Ý nghĩa của quả táo apple

Apple sở hữu một trong những logo nổi tiếng nhất thế giới với hình ảnh quả táo cắn mất góc biểu tượng cho Ham muốn, Hiểu biết, Hy vọng và Nổi loạn.


Những bí mật xung quanh biểu tượng quả táo cắn dở

 

Xung quanh ý nghĩa của biểu tượng này, nhiều người đã đưa ra những nhận định khác nhau, từ rất đơn giản đến rất phức tạp, thậm chí là kì dị và hoang tưởng.

Tuy nhiên, Rob Janoff, tác giả của logo này lại khẳng định rằng miếng cắn trên logo - nét đặc trưng nhất của Quả táo chỉ đơn giản là một điểm nhấn về nhận dạng.

Ông cho biết, logo Apple khi thu nhỏ lại hay nhìn từ đằng xa, sẽ trông giống với trái cherry hơn là trái táo nếu như không có miếng cắn ở bên hông.

Miếng cắn này cũng thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới không ngừng để đạt đến sự hoàn hảo của Apple.

Jean Louis Gasseé, đốc điều hành của Apple, từ 1981 - 1990 đã nói rằng logo quả táo mất góc chính là một trong những bí mật lớn nhất của Apple. Đây là biểu tượng hoàn hảo cho lòng ham muốn và sự hiểu biết, với một góc khuyết và được phủ đầy các dải màu cầu vồng, sắp xếp theo một trật tự ngẫu nhiên.

Quả Táo được ngưỡng mộ bởi sự đơn giản, cùng nhiều tầng nghĩa vây quanh. Các fan hâm mộ thậm chí còn dán logo Apple lên xe, hay xăm mình, một sự yêu quý cuồng nhiệt mà chỉ rất ít thương hiệu mới có được.

Hơn 30 năm trôi qua, Quả Táo khuyết góc vẫn y như thế, và có thể 30 năm sau nữa, sẽ vẫn chẳng có tác động to lớn nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh này. Các phiên bản sau của Apple có màu sắc sáng hơn, hình dạng logo đối xứng và hợp lý về mặt hình học hơn nhưng vẫn trung thành với mẫu sáng tạo ban đầu.

Một số biến thể của logo Apple.

Logo quả táo ra đời đầu năm 1977 và được cho ra mắt cùng với dòng sản phẩm Apple II vào tháng Tư năm đó.

Khi nhận công việc thiết kế này, yêu cầu duy nhất mà Rob Janoff nhận được từ Steve Jobs, Giám đốc điều hành của Apple là “Đừng làm nó trông dễ thương”.

Ý nghĩa của quả táo apple

Phiên bản Cầu vồng: 1976-1998

Rob cũng tham khảo một thiết kế trước đó của Ron Wayne - người cộng tác với Apple từ buổi đầu. Logo của Ron được vẽ theo phong cách bút sắt bức hình của nhà khoa học Isaac Newton đang ngồi dưới cây táo, cùng với một đoạn thơ trên đường viền xung quanh bức tranh.

Rob đã giới thiệu 2 phương án. Một có và một không có miếng cắn, để phòng trường hợp phương án có miếng cắn trông “quá dễ thương” trong mắt của Steve. Cuối cùng, Steve đã lựa chọn phương án quả táo có miếng cắn vì nó trông cá tính hơn.

Rob cũng thiết kế một loạt các biến thể khác nhau của quả táo, bao gồm: quả táo nhiều sọc màu, quả táo một màu, quả táo giả kim loại với chung một hình dáng.

Apple II là dòng máy vi tính dành cho cá nhân và gia đình đầu tiên sử dụng màn hình màu. Vì thế dải màu trên logo tượng trưng cho dải màu trên màn hình. Ngoài ra, “sọc cầu vồng” cũng là nỗ lực giúp cho logo trở nên gần gũi hơn với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường.

Vào thời điểm mà hầu hết logo đều có từ 1-2 màu, phương án logo “sọc cầu vồng” của Apple chắc chắn vấp phải sự phản đối quyết liệt từ nhiều người. Nhưng Steve thích ý tưởng logo này, vì ông luôn thích những gì được nghĩ khác đi.

Dù không hẳn là một cuộc cách mạng, nhưng logo đã cho thấy sự khác biệt.

Tuy vậy, một số nhà quản lý cấp cao phản đối logo này thì cho rằng “nếu phương án này được thông qua, việc in ấn sẽ làm công ty Apple bị phá sản trước cả khi nó chính thức đi vào hoạt động”.

Tuy nhiên, Steve vẫn lựa chọn mẫu logo sáng tạo này.

Cần phải nói thêm rằng, ý tưởng biến máy tính trở nên dễ tiếp cận hơn cho các hộ gia đình đã là một ý tưởng điên rồ vào thời điểm đó vì máy tính khi đó chỉ dành cho các công ty lớn.

Ý nghĩa của quả táo apple
Phiên bản đơn sắc: 1998 – Ngày nay

Hầu hết các máy tính cá nhân được bán ra lúc này đều có một cái tên mang đậm tính công nghệ như TRS-80.

Chính trong điều kiện đó, cái tên Apple trở nên có giá trị, nó đơn giản lại không mang tính công nghệ, vì vậy việc nó phải có nhiều màu là cực kỳ quan trọng nhằm giảm bớt sự tẻ nhạt, bổ sung thêm cá tính.

Điều thú vị là bản thân Rob khi đó hoàn toàn không có kiến thức về công nghệ, cho đến khi Giám đốc sáng tạo của công ty nói với ông rằng “miếng cắn” (bite) có cách phát âm giống với “byte: 8bit” - một thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực tin học.

Các sọc màu đã hoàn thành xong nghĩa vụ, và trở nên lỗi thời. Apple đã thể hiện sự cải cách liên tục cho kịp với thời thế, Steve Jobs rõ ràng rất chú ý đến điều này, ông có trong tay nhiều nhà thiết kế tài năng trong cả hai mảng Thiết kế công nghiệp và Thiết kế đồ họa.

Đỗ Hà

Theo April

Nguồn gốc những biểu tượng của Apple:

Ý nghĩa của quả táo apple
Command là một trong những phím quen thuộc nhất đối với những người sử dụng máy tính Apple. Tuy vậy, ít người biết rằng đây là biểu tượng chỉ đường của Thuỵ Điển, ám chỉ nơi đặt là địa điểm thu hút khách du lịch.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Theo Business Insider, năm 1983, do quá chán với việc biểu tượng "Quả táo" được sử dụng quá nhiều trên các thiết bị Apple nên Steve Jobs cần thứ thay thế. Susan Kare, nhà thiết kế bitmap đã tìm kiếm một loạt biểu tượng trên thế giới thì phát hiện ra mẫu hình chỉ dẫn tới một khu di tích cổ vùng Scandinavi và đã chọn luôn logo này.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Phím Enter trên máy tính Windows lại có tên là Return trên Mac cũng là câu hỏi được nhiều người dùng nhắc tới.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Nút Return lấy cảm hứng từ cần gạt trên máy đánh chữ, tiếng Anh là "Carriage Return". Khi muốn bắt đầu viết dòng mới trên máy đánh chữ, người dùng phải kéo cần gạt này, giống với các hoạt động của phím Return trên máy tính.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Những biểu tượng như chơi nhạc, tua về và tua đi trên ứng dụng chơi nhạc hiện nay lại được "học hỏi" từ các phím chức năng trên máy ghi âm bằng băng trước kia.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Trong khi đó, logo Apple lại được lấy cảm hừng từ câu chuyện Newton ngồi dưới gốc cây táo phát hiện ra định luật hấp dẫn. Ngoài ra, táo cũng là một trong những loại quả yêu thích của Steve Jobs.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Biểu tượng Siri trên iOS lại có thiết kế giống với các mẫu microphone cổ từ đầu thế kỷ 20.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Giống hầu hết các sản phẩm di động khác, iPhone, iPad đều sử dụng icon hiển thị năng lượng có hình viên pin.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Biểu tượng video được lấy nguyên hình mẫu từ các tấm giấy đánh dấu đoạn phim thường được sử dụng trong khi quay.
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Biểu tượng App Store lại là sư kết hợp của hai chiếc bút chì và thước để tạo thành chữ "A".
 
Ý nghĩa của quả táo apple
Biểu tượng gọi điện trên iOS lại lấy cảm hừng từ ống nghe của chiếc điện thoại cổ sản xuất từ đầu những năm 1990.
 


(St)

Samsung lại thua kiện Apple tại Mỹ
“Bộ sậu” Apple chê Tim Cook thiếu sáng tạo
Apple sắp trình làng iPhone thế hệ tiếp theo
Apple - Ả trinh nữ lẳng lơ, gợi tình
Quang cảnh Apple trước 'giờ G' đêm nay

Cùng sự nổi tiếng của các thiết bị mang thương hiệu Apple, logo "táo cắn dở" trở thành một trong những biểu tượng công nghệ phổ biến nhất. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau sự ra đời của trái táo cắn dở này vẫn còn nhiều điều chưa được "làm rõ". Tuy vậy, có thể bạn chưa biết, lý do có một "miếng cắn" trên logo Apple thì đã được chính cha đẻ của logo này xác nhận và thực tế nó rất đơn giản. Theo chia sẻ của Rob Janoff, người trực tiếp thực hiện logo của Apple, lý do miếng cắn xuất hiện là để giúp người xem định hình rõ ràng logo Apple là một trái táo thay vì một trái cherry. "Nó ở đó để trái táo trong logo, ở một kích thước nhỏ, vẫn trông giống trái táo thay vì một trái cherry," người này chia sẻ. Như vậy, miếng cắn dở đây gần như không có ý nghĩa gì mà chỉ mang tính chất thẩm mỹ.

Ý nghĩa của quả táo apple

Nhiều người liên tưởng sự liên quan giữa từ "bite" (miếng cắn) với từ "byte" (một thuật ngữ trong máy tính) khi nhìn logo táo cắn dở.

Về ý nghĩa logo Apple, nhiều ý kiến cho rằng logo "táo khuyết" được Apple thực hiện để tưởng nhớ đến Alan Turing, người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp máy tính hiện đại và các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo. Cuộc đời Alan Turing là một chuỗi những bi kịch khi ông thiếu chút nữa phải ngồi tù vì đã có quan hệ đồng tính với một người đàn ông ở Manchester vào năm 1952. Hai năm sau đó, Alan Turing đã qua đời sau khi cắn một trái táo có chất độc xyanua. Vì vậy, khi tìm kiếm logo cho Apple, Steve Jobs và các cộng sự đã chọn hình ảnh trái táo cắn dở để tưởng nhớ đến Alan Turing và những đóng góp của ông.

Ý nghĩa của quả táo apple

Logo "táo cắn dở" là một trong những hình ảnh quyền lực nhất của làng công nghệ.

Một số quan điểm cũng cho rằng trái táo là biểu tượng của sự hiểu biết, kiến thức trong những câu chuyện như Adam - Eva hay Newton tìm ra trọng lực. Dù vậy, tất cả đều không được Apple xác nhận. Năm 2011, khi cuốn sách về cuộc đời Steve Jobs được xuất bản, một chi tiết trong sách nêu lý do Steve Jobs đặt tên Apple là Apple chỉ đơn giản táo là loại quả ông yêu thích. Cha đẻ Apple chia sẻ khi đó ông vừa trở về từ một vườn táo và nghĩ rằng tên gọi này thật "vui tươi và hứng khởi".

(Tổng hợp)