?

Những lần tự dày vò vì mình chẳng bằng ABC khiến tôi lao vào cố học hơn nữa. Tôi không phủ nhận rằng việc so sánh mình với người khác tạo ra 1 động lực khủng khiếp để con người tiến lên phía trước, nhưng cảm giác đến sau đấy mới là thứ khiến tôi lo lắng.

Khi hơn ai đó, tôi cảm thấy bản thân mình thường ‘ngủ quên trên chiến thắng’ và hơi xem thường đối phương. Còn khi ‘thua cuộc’, y như rằng tôi sẽ cảm thấy thất vọng tràn trề – buồn đến nỗi không diễn tả được luôn ấy. Rồi tôi dễ rơi vào trạng thái tự ti và rồi, khép kín, tự dày vò mình.

Sau này khi lên đại học, rồi sau đó đi làm, tôi mới nhận định được rằng, chúng ta không ai có thể nhìn thấy được tương lai của mình diễn ra như thế nào, và việc nói trước, bao giờ cũng không tránh được việc bước hụt chân.

Anh A khi xưa học tệ nhưng nay ra làm lại là ông chủ của bao nhiêu shop cà phê. Hay cô B vốn thông minh ưu tú, nhưng nay lại vẫn ôm bằng ‘thac sĩ thất nghiệp’. Hay em C vốn thích làm công tác xã hội, nhưng phải học khối kinh tế để chiều lòng ba mẹ. Hoặc chị D sau khi đã chôn chân trong công việc mình không thích gần 10-15 năm, nay chị mới dám thực hiện ‘cú nhảy vọt’ sang tự kinh doanh để thỏa niềm đam mê của mình.

Đây là chưa kể đến tính cách – một phạm trù vốn luôn có 2 đường song hành. Anh thích ăn cay, tôi thích ăn mặn. Em thích búp bê tôi thích siêu nhân. Chị thích màu xanh tôi thích màu hồng. Anh yêu tôi nhưng tôi yêu ẻm và hằng hà xa số những ví dụ khác.

Đây chính là những sự khác biệt trong cuộc sống mà chúng ta NÊN TÔN TRỌNG nó, thay vì đả kích (nhất là sau khi chưa tìm hiểu kỹ về ngọn nguồn của tảng băng trôi).

Vì sao can phai ton trong su khac biet
Tảng băng trôi của việc Biết & Hiểu

Vậy chúng ta thể hiện sự tôn trọng với người khác bằng cách nào? 

Theo kinh nghiệm, tôi chia nhỏ các bước thế này:

  1. Quan tâm & lắng nghe: để biết họ đang gặp vấn đề gì
  2. Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác: để HIỂU tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy
  3. Chia sẻ sự đồng cảm
  4. Tìm hiểu thêm về những động lực hay lý do sâu xa: đây là những thứ họ có thể KHÔNG MUỐN NÓI hoặc KHÔNG NGHĨ ĐẾN, nhưng nếu bạn ‘đào’ được những điều thầm kín ấy, bạn sẽ hiểu rõ người đối diện nhiều hơn. (ví dụ: A bảo rằng mua Iphone X do Iphone cũ đã hư, nhưng lý do thực tế mà A không chia sẻ và cũng là động lực to lớn nhất, chính là do A muốn chứng tỏ mình là người sành điệu).

Hãy thử phương pháp 5 Why – hỏi những câu hỏi tại sao để tìm hiểu vấn đề thật kỹ trước khi phán xét ai bạn nhé.

Tôi biết con người ít ai thích sự khác biệt – nhất là khi nó đi ngược với những triết lý sống hoặc giá trị sống của nhau. Nhưng thật tốt nếu ai cũng góp ý chân thành và cố gắng tìm hiểu về động lực đằng sau sự khác biệt của người khác. Giờ đây tôi nhận thấy mình không còn đánh giá hay phán xét vội về ai đó nữa. Cho dù họ có biểu hiện của một dạng người nào đó, tôi cũng muốn hiểu sâu hơn về động lực hay những câu chuyện đứng sau hành vi của họ.

Hơn hết, tôn trọng sự khác biệt giúp tôi tự tin vào bản thân mình. Biết rằng sự thành công của người khác, không bao giờ là thước đo sự thành công của mình. Rằng mỗi người được sinh ra với một sứ mệnh nào đó và nhiệm vụ của đời ta là tìm ra và thực thi sứ mệnh ấy.

Tôi đọc ở đâu đó rằng con người chúng ta sống với nhau, cốt là hiểu và tập chấp nhận những điểm xấu và tốt của nhau. 

Buổi học đầu tiên môn Ngữ Văn ở cấp 3, khi bắt đầu làm quen lớp, thầy giáo tôi chỉ nói ngắn gọn:"Hôm nay là khởi đầu của một hành trình mới. Tôi không có yêu cầu gì với các bạn, tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là các bạn sẽ học được cách tôn trọng sự khác biệt".

Tôi thực sự bị ấn tượng bởi yêu cầu này, vì lẽ, tôi đã quen với những yêu cầu "phải chăm chỉ học hành", "hãy cố gắng hết mình", "không gây mất trật tự",.. thường thấy ở những tiết học khác.

Và kể từ khi là một học sinh, bắt đầu đặt chân vào trường trung học cho đến bây giờ là bắt đầu quen dần với cuộc sống đại học, tôi luôn luôn trong trạng thái quan sát, phân tích và tìm kiếm "sự khác biệt".

Về sự khác biệt

Đây có lẽ là một điều mà tất cả mọi người đều biết rõ: mỗi cá thể con người đều khác nhau, không cá nhân nào hoàn toàn giống hệt cá nhân nào, kể cả những người có cùng ngoại hình, hay được lớn lên trong cùng một môi trường, một văn hóa. Nhưng sự khác biệt ấy được "đo lường", hay nói cách khác, được xác định dựa trên những tiêu chuẩn như thế nào? Ở bài viết này, tôi sẽ bỏ qua những yếu tố như ngoại hình, văn hóa, mà tập trung vào tâm lý từng cá nhân.

>> Điểm 10 môn Văn do bài thi hoàn hảo hay theo 'barem'?

Có rất nhiều bài test cho biết tính cách của con người, phổ biến nhất là MBTI test, The Big Five Personality test... Bài test MBTI cho rằng có 16 nhóm tính cách con người, tuy nhiên, kể cả những người trong cùng một nhóm tính cách cũng không thể hoàn toàn giống nhau. Bài test sẽ đưa ra số liệu dựa trên 4 nhóm cơ bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng:

1. Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extraversion) - Hướng nội (Introversion)

2. Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (Intuition)

3. Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling)

4. Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Observant)

Còn bài test Big Five Personality thì tập trung vào 5 khía cạnh tính cách cơ bản nhất của con người:

1. Openness: sự cởi mở, khả năng thích ứng.

2. Conscientiousness: sự tận tâm, tỉ mỉ, khả năng làm việc đến nơi đến chốn, bám sát các mục tiêu.

3. Agreeableness: sự dễ chịu, dễ tính, khả năng tương tác với người khác

4. Extraversion: thiên hướng hướng ngoại & hướng nội

5. Neuroticism: tính hay lo âu, thất thường.

Đây là cơ sở khoa học cho sự khác biệt trong tính cách và thế giới quan của con người. Cơ bản, mỗi người mỗi sở thích, mỗi người có những cách nhìn nhận, có những định nghĩa khác nhau khi đứng trước cùng một vấn đề. Đây cơ bản chính là "sự khác biệt". Tôn trọng sự khác biệt, nói cách khác, chính là sự thấu hiểu và trở nên cởi mở (open-minded) với những điều mới lạ.

Tôn trọng sự khác biệt là như thế nào?

Tôn trọng sự khác biệt luôn luôn là điều cần thiết trong bất cứ hội nhóm, tập thể trong bất cứ quy mô nào.

Trong gia đình, tôn trọng sự khác biệt sẽ làm mờ đi khoảng cách thế hệ - tác nhân gây ra nỗi ác mộng cho bố mẹ và con cái. Cha mẹ sẽ hiểu con cái mình muốn gì, con cái sẽ thấu hiểu tại sao cha mẹ lại làm những điều đó.

Trước đây, tôi không thể chấp nhận việc bố mẹ cấm đoán tôi đi chơi quá 9h tối. Và sau hàng loạt những cuộc trò chuyện cực kỳ nghiêm túc với những câu hỏi lý lẽ, không bị chi phối bởi cảm xúc giận dữ, tôi đã hiểu được tại sao bố mẹ muốn vậy, và giải thích cặn kẽ ý kiến của tôi. Mọi chuyện lại êm đẹp.

Trong tình yêu và tình bạn, chỉ riêng tình cảm thì không bao giờ có thể duy trì một mối quan hệ bền vững và lâu dài. Yêu thương mà không có sự thấu hiểu rất dễ gây ra những hiểu lầm, biến đó thành một mối quan hệ độc hại.

Đừng vì thấy người kia không có cùng sở thích với mình mà ngay lập tức kết luận rằng họ "nhạt nhẽo" và "nông cạn"; hay chỉ đừng vì sự khác biệt trong cách nhìn nhận sự việc mà cho rằng người kia không phù hợp với mình. Trái dấu đúng là hút nhau đấy, nhưng trái dấu mà không có sự thấu hiểu thì chắc chỉ có va đập nhau chứ chẳng còn là hút nhau nữa.

>> Khác biệt khi chia tài sản thừa kế ở Tây và ta

Sự đánh giá tức thời là con đường ngắn nhất dẫn đến một mối quan hệ đổ vỡ. Tôi thực sự cảm được điều này rõ rệt nhất khi bước chân vào đại học, tham gia các câu lạc bộ và các dự án xã hội, được tiếp xúc với nhiều người đến từ các vùng miền khác nhau, nghe những câu chuyện của những người bạn tôi kể về lối sống những con người ở đất nước họ đang đi du học... Mỗi người đều có một điều rất riêng, rất khác biệt, đều có những cách nhìn nhận cực kỳ độc đáo.

Trong công việc, tôn trọng sự khác biệt là chìa khóa cho một môi trường lành mạnh.

Tôi được may mắn có cơ hội trải nghiệm công việc thực tập sinh trong một công ty tư vấn nhân sự cấp cao, chú trọng vào văn hóa doanh nghiệp. Công việc này thực sự khiến tôi hiểu thêm rất nhiều về văn hóa và sự khác biệt. Không hợp văn hóa làm việc là yếu tố chủ yếu cho sự chán ghét công việc của nhiều người, khiến họ dành thời gian hàng ngày trong sự buồn chán và tẻ nhạt.

Chưa kể trong không gian làm việc, đặc biệt là trong không gian công sở, nếu không có sự thấu hiểu, sự tôn trọng khác biệt, những xung đột, mâu thuẫn, cạnh tranh không lành mạnh sẽ theo đà mà xảy ra. Công việc vốn dĩ đã mang lại áp lực rồi, đừng để bản thân phải gánh thêm những áp lực không đâu nữa.

Nhìn rộng hơn nữa, có phải những xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính... cũng phần nào xuất phát từ thiếu tôn trọng sự khác biệt đúng không?

Giữa bất cứ con người nào, hay trong bất cứ hội nhóm, tập thể nào cũng vậy thôi, tôn trọng sự khác biệt là sợi dây chặt nhất đưa con người trở nên có văn hóa hơn, biết cách khiêm tốn, lắng nghe và học hỏi, biết cách tư duy mở, thay vì đóng cửa tư duy, bảo thủ, khăng khăng ôm chặt nhận định của mình, rồi tự hào rằng ta khác người lắm.

Đây cũng là lý do tôi không thích những bảng xếp hạng. Dường như thế giới này đang phát cuồng vì bảng xếp hạng vậy. Ngay từ nhỏ đi học ở trường đã có xếp hạng, những ai ở đầu bảng xếp hạng sẽ là con ngoan trò giỏi, những người ở cuối là những đứa "dốt nát".

Tôi không phủ định tầm quan trọng của việc so sánh bản thân để cố gắng tốt hơn mỗi ngày. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh mỗi người sẽ giỏi ở những điểm khác nhau, như một con cá đâu thể về đầu trong cuộc thi leo cây. Điểm số không phải thước đo giá trị một đứa trẻ. Cứ nhồi nhét cho chúng ý nghĩ bản thân phải vĩ đại, phải giỏi nhất liệu có chỉ dẫn đến việc chúng chỉ mải mê so sánh bản thân với người khác, để rồi quên đi giá trị thực sự của bản thân mình?

>> Thịt chó và sự khác biệt văn hoá

Những bảng xếp hạng âm nhạc, bảng xếp hạng sách,... cũng vậy thôi. Kể cả trong cùng một thể loại nhạc, mỗi bài sẽ có những giai điệu khác nhau và viết dựa trên những cảm xúc khác nhau (tất nhiên ngoại trừ những bài không có giá trị âm nhạc), tại sao cứ phải mang đi so sánh với nhau để tìm bài hay hơn? Ám ảnh với những vị trí trong bảng xếp hạng để làm gì để mà quên đi thế nào là thực sự tận hưởng sống?

Nhắc lại lần nữa, tôi không có ý cho rằng sự thi đua, cố gắng không quan trọng. Tôi đang nhấn mạnh sự khác biệt trong giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân, thay vì ám ảnh với việc phải hơn người khác. Hãy hiểu sự khác biệt của họ, học hỏi những phương pháp từ họ và so sánh bản thân hiện tại với bản thân ngày hôm qua.

Con người là tạo vật có tính chất xã hội cao, luôn luôn phải trong tình trạng giao tiếp hay tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì vậy, tôn trọng sự khác biệt là chìa khóa cho một cuộc sống xã hội lành mạnh, cho những mối quan hệ bền vững, và cho sự phát triển tư duy cũng như năng lực cho chính bản thân chúng ta.

Hãy hiểu rõ về tính cách bản thân mình, hãy thấu hiểu những người xung quanh, đừng vội kết luận toàn thể chỉ qua một chi tiết, đừng lấy bản thân mình hoặc một ai khác làm thước đo để đánh giá tính cách một con người, bởi lẽ, theo thang điểm của sự khác biệt, mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

Amelia Nguyen

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}