Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1 - 2 ngày sau khi ăn. Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, trong trường hợp đó việc cần biết phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm, để bảo vệ mình và những người xung quanh giảm thiểu tối đa các hậu quả xấu có thể xảy ra, là việc làm rất cần thiết.

Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Khi rơi vào những tình huống sau đây, có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm:

Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó.

Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không bị.

Các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Quan sát thực phẩm thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun sán.

Dấu hiệu nhận biết cụ thể khi bị ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào từng nguyên nhân:

Nguyên nhân do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố vi khuẩn tiết ra): Người bệnh thường chỉ biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (như đau bụng, nôn, tiêu chảy), có thể kèm theo các biểu hiện của mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).

Nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).

Nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố: ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,...

Trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Trong trường hợp đó việc sơ cứu nên được tiến hành sớm ngay khi thấy các biểu hiện trên.

Vậy cần làm gì khi bị ngộc độc thực phẩm?

Khi thấy bản thân hoặc người thân, người xung quanh đang có các biểu hiện, triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn (nếu người bệnh không có biểu hiện nôn): Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Vì vậy, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần kích thích cho bệnh nhân càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ngộ độc ra ngoài và có thể kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng.

Đối với trẻ em, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ, cần phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Tuyệt đối không nên gây nôn đối với người bị hôn mê vì dễ bị hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc.

Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.

Chú ý: Cần ngưng việc sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc nhưng không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là trẻ nhỏ tuổi, nếu dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm.

Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Đỗ Hương

19/03/2018 Tác giả: 2.883 lượt xem

Ăn phải thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm độc… rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Cùng áp dụng cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà sau đây có thể giúp kiểm soát và cải thiện dần tình trạng sức khỏe.

  • 1. Ngộ độc thực phẩm được chia thành 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính.
  • 2. Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà
      • Gừng và mật ong
      • Tỏi
      • Chanh
      • Húng quế
      • Giấm táo

1. Ngộ độc thực phẩm được chia thành 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính.

  • Ngộ độc cấp tính: Người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều…
  • Ngộ độc mạn tính: Người bệnh đau bụng, buồn nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần gây mất nước nghiêm trọng.

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, tiêu chảy, nôn, đi ngoài nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên người bệnh cần có biện pháp xử trí ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

2. Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

  • Gừng và mật ong

Sử dụng gừng và mật ong cũng có thể giúp cải thiện tình trạng ngộ độc thực phẩm. Người bệnh chỉ cần sử dụng vài lát gừng giã nhuyễn sau đó trộn vào 1 thìa mật ong và ngậm hỗn hợp này khoảng 15-20 phút. Hỗn hợp này giúp xoa dịu những khó chịu trong bụng, giảm các giác đau đớn trong dạ dày.

  • Tỏi

Tỏi có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, chúng cũng có tính kháng sinh tự nhiên nên sẽ giúp khắc phục triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn. Người bệnh chỉ cần nhai 2-3 tép tỏi tươi sẽ giúp làm giảm đau bụng, ngăn ngừa tiêu chảy.

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Để chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà người bệnh có thể sử dụng tỏi

  • Chanh

Nước chanh có tính axit giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng. Lượng viamin C lớn có trong chanh có vai trò cung cấp năng lượng, cải thiện sức đề kháng. Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh nên uống 2-3 cốc nước chanh ấm sẽ giúp làm dịu dạ dày.

  • Húng quế

Húng quế là một loại thảo mộc giúp chữa nhiễm trùng ở cổ họng và dạ dày. Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh nên ăn húng quế sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh.

  • Giấm táo

Uống giấm táo cũng có thể giúp giảm triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Bởi trong giấm táo có tính kiềm giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà có thể mang lại hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh đau bụng dữ dội hoặc tiêu chảy nghiêm trọng cần tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện để bác sĩ tư vấn biện pháp xử trí phù hợp.

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Người bệnh cần đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp

Người bệnh cần phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với điều trị mất nước sẽ giúp hồi phục dần tình trạng bệnh.

Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm cần chú ý ăn uống sau điều trị. Cần ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, nên chú ý ăn toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi để đảm bảo bệnh không tái phát.

Để tìm hiểu thêm về cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline 0904 97 0909 để được hỗ trợ tốt nhất.

XEM THÊM:
>> Cách xử lý và chữa trị ngộ độc thực phẩm
>> Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm