Vì sao nên ký hợp đồng bảo trì

Mục đích chính của việc thiết lập hợp đồng là đảm bảo tính hiệu quả và thực thi giữa các bên tham gia, mối quan hệ giữa hai bên được pháp luật bảo vệ. Cũng giống như các loại hợp đồng khác, trước khi ký kết, các bên chủ thể hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc doanh nghiệp cần lưu ý các nguyên tắc và nội dung của hợp đồng. Hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc được pháp luật quy định cụ thể về nội dung và hình thức như thế nào, có những lưu ý nào trong quá trình thực hiện hợp đồng, bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về những câu hỏi này.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015.

1. Hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Hợp đồng nguyên tắc bảo trì là một loại hợp đồng nguyên tắc trong đó đưa ra những nguyên tắc thực hiện công việc bảo trì đối với sản phẩm hoặc công trình đã được hoặc sắp được hình thành từ một thỏa thuận đã được xác lập với các bên mà trong hợp đồng hoặc thỏa thuận đã được xác lập đó, các bên không đưa ra hoặc chưa cụ thể hóa các điều kiện để thực hiện công việc bảo trì cũng như trách nhiệm của các bên khi thực hiện hoạt động bảo trì.

Những lưu ý khi thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng này:

-Thỏa thuận về đối tượng được bảo trì;

– Thỏa thuận về thời gian, địa điểm bảo trì;

– Thỏa thuận về điều kiện và cách thức bảo trì;

– Thỏa thuận về chi phí bảo trì (nếu có);

– Thỏa thuận về trách nhiệm của các bên khi thực hiện hoạt động bảo trì;

– Các thỏa thuận khác liên quan đến giải quyết mâu thuẫn, hành vi vi phạm nếu có của các bên.

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc là gì?

Hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc bao gồm những nội dung cơ bản sau:

– Chủ thể hợp đồng: là phần thông tin bắt buộc của hợp đồng;

– Đối tượng của hợp đồng: là công việc mà hợp đồng hướng tới;

– Phương thức thực hiện hợp đồng bao gồm cách thức bảo trì, yêu cầu đối với việc bảo trì, thời gian bảo trì, địa điểm bảo trì theo thỏa thuận của hai bên;

– Giá cả và phương thức thanh toán;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm;

– Hiệu lực hợp đồng;

– Cam kết chung.

3. Mục đích của hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc là gì?

Việc thực hiện bảo trì máy móc được hai bên thỏa thuận với nhau, nếu cả hai bên đồng ý thì hợp đồng sẽ được ký kết, hợp đồng ký kết đáp ứng yêu cầu của cả hai bên, một bên có chuyên môn bảo trì máy móc, một bên cần bảo trì máy móc.

Hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc là cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho cả hai bên, đảm bảo nghĩa vụ của hai bên được thực hiện đúng và đủ, không vi phạm hợp đồng.

Hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc là cơ sở ghi nhận cơ sở pháp lý trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp thì sẽ giải quyết tranh chấp trước tiên theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

4. Mẫu hợp đồng bảo trì trang thiết bị máy móc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———***———

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC BẢO TRÌ

Số: ……/HĐNT

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại …, chúng tôi gồm:

1. BÊN A:

*Nếu là cá nhân:

Họ và tên :……
Ngày sinh :……
CCCD/CMND :……
Địa chỉ thường trú :……
Số điện thoại :……

*Nếu là tổ chức:

CÔNG TY………

Địa chỉ trụ sở :……
Mã số thuế :……
Người đại diện :…… Chức danh :………….
Số điện thoại :……

2. BÊN B: (như trên)

Sau khi bàn bạc và thỏa thuận, hai bên cùng nhau thống nhất thực hiện Hợp đồng nguyên tắc với nội dung cụ thể như sau:

Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng

Theo yêu cầu của Bên A và thông tin Bên A cung cấp, Bên B tiến hành việc bảo trì ………………..(tên thiết bị, máy móc, công trình)……………… định kỳ …. tháng/ lần. Đồng thời, Bên B phải có đề xuất và tiến hành thay thế, nâng cấp, bổ sung …………….(tên phụ tùng, thiết bị, hạng mục)…………… khi có sự đồng ý của Bên A để đảm bảo chất lượng và hoạt động của ………………..(tên thiết bị, máy móc, công trình)………………

Điều 2: Phương thức thực hiện Hợp đồng

2.1. Cách thức thực hiện bảo trì

– Bên A sẽ gửi danh mục …..(tên thiết bị, máy móc, công trình)…… cần bảo trì (đính kèm Hợp đồng) và thời gian được phép bảo trì cho bên B. Trên cơ sở đó, Bên B thông báo lại cho Bên A về thời gian tiến hành bảo trì.

– Trong quá trình bảo trì ……..(tên thiết bị, máy móc, công trình)……, nếu Bên B phát hiện ra những …(tên phụ tùng, thiết bị, hạng mục)…….bị hỏng hóc/ không đảm bảo chất lượng/ cần thay thế/ cần nâng cấp hoặc có những vấn đề/ công việc phát sinh thì Bên B phải thông báo ngay với Bên A. Nếu được Bên A đồng ý, Bên A gửi báo giá cho Bên A để xác nhận. Sau khi Bên A xác nhận thì Bên B tiến hành công việc.

2.2. Yêu cầu đối với việc bảo trì

– Đối với …..(tên thiết bị, máy móc, công trình)……: Theo yêu cầu của Bên A theo danh mục.

– Đối với quy trình bảo dưỡng: Theo quy trình chuẩn của nhà sản xuất/ tiêu chuẩn…..

2.3. Thời gian bảo trì

– Một năm … lần, định kỳ … tháng/ lần, vào …….của tháng.

2.4. Địa điểm bảo trì

– Nhà xưởng/ Công trình/ …

Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán

3.1. Đơn giá áp dụng theo danh mục…..(tên thiết bị, máy móc, công trình)….…  đính kèm Hợp đồng (chưa bao gồm VAT hoặc đã bao gồm VAT).

3.2. Sau khi nhận đủ hóa đơn hợp lệ và biên bản hoàn thành công việc có xác nhận của hai bên từ Bên B, Bên A tiến hành thanh toán ngay 100% cho Bên B.

3.3. Bên A thanh toán cho Bên B với phương thức trả trực tiếp bằng tiền mặt (bằng tiền đồng Việt Nam) hoặc thanh toán qua chuyển khoản:

– Tên tài khoản: ………

– Số tài khoản: ………

– Tại ngân hàng: ………

– Chi nhánh: ………

3.4. Trong trường hợp Bên A thanh toán chậm cho Bên B thì phải chịu mức phạt lãi suất chậm trả mà ngân hàng do Bên B chỉ định, đồng thời bồi thường thiệt hại do việc chậm thanh toán gây ra.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ các Bên

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

– Yêu cầu Bên B thông báo chính xác thông tin, tình hình trong tiến trình bảo trì.

– Yêu cầu Bên B giữ bí mật thông tin có được trong quá trình thực hiện bảo trì.

– Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại nếu Bên B gây thiệt hại cho Bên A.

– Cung cấp cho Bên B đầy đủ, nhanh chóng thông tin trong danh mục ……..(tên thiết bị, máy móc, công trình)………, về thời gian và địa điểm bảo trì.

– Tiếp nhận và tạo điều kiện hỗ trợ cho Bên B hoàn thành công việc.

– Thanh toán đầy đủ cho Bên B theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

– Yêu cầu Bên A cung cấp đầy đủ, nhanh chóng thông tin trong danh mục …..(tên thiết bị, máy móc, công trình)………, về thời gian và địa điểm bảo trì.

– Yêu cầu Bên A xác nhận các thông tin để đảm bảo tiến độ công việc.

– Yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng.

– Yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại nếu Bên A gây thiệt hại cho Bên B.

– Tiến hành bảo trì đúng theo yêu cầu về chất lượng, quy trình  ………..(tên thiết bị, máy móc, công trình)……trong danh mục theo thời gian và địa điểm bảo trì đã thỏa thuận.

– Chịu trách nhiệm về các ……(tên phụ tùng, thiết bị, hạng mục)……….thay thế/ nâng cấp hoặc về việc thực hiện những vấn đề/ công việc phát sinh sau khi đã có sự đồng ý và xác nhận của Bên A.

– Cung cấp đầy đủ hóa đơn hợp lệ và biên bản xác nhận hoàn thành công việc trước khi Bên A thanh toán.

Điều 5: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

– Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các bên phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho bên còn lại

– Mức bồi thường sẽ được tính theo thiệt hại thực tế và giá thị trường

– Một trong các bên nếu không thực hiện đúng theo những quy định của hợp đồng sẽ phải chịu phạt 8% giá trị của hợp đồng.

Điều 6: Hiệu lực Hợp đồng

6.1. Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm ……

6.2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

– Các bên thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng;

– Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi một trong các bên không hoàn thành các nghĩa vụ phải làm;

– Khi các bên thực hiện công việc trái quy định của pháp luật;

Điều 7: Cam kết chung

– Trong trường hợp các Bên có tranh chấp về nội dung của Hợp đồng thì cấc Bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong thời hạn … ngày, kể từ ngày một trong các Bên thông báo bằng văn bản cho bên kia mà tranh chấp đó không được thương lượng giải quyết thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng, hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau ……………… ngày. Thời gian và địa điểm do các bên thỏa thuận.

– Hợp đồng này được lập thành … bản, bằng tiếng Việt có giá trị như nhau. Bên thuê giữ ….bản, bên cho thuê giữ … bản.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh những vấn đề cần thỏa thuận, các bên có thể lập thêm phụ lục hợp đồng.

……………, ngày … tháng … năm 20…

BÊN B

(Ký tên, đóng dấu)

BÊN A

(Ký tên, đóng dấu)

5. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng

Thông tin chủ thể của hợp đồng cần ghi rõ và đầy đủ: họ và tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại. Nếu là tổ chức ghi rõ địa chỉ trụ sở, mã số thuế, người đại diện, chức danh, số điện thoại;

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng hai bên ghi rõ công việc mà bên thuê bảo trì yêu cầu bên bảo trì làm;

Điều 2: Phương thức thực hiện hợp đồng bao gồm cách thức bảo trì, yêu cầu đối với việc bảo trì, thời gian bảo trì, địa điểm bảo trì theo thỏa thuận của hai bên;

Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán hợp đồng: Hai bên thỏa thuận với nhau giá cả và phương thức thanh toán, thanh toán tiền mặt hay chuyển khoản, nếu chuyển khoản ghi rõ tên tài khoản, số tài khoản, tại ngân hàng nào;

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên bảo trì và bên thuê bảo trì do hai bên thỏa thuận với nhau;

Điều 6: Hiệu lực hợp đồng từ thời điểm hai bên ký kết hợp đồng hoặc do hai bên thỏa thuận.