Vị sao ngành công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên phát triển

Bài Làm:

Quan sát hình 5 ta thấy:

Ở Tây Nguyên gồm có các ngành công nghiệp chính là: Chế biến lâm sản và chế biến lương thực, thực phẩm.

Tên các nhà máy thuỷ điện trong vùng là: Y-a-ly, Xê-xan, Đrây H'ling và Buôn Kuôn

Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên: Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên sẽ cung cấp nước, năng lượng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt nhất là trong mùa khô. Ngoài ra, sự phát triển thủy điện sẽ tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển (đặc biệt là khai thác Bô xít ) và nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

Ở Tây Nguyên, công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh vì:

  • Có nguồn nguyên liệu nông, lâm sản dồi dào
  • Có nguồn nhân công tại chỗ giá rẻ
  • Nhu cầu thị trường ngày càng lớn...

Thực tế cho thấy, CNCB ở các tỉnh vùng Tây Nguyên theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, tuy có phát triển, nhưng chỉ mới sơ chế tại chỗ là chính; sản phẩm làm ra kém sức cạnh tranh. Công tác xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng chế biến ở Tây Nguyên còn hạn chế. Công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng cây nguyên liệu chưa được triển khai kịp thời, còn chắp vá. Một số loại cây công nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là khi gặp hạn hán nghiêm trọng, kéo dài, gây tổn thất lớn cho người trồng cây công nghiệp. Kéo theo đó cơ sở CNCB cũng thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Ðáng chú ý là, giá một số loại nông sản chủ yếu chịu sự tác động của giá thế giới, gây biến động lớn, nhất là cà-phê, cao-su... làm thiệt hại cho người sản xuất.

Theo một số lãnh đạo có trách nhiệm ở vùng Tây Nguyên, muốn phát huy lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cần tạo sự phát triển của vùng cây công nghiệp gắn với các cơ sở chế biến, gắn với thị trường trong nước và ngoài nước.

Trước hết là, làm tốt công tác quy hoạch diện tích trồng cây nguyên liệu gắn chặt với đầu tư các cơ sở CNCB. Chỉ có trên cơ sở đất đai, thổ nhưỡng để xác định vùng cây nguyên liệu mới thực hiện đầu tư nhà máy chế biến. Theo một số chuyên gia ở Bộ Công nghiệp, đối với diện tích trồng cây cà-phê, nếu  ổn định ở mức 360 nghìn ha, thì từng bước áp dụng công nghệ chế biến ướt, tỷ lệ chế biến tinh chiếm 20%, góp phần tăng giá trị gia tăng của đặc sản cà-phê Tây Nguyên. Ðối với cây điều, ổn định ở diện tích 60 nghìn ha, với sản lượng 30 nghìn tấn hạt thô, bên cạnh việc đầu tư các cơ sở chế biến nhân điều, cần nâng cấp các cơ sở hiện có thông qua việc ứng dụng công nghệ tách vỏ bằng hơi nước quá nhiệt thay cho công nghệ chao dầu. Với diện tích cây chè gần 27 nghìn ha, thì không đầu tư thêm cơ sở chế biến mới, chỉ tập trung đầu tư nâng cấp các thiết bị, công nghệ ở các khâu quan trọng, bảo đảm sản lượng chè xuất khẩu đạt hơn 70%. Ðối với các cây cao-su, bông, mía đường, sắn, gỗ... cũng cần được tính toán kỹ gắn việc tăng diện tích trồng cây với việc đầu tư cơ sở chế biến có quy mô thích hợp với công nghệ hiện đại.

Hai là, coi trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ ở Tây Nguyên. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mở thêm trường nội trú, bán trú và bảo đảm đủ giáo viên cho các trường ở vùng Tây Nguyên. Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Ðác Nông phối hợp Công ty TNHH Hồng Ðức mở lớp đào tạo nghề chế biến hạt điều xuất khẩu cho 180 con em đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ðác Rlấp. Các học viên vừa học lý thuyết, vừa thực hành các thao tác kỹ thuật: bóc vỏ cứng và tách nhân hạt điều; hấp sấy nhân hạt điều; bóc vỏ lụa hạt điều; lựa chọn và phân loại hạt điều xuất khẩu. Qua kiểm tra tay nghề, 180 lao động được tiếp nhận vào làm việc.

Ba là, hướng mạnh vào việc xây dựng ngành CNCB thành ngành mũi nhọn, gắn với phát triển vùng nguyên liệu, cần chú trọng đổi mới công nghệ chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa và có sức cạnh tranh cao, nhất là cà-phê, cao-su, điều, bông sợi... Khuyến khích đầu tư cơ sở chế biến gỗ rừng trồng để kích thích người dân trồng rừng; ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến nông sản có quy mô vừa và nhỏ, có công nghệ hiện đại ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Ðể CNCB trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Tây Nguyên, còn nhiều việc phải làm, nhưng với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, có giải pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư hệ thống cơ sở chế biến thích hợp, chắc chắn kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phát triển nhanh và vững chắc.

Phan Nhật Minh

Trong những năm gần đây sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, điều, ...

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

a. Điều kiện phát triển

- Thuận lợi:

+ Đất badan với diện tích rộng và màu mỡ. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo và có sự phân hóa đa dạng.Nguồn nước khá dồi dào từ các hệ thống sông và nước ngầm.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ rộng.

- Khó khăn:

+ Thiếu nước vào mùa khô.

+ Sự biến động của giá nông sản.

Hình 29.2. Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên

b. Tình hình phát triển

Giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế vùng.

* Trồng trọt.

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

- Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh với cây cà phê, cao su, chè, điều. ->phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Chú trọng thâm canh lúa, cây lương thực khác và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Trồng hoa quả ôn đới.

* Chăn nuôi. Gia súc lớn (trâu, bò đàn, bò sữa)

* Lâm nghiệp.

- Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới và giao khoán bảo vệ rừng.

- Nông và lâm nghiệp đang chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu và thị trường trong nước.

Bảng 29.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên (giá so sánh 1994, nghìn tỉ đồng)

Năm

Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Lâm Đồng

Cả vùng Tây Nguyên

1995

2000

2002

0,3

0,5

0,6

0,8

2,1

2,5

2,5

5,9

7,0

1,1

3,0

3,0

4,7

11,5

13,1

2. Công nghiệp

a. Điều kiện phát triển

- Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn (3 tỉ tấn).

- Tiềm năng thủy điện từ các hệ thống sông.

- Các sản phẩm của ngành nông và lâm nghiệp.

b. Tình hình phát triển

- Công nghiệp của Tây Nguyên hiện chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.

Bảng 29.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (giá so sánh năm 1994, nghìn tỉ đồng)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Tây Nguyên

1,2

1,9

2,3

Cả nước

103,4

198,3

261,1

- Các ngành công nghiệp chê biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

- Một sô dự án phát triển thuỷ điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

3. Dịch vụ

a. Điều kiện phát triển

- Vị trí địa lí: giáp với 3 vùng kinh tế, giáp Lào và Campuchia.

- Sản xuất phát triển: nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ.

b. Tình hình phát triển

- Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long (Năm 1999 đạt 123 triệu USD)

- Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch  sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn )

- Giao thông vận tải: Nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Ddông Bắc Campuchia góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay