Vỡ nợ phải làm sao

Những lời khuyên cho người vỡ nợ dưới đây sẽ giúp bạn có cách giải quyết nhanh chóng cho các vấn đề tưởng chừng như bế tắc. Nợ nần chồng chất thì phải làm sao? Nên làm gì khi đã vỡ nợ?

Vay tiền tại các tổ chức tài chính nhưng không may bị vỡ nợ. Bạn rơi vào cảm giác hoang mang, lo lắng không biết làm sao để thoát khỏi nợ nần chồng chất. Những thông tin sắp gửi đến sau đây Gocnhintaichinh.com sẽ giúp bạn gỡ rối khúc mắc của mình một cách hiệu quả.

Vì sao dẫn đến vỡ nợ?

Nhắc đến những nguyên nhân gây ra vỡ nợ, có những nguyên nhân xuất phát từ đơn vị cho vay nhưng cũng không ít tình trạng vỡ nợ xuất phát từ bản thân người đi vay.

Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến mà khách hàng thường xuyên gặp phải. Bạn có thể tham khảo từ đó có biện pháp tránh khỏi.

Vỡ nợ phải làm sao

1. Vay nợ một lúc nhiều đơn vị tài chính

Mỗi tổ chức chỉ cấp một hạn mức nhất định phù hợp với người đi vay. Do đó, có thể số tiền không đủ để đáp ứng nhu cầu tài chính đang cần thiết. 

Việc vay nợ tại ngân hàng, công ty tài chính, người thân, bạn bè. Mặc dù giúp giải quyết khó khăn trước mắt nhưng làm cho bạn gánh một khoản nợ rất lớn.

2. Làm ăn, kinh doanh thất bại

Vay vốn ngân hàng, vay nợ bạn bè, người thân để đầu tư, kinh doanh. Nhưng không may việc làm ăn lại gặp sự cố, thua lỗ, phá sản và dẫn đến vỡ nợ.

3. Chi tiêu lãng phí, quá mức

Sử dụng vốn vay vào các mục đích không cần thiết, tiêu pha phung phí vẫn đến thâm hụt tiền vay. Đến kỳ thanh toán không xoay sở kịp dẫn đến vỡ nợ.

4. Không có kế hoạch trả nợ phù hợp

Để trả nợ đúng hạn ngoài chi tiêu hợp lý bạn còn nên lên kế hoạch trả nợ một cách rõ ràng. Mức thu nhập hàng tháng cụ thể là bao nhiêu, phải chi tiêu cho những mục nào, số tiền cần dành ra để trả lãi vay hàng tháng ra sao,…. Không ít người phó mặc “tới đâu thì tới” chính là một trong những lý do dẫn đến vỡ nợ.

5. Người đi vay có hoàn cảnh khó khăn

Người đi vay có hoàn cảnh khó khăn và vay tiền để giải quyết các vấn đề cấp bách trong cuộc sống như chữa bệnh, đóng học phí,… Sau đó không đủ khả năng thanh toán dẫn đến vỡ nợ.

6. Tổ chức tín dụng đen lừa đảo

Số lượng không nhỏ người dùng bị lừa đảo do vay nhầm các tổ chức cho vay nặng lãi. Lãi chồng lãi, nợ chồng nợ, từ khoản vay vài triệu đồng trở thành nợ hàng chục thậm chí là hàng trăm triệu đồng.

 Xem thêm:

  • Phong cách FE Credit đòi nợ hiện nay
  • Vay tiền online 24/24 duyệt chỉ cần CMND
  • Cách vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND
  • Tổng hợp các app vay tiền online nhanh chóng!

Nợ nần chồng chất, vỡ nợ thì phải làm sao?

Nếu không may mất khả năng thanh toán dẫn đến vỡ nợ, khách hàng tuyệt đối không nên hoang mang lo lắng, mất bình tĩnh hay làm những hành động dại dột. 

  • Giữ bình tĩnh, cho tinh thần luôn ở trạng thái ổn định, không nên suy nghĩ tiêu cực làm ra những hành vi không nghĩ đến hậu quả.
  • Sắp xếp lại khoản tiền đang nợ, tính toán xem nên tất toán khoản vay nào trước
  • Tìm kiếm công việc để kiếm tiền trang trải cho việc trả nợ vay sớm nhất.
  • Liên hệ với đơn vị cho vay để đàm phán, thương lượng xin trả nợ dần.
  • Xin lời khuyên từ chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực tài chính.

Vỡ nợ phải làm sao

Dưới đây là những lời khuyên cho người vỡ nợ, nếu bạn đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, hoang mang không biết nên xử lý thế nào thì có thể tham khảo những gợi ý của chúng tôi.

1. Lên danh sách các khoản nợ cần trả

Bạn liệt kê những nơi mình đã vay vốn như ngân hàng, app vay tiền online, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… Tính toán xem tổng số tiền đang nợ là bao nhiêu. Việc lên danh sách sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và nhanh chóng xóa nợ trong thời gian sớm nhất.

2. Tiết kiệm, chi tiêu hợp lý

Để sớm thoát khỏi tình trạng vỡ nợ, điều đầu tiên bạn cần làm chính là giảm thiểu những khoản chi không thật sự cần thiết. Không mua sắm thả ga, không tụ tập bạn bè, vui chơi, giải trí quá đà.

Việc hạn chế những điều trên sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền kha khá để sử dụng cho việc trả nợ.

3. Tất toán các khoản nợ lãi suất cao

Đối với những khoản vay có lãi suất cao bạn nên thanh toán càng sớm càng tốt, việc kéo dài thời gian trả nợ sẽ làm cho tiền lãi ngày càng tăng cao tạo thêm nhiều áp lực trả nợ.

4. Tìm kiếm công việc để có thêm thu nhập

Không thể ngồi im một chỗ để hy vọng phép màu xảy ra, bạn phải liên tục tìm cách kiếm ra tiền để giảm số tiền nợ đến mức thấp nhất có thể. Điều này vừa giúp bạn có thêm khoản tiền để chi tiêu trong cuộc sống và trả nợ.

5. Giữ vững tinh thần, không được bỏ cuộc

Yếu tố tinh thần cũng vô cùng quan trọng trong việc thoát khỏi tình trạng vỡ nợ. Vì thế, một lời khuyên cho người vỡ nợ rất quan trọng chính là phải thật sự kiên nhẫn, không ngừng cố gắng tìm ra cách trả dứt nợ, thoát khỏi tình trạng nợ nần chồng chất, vỡ nợ.

Những điều bạn cần biết khi vay tiền nếu không muốn vỡ nợ

  • Tổng dư nợ thực tế: Tổng số tiền bạn phải trả để hoàn tất quá trình thanh toán là bao nhiêu thì không quá nhiều khách hàng chú ý đến. Thông thường, người đi vay chỉ quan tâm đến số tiền phải trả hàng tháng. Sau đó mới tá hỏa vì sao số tiền đã trả lại lớn hơn dự tính.
  • Lãi suất các khoản nợ: Nắm rõ lãi suất của từng khoản vay để ưu tiên tất toán khoản nợ có lãi suất cao trước, tránh tạo áp lực trả nợ quá lớn.
  • Số tiền phải trả mỗi tháng: Xác định chính xác số tiền cần trả mỗi tháng để đưa ra kế hoạch trả nợ phù hợp.
  • Thu nhập bình quân mỗi tháng của bản thân: Liệt kê mức lương hàng tháng, các khoản đầu tư, kinh doanh là bao nhiêu. Từ đó chi tiêu hợp lý, phân bổ tiền để trả nợ đúng hạn.
  • Số tiền còn lại để trả nợ: Nghĩa là số tiền bạn còn lại sau khi lấy mức thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu. Số tiền còn lại có đủ để trả nợ hay không.

Lời kết

Bài viết này đã gửi đến bạn những lời khuyên cho người vỡ nợ, những điều này có thể sẽ giúp bạn có biện pháp thoát khỏi nợ nần một cách hiệu quả, nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, khi đã quyết định vay vốn bạn cần có trách nhiệm với khoản vay của mình bằng cách lên kế hoạch trả nợ, chi tiêu hợp lý tránh dẫn đến vỡ nợ, mất khả năng thanh toán.

Có thể bạn chưa biết!

  • Cách đòi nợ của bọn cho vay nặng lãi
  • Lãi suất vay tiền trả góp tại HD Saison
  • Một số cách sử dụng thẻ chip Vietinbank
  • Vay 20 triệu trả góp 24 tháng lãi suất bao nhiêu?

Vỡ nợ phải làm sao

Chào anh/ chị, mình là Nguyễn Ánh Trúc, hiện là Founder của Gocnhintaichinh. Nơi mình chia sẽ kiến thức tài chính là người từng nhân sự Ngân Hàng nước ngoài. Có phải bạn đang cần giải đáp về vay vốn, hãy liên hệ bên mình nha, sẵn sàng tư vấn bất kỳ lúc nào.