Ai la gì lớp 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Phịng giáo dục và đào tạo huyện Đại Lộc
Tôi ghi tên dưới đây là:
TT Họ và tên

1

Nguyễn
Thị
Thắm

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

10/02/1978

Chức
danh

Trường Tiểu Giáo
học Lê Dật – viên –
xã Đại
Tổ
Chánh –
trưởng


huyện Đại
chuyên
Lộc - tỉnh
môn Tổ
Quảng Nam 2
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện
học tốt mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

Trình độ
chun
mơn

Đại học
Tiểu
học

Tỷ lệ (%) đóng góp
vào việc tạo ra sáng
kiến (ghi rõ đối với
từng đồng tác giả, nếu
có)
100%

pháp giúp học sinh lớp 2

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến): Nguyễn Thị Thắm
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Luyện từ và câu lớp 2
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 28/09/2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Nội dung sáng kiến: Những biện pháp tôi thực hiện trong đề tài nhằm giúp
học sinh có kiến thức về từ loại: từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm.
Trên cơ sở học sinh đã nắm được các từ loại đó giáo viên tổ chức hướng dẫn cho
các em biết đặt câu theo mẫu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? và bằng hệ
thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao được sử dụng linh hoạt trong các tiết
ôn luyện phù hợp với các đối tượng học sinh từ Mức 1 đến Mức 4 giúp các em
rèn kĩ năng xác định đúng câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Trong văn viết cũng như trong giao tiếp hằng ngày thì ba kiểu câu này là ba
kiểu câu cơ bản và được được sử dụng thường xuyên. Vì vậy làm thế nào để học
sinh nắm chắc cấu trúc và biết sử dụng nó vào từng bối cảnh là điều không hề
đơn giản. Ngay với bản thân giáo viên nếu khơng có kiến thức chun môn
vững vàng và không linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy thì

1

cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học sinh xác định ba kiểu câu Ai là gì?,
Ai làm gì?, Ai thế nào?
Q trình nghiên cứu đã giúp cho có thêm kinh nghiệm và nhiều phương
pháp hay trong việc hướng dẫn học sinh học tốt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào?
4.1 Tình trạng của giải pháp:
Dạy học Luyện từ và câu nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực
về từ, về câu
- Hình thành và rèn kĩ năng tìm từ, đặt câu. Nhận biết mẫu câu cơ bản, xác
định các bộ phận câu, đặt câu hỏi để xác định được bộ phận của câu.
- Biết vận dụng kiến thức vào thực hành trong học tập và trong giao tiếp
hằng ngày.
Qua thực tế dạy học, tơi thấy:

- Trình độ nhận thức của học sinh trong một lớp không đồng đều. Một số
học sinh lười suy nghĩ, vốn từ nghèo nàn.
- Khi làm bài tập nhiều em học sinh cịn máy móc, áp dụng các dạng bài
tương tự để làm bài. Do đó khi gặp các dạng bài tập khác thì học sinh xác định
kiểu câu khơng đúng hoặc khơng biết nó thuộc kiểu câu nào.
- Lượng bài tập trong sách giáo khoa cịn ít, chưa phong phú nên việc luyện
tập sâu về ba kiểu câu này còn hạn chế.
* Cụ thể:
Giai đoạn
Giữa HKI
4.
HS xác định đúng mẫu câu Ai là gì ?, Ai làm gì ?
2
HTT
HT
CHT
TSHS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
33
7
21,2%
19
57,6%
7
21,2%

Nội dung cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp
đã biết:
- Khi được phân công chủ nhiệm lớp 2B, tôi đã tiến hành trao đổi với giáo
viên chủ nhiệm cũ để nắm tình hình của từng học sinh và những mặt mạnh, mặt
yếu của học sinh.
- Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học hiện có và đồ dùng dạy học tự làm.
- Có góc thư viện tại lớp để hình thành thói quen đọc sách và giúp các em tích
lũy thêm vốn từ. Đây là công cụ đắc lực hỗ trợ các em học tốt mơn Tiếng Việt
nói chung và phân mơn Luyện từ và câu nói riêng.

2

- Liên kết kiến thức của các phân môn trong môn Tiếng Việt lại với nhau mà
nhất là ba phân môn: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu.
- Kiểu câu nào còn nhiều học sinh xác định chưa đúng thì giáo viên lấy thêm
nhiều ví dụ khác để hướng dẫn thêm.
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh xác định không đúng kiểu câu và chỉ
cho các em biện pháp khắc phục. Sau đó đưa ra các ví dụ khác để kiểm tra việc
tiếp thu bài của học sinh.
- Tổ chức cho các em giao lưu lẫn nhau, một mặt giúp các em nâng cao kiến
thức, một mặt giúp các em phát triển tốt năng lực, phẩm chất cần thiết.
4.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
Để thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiêncứ u tài liệu.
- Phương pháp dạy thực nghiệm.
- Phương pháp kiểm tra, đối chứng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp

4.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
A. Nghiên cứu nội dung chương trình:
Mơn Luyện từ và câu lớp 2 gồm 35 bài tương ứng 35 tiết (Trong đó có 31
tuần dạy bài mới, 4 tuần dạy ôn tập)
- HKI gồm 18 bài
- HKII gồm 17 bài
+ Từ tuần 3 đến tuần 6: Câu kiểu Ai- là gì?
+ Từ tuần 7 đến tuần 13: Câu kiểu Ai- làm gì?
+ Từ tuần 14 đến tuần 18: Câu kiểu Ai- thế nào?
Tuy nhiên trong chương trình Luyện từ và câu Lớp 2 nói riêng và Tiểu
học nói riêng thì 3 mẫu câu này được sử dụng xuyên suốt.
B. Biện pháp thực hiện:
1. Dạy học sinh học tốt mẫu câu Ai ( cái gì, con gì)- là gì?
1.1 Để học sinh học tốt mẫu câu Ai ( cái gì, con gì)- là gì? tơi làm theo các
bước sau:
Trước hết giáo viên phải dạy học sinh nắm được từ loại: Từ chỉ sự vật.
+ Việc dạy học sinh nắm chắc ngay từ đầu các từ loại: Từ chỉ sự vật sẽ giúp
các em dễ nhận ra cấu tạo của câu.
+Khi dạy học sinh tìm từ chỉ sự vật giáo viên cần giúp học sinh nhận diện và
phân biệt các đối tượng được gọi chung là sự vật. Muốn vậy, trong quá trình dạy
học giáo viên phải giúp học sinh thực hành tốt các dạng bài tập xác định từ.
3

Nhưng để thực hiện được điều đó giáo viên khơng thể làm một cách hiệu quả
trong một hay hai buổi học mà phải xuyên suốt trong một chủ điểm. Mặt khác
giáo viên phải biết tận dụng các tiết ôn luyện hệ thống hóa các bài tập thực hành
có sự sắp xếp, phân hóa đối tượng phù hợp để đảm bảo việc rèn kĩ năng nhận
diện từ đạt hiệu quả cao.
Cụ thể: Khi dạy bài Từ chỉ sự vật ở Tuần 3 (SGK/ 26), thơng qua BT1/26:

Tìm từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối....) được vẽ trong tranh dưới
đây, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được từ loại Từ chỉ sự vật như sau:
Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập (2 học sinh)
Bước 2: GV hỏi học sinh yêu cầu của bài tập là gì?- HS trả lời: Dựa vào
tranh tìm từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối...)
Bước 3: GV yêu cầu học sinh (thảo luận nhóm) quan sát tranh vẽ trong
sách giáo khoa ghi đúng tên các sự vật vào bảng sau:
Từ chỉ người
Từ chỉ đồ vật
Từ chỉ con vật
Từ chỉ cây cối
Bước 4: Giáo viên u cầu vài nhóm trình bày bài làm, các nhóm bày tỏ ý
kiến của nhóm mình với bài làm của nhóm bạn.
Từ chỉ người
Từ chỉ đồ vật
Từ chỉ con vật
Từ chỉ cây cối
Bộ đội, cơng
Ơ tơ, máy bay.
Voi, trâu.
Cây dừa, cây
nhân.
mía
Bước 5: Giáo viên u cầu học sinh tìm thêm các từ chỉ sự vật khác mà
em biết. –HS đã trả lời: Bác sĩ, ba, mẹ, y tá, máy quạt, tủ lạnh, áo quần, nai,
hươu, sư tử, ổi, xoài, dưa hấu,…..và các em cũng đã xếp đúng các từ chỉ sự vật
vào đúng cột trong bảng.
Bước 6: Lúc này tôi yêu cầu học sinh nhận xét: Vậy các từ chỉ sự vật là
những từ loại nào?- HS đã trả lời: Từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, đồ vật,
con vật, cây cối.

Bước 7: Tôi kết luận: Những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối... gọi
chung là từ chỉ sự vật và tuyên dương học sinh trả lời đúng.
Bước 8: Gọi vài học sinh đọc lại phần kết luận của giáo viên và yêu cầu
học sinh cần ghi nhớ nội dung này.
Đến cuối tiết học, tôi đã tổ chức cho các em giao lưu giữa tổ này với tổ
khác bằng hình thức “Rung chng vàng”, tổ nào tìm đúng và nhiều từ chỉ sự
vật hơn thì cả tổ đó được tặng mỗi em một bơng hoa điểm tốt.
Ở các tiết học tiếp theo tôi tiếp tục kiểm tra và củng cố kiến thức về từ chỉ
sự vật.
4

*Một số dạng bài tập được sử dụng trong các tiết ôn luyện để củng cố và
nâng cao kiến thức phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp:
Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật vào đúng cột trong bảng:
5 từ chỉ người
5 từ chỉ đồ vật
5 từ chỉ con vật
5 từ chỉ cây cối
Ở bài tập này các em đã tìm đúng các từ chỉ sự vật tương ứng với mỗi cột
trong bảng. Với bài tập này tôi đã yêu cầu 4 học sinh Mức 1 lần lượt trình bày
bài làm của mình.
5 từ chỉ người
5 từ chỉ đồ vật
5 từ chỉ con vật
5 từ chỉ cây cối
Ba, mẹ, bác sĩ,
Sách, vở, máy
Sư tử, gà, vịt,
Xồi, bàng,

cơ giáo, công
quạt, xe đạp,
nai, mèo.
phượng, hoa
nhân.
phấn.
hồng, ổi.
Bài 2: Gạch dưới các từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối...)
xanh tươi
học sinh
chăm chỉ
hát
tre
khỏe
trẻ em
vui chơi
máy cày
vở
sư tử
ngựa
thông minh
múa
chạy
cỏ
Ở bài tập này các em đã tìm đúng từ chỉ sự vật là: học sinh, vở, trẻ em, sư
tử, ngựa, cỏ, tre, máy cày.
Lúc này tôi hỏi xác suất một vài em: Vì sao từ khỏe, chăm chỉ, chạy khơng
phải là từ chỉ sự vật? Các em lần lượt giải thích: Vì từ khỏe, …. Khơng phải từ
chỉ người, khơng phải từ chỉ đồ vật, không phải từ chỉ con vật, khơng thuộc từ
chỉ cây cối nên từ đó khơng thuộc từ chỉ sự vật.

Bài 3: Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ sự vật:
a/ Sách vở, hạt đào, vui vẻ.
b/ Sách vở, hạt đào, kĩ sư.
c/ Sách vở, cá heo, đi học.
Sau khi học sinh chia sẻ bài làm giáo viên đặt câu hỏi:
+ Tại sao em không khoanh vào câu a và câu c? –HSTL: Vì ở câu a có từ
vui vẻ và câu b có từ đi học không phải là từ chỉ sự vật
+ GV yêu cầu học sinh: Bạn nào đồng ý với câu trả lời của bạn thì giơ tay
và yêu cầu cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn.
Bài 4: (Dành cho HSNK): Em hãy chọn một từ chỉ sự vật và đặt câu với từ đó.
+ Một số học sinh năng khiếu chia sẻ bài làm trước lớp.
+ Yêu cầu học sinh khác tìm trong câu của bạn từ chỉ sự vật là từ nào?
1.2. Biện pháp học tốt mẫu câu: Ai ( cái gì, con gì)- là gì?
* Về mặt ý nghĩa: Giới thiệu cho học sinh biết câu kiểu Ai- là gì? là câu nhằm
giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
5

*Về cấu tạo: Giới thiệu cho học sinh biết kiểu câu Ai- là gì? được cấu tạo bởi
hai bộ phận chính: Bộ phận chính thứ nhất là bộ phận trả lời câu Ai?, bộ phận
chính thứ hai là bộ phận trả lời câu hỏi là gì?
Cách thức tiến hành:
- Trên cơ sở học sinh đã nắm được từ chỉ sự vật giáo viên hướng dẫn học
sinh học sinh học mẫu câu Ai (cái gì, con gì) là gì? như sau:
Cụ thể: Tuần 3: Bài: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai (cái gì, con gì) là gì?
*Bài 3: Đặt câu theo mẫu dưới đây:
Ai ( hoặc cái gì, con gì)
là gì?
Bạn Vân Anh
là học sinh lớp 2A

- Bước 1:Yêu cầu học đọc yêu cầu bài tập và câu mẫu( 2 học sinh)
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu:
+ GV hỏi: Trong câu nói đến ai? – HSTL: Bạn Vân Anh
Bạn Vân Anh là gì? _ HSTL: là học sinh lớp 2A
Bạn Vân Anh trả lời câu hỏi nào? – HSTL: câu hỏi Ai?
Là học sinh lớp 2A trả lời cho câu hỏi nào? – HSTL: là gì?
+ Vậy câu Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A là câu được cấu tạo theo mẫu Ai (cái
gì, con gì)- là gì?
+ Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì) là những từ chỉ sự vật: người, đồ vật,
con vật, cây cối… và được gọi là bộ phận chính thứ nhất trong câu.
+ Bộ phận trả lời câu hỏi là gì? thường có từ là đứng đầu bộ phận chính thứ hai
trong câu.
- Bước 3: Yêu cầu học sinh làm bài.
- Bước 4: Học sinh chia sẻ bài làm trước lớp. Lúc này có một vấn đề xảy ra
là học sinh đặt câu một cách máy móc là bắt chước y nguyên câu mẫu. Có nghĩa
là học sinh tồn tìm bộ phận chính thứ nhất là những từ chỉ người mà bỏ quên
từ chỉ đồ vật con vật, cây cối…. Lúc này giáo viên sẽ hướng dẫn thêm cho các
em đặt câu có bộ phận chính thứ nhất là từ chỉ đồ vật, con vật, cây cối… Sau đó
mời học sinh nối tiếp trả lời.
- Sau mỗi câu học sinh đặt, giáo viên củng cố kiến thức bằng các câu hỏi:
+ Em hãy xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Bộ
phận trả lời cho câu hỏi là gì? – HSTL chia sẻ bài làm của mình trước lớp.
- Bước 5: Kiểm tra lại sự hiểu bài của học sinh với lần lượt các câu hỏi:
+ Câu được viết theo mẫu Ai (cái gì, con gì)- là gì? có mấy bộ phận? Đó là
những bộ phận nào? Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
+ Bộ phận trả lời câu hỏi Ai là những từ chỉ sự vật nào? Bộ phận trả lời
câu hỏi là gì? thường được viết như thế nào? Học sinh trả lời, học sinh khác
nhận xét.

6

Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ nội dung của bài học và có sự kiểm tra ở
những tiết học sau.
* Một số bài tập được sử dụng trong các tiết ôn luyện nhằm củng cố và
nâng cao kiến thức (từ mức độ 1 đến mức độ 4) để bồi dưỡng học sinh năng
khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành:
Bài 1: Xếp các câu dưới đây vào bảng phù hợp với mẫu câu 1, 2, 3:
a. Cô giáo là mẹ của em ở trường.
d. Con trâu là bạn của nhà nơng.
b. Bút chì là một đồ dung học tập.
đ. Hoa phượng là hoa của học trò.
c. Em là học sinh lớp 2C.
e. Sư tử là chúa tể rừng xanh.
1. Ai- là gì?
2. Cái gì- là gì?
3. Con gì- là gì?
+ Học sinh chia sẻ bài làm
+ Giáo viên hỏi: Tại sao em lại xếp câu a, câu c vào mẫu câu 1; Câu b, câu d vào
mẫu 2; Câu d, câu e vào mẫu 3? –HSTL
+ Với hệ thống câu hỏi như vậy học sinh sẽ nắm vững : Bộ phận trả lời câu hỏi
Ai là những từ chỉ người; Trả lời câu hỏi Cái gì là những từ chỉ đồ vật; Trả lời
câu hỏi Con gì là những từ chỉ con vật.
Bài 2: Thêm bộ phận còn thiếu để tạo được câu theo mẫu Ai (cái gì,con gì)- là
gì?
a) Bố em…………………………………………….
b) …………..là đồ dung học tập thân thiết của em.
c) …………...là kẻ thù của họ nhà chuột.
d) Hoa hồng……………………………………………..
+Với bài tập này, học sinh đã nắm vững kiến thức nên dễ dàng thực tốt bài

tập. Khi các em chia sẻ bài làm của mình tơi u cầu học sinh xác định bộ phận
nào đã có và bộ phận nào còn thiếu trong mỗi câu. Nhiều học sinh nối tiếp đọc
bài làm của mình. Chẳng hạn:
a) Bố em là kĩ sư.
b) Sách vở là đồ dung học tập thân thiết của em.
c) Mèo là kẻ tù của họ nhà chuột.
d) Hoa hồng là lồi hoa đẹp nhất.
+Tơi tiếp tục hỏi: Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi gì? Bộ phận chính
thứ hai trả lời câu hỏi gì?- Học sinh trả lời.
Với cách đặt câu hỏi như vậy học sinh sẽ khắc sâu thêm kiến thức về cấu tạo
của câu gồm 2 bộ phận chính. Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi Ai (cái
gì, con gì). Bộ phận chính thứ hai trả lời câu hỏi là gì?
Bài 3: Sắp xếp các từ sau để tạo thành mẫu câu Ai (cái gì, con gì)- là gì?
7

a. người mẹ, cô giáo, là, của em, thứ hai.
b. hiền lành, là, nai, con vật.
Với bài tập này giúp học sinh xác định được yêu cầu của đề bài: (với những
từ đã cho hãy sắp xếp thành câu Ai là gì?)
Lúc này giáo viên đặt câu hỏi:
+ Kiểu câu Ai là gì? có mấy bộ phận chính? Là những bộ phận nào?- HSTL
+ Tìm bộ phận chính thứ nhất chính là chúng ta đi tìm từ loại gì? Học sinh đã
trả lời được là tìm từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối). Bộ phận chính
thứ hai trả lời câu hỏi gì? và thường được viết như thế nào? Học sinh đã trả lời:
Bộ phận chính thứ hai trả lời câu hỏi là gì và thường có từ là đứng đầu bộ phận
chính thứ hai.
Giáo viên chốt lại: Phải sử dụng đủ từ đã cho và xác định cho được từ nào là
từ trả lời cho câu hỏi Ai? Những từ nào trả lời câu hỏi là gì?
Học sinh làm bài và chia sẻ bài làm:

a. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em. (Người mẹ thứ hai của em là cô
giáo.)
b. Nai là con vật hiền lành.
Bài 4: Câu nào sau đây được cấu tạo theo mẫu Ai (cái gì, con gì)- là gì?
a. Xe ca và xe lu là đôi bạn thân.
b. Xe lu đi rất chậm.
c. Xe ca không chế giễu xe lu nữa.
+ Học sinh chia sẻ bài làm.
+ Giáo viên hỏi: Tại sao em khoanh vào câu a mà không khoanh vào câu b, câu
c?
Học sinh đã trả lời: Vì bộ phận chính thứ hai của kiểu câu Ai là gì? trả lời câu
hỏi là gì? cịn bộ phận chính thứ hai của câu b và câu c không trả lời câu hỏi là
gì?
Bài 5: Viết từ 2 đến 3 câu giới thiệu về mẹ của em trong đó có sử dụng 1 câu
theo mẫu Ai- là gì? (Dành cho HSNK)
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo gợi ý, Chẳng hạn:
+ Mẹ em năm nay bao nhiêu tuổi?
+ Mẹ em làm nghề gì?
+ Mẹ em u thương, chăm sóc em như thế nào?
Với dạng bài tập này, tôi quan sát được 5 học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt
lớp làm được. Em Thiên Hưng đã trình bày bài làm của mình như sau:
Mẹ của em năm nay 38 tuổi. Mẹ em là giáo viên. Mẹ rất yêu thương em và
chăm sóc em rất chu đáo.
8

Lúc này tơi u cầu các em khác tìm trong bài viết của bạn câu được viết
theo mẫu Ai là gì? và học sinh cũng nêu được đó là câu “ Mẹ em là giáo viên”
2. Dạy học sinh học tốt mẫu câu Ai làm gì?
2.1 Để học sinh học tốt mẫu câu Ai làm gì? trước hết giáo viên phải cung

cấp cho học sinh kiến thức về từ chỉ hoạt động.
Cụ thể: Tuần 7: Bài: Từ ngữ về môn học, từ chỉ hoạt động (thông qua BT2
SGK/59)
* Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: HS đọc yêu cầu bài tập (2HS)- Giáo viên gắn tranh lên bảng.
Hỏi: Bài tập yêu cầu các em làm gì?- HSTL
Bước 2: Yêu cầu học sinh quan sát tranh để tìm từ chỉ hoạt động mỗi tranh.
Bước 3: HS đại diện chia sẻ bài làm- HS khác nhận xét- Yêu cầu vài HS nối tiếp
đọc bài làm của mình.
Bước 4: GV chốt ý đúng: Tranh 1: đọc sách, Tranh 2: Viết bài, Tranh 3: giảng
bài, Tranh 4: Kể chuyện. Những từ ngữ này là từ ngữ chỉ hoạt động.
Bước 5: Yêu cầu một số học sinh đọc lại những từ ngữ chỉ hoạt động: đọc sách,
viết bài, giảng bài, kể chuyện. Tiếp theo tôi yêu cầu các em tìm thêm 1 số từ chỉ
hoạt động khác mà em biết- HSTL.
Bước 6: GV kết luận: Từ chỉ hoạt động gồm:
- Chỉ hoạt động chân tay như: giặt áo quần, nhặt rau, quét nhà....
- Chỉ hoạt động trí óc như: nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế.....
- Chỉ hoạt động trong lao động, sinh hoạt, học tập: gặt hai, cuốc đất, nấu
ăn... Yêu cầu học sinh ghi nhớ nội dung này và có sự kiểm tra ở các tiết học tiếp
theo.
*Một số dạng bài tập sử dụng trong các tiết ôn luyện theo mức độ từ dễ đến
khó phù hợp với các đối tượng học sinh ở lớp.
Bài 1: Tìm 5 từ chỉ hoạt động:
Bài 2: Gạch chân từ chỉ hoạt động có trong các từ ngữ sau:
Cá heo,
hoa hồng
soạn bài
kể chuyện
bơi lội,
tỏa hương

cặp sách
con voi
tìm kiếm,
con trâu
nhặt rau
thầy giáo
bác sĩ,
khám bệnh
bắt sâu
nằm
Với bài tập 1 và 2 đa số học sinh trong lớp đã làm được vì kiến thức yêu cầu chỉ
yêu cầu ở Mức độ 1.
Bài 3: Điền từ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ trống:
a. Cô Tuyết Mai………………… môn Tiếng Việt.
b. Cô………………………. bài rất dễ hiểu.
9

c. Cô……………………… chúng em chăm học.
+ Học sinh chia sẻ bài làm và đề nghị các học sinh khác bày tỏ ý kiến với bài
làm của bạn.
(Đáp án: Câu a: dạy, câu b: giảng, câu c: khuyên)
Bài 4: Dòng nào sau đây gồm những từ chỉ hoạt động:
a. mẹ, ngồi, quần áo.
b. khai giảng, dạy, ngồi.
c. khai giảng, gây gổ, mẹ.
+ Học sinh chia sẻ bài làm.
+ Giáo viên hỏi: Tại sao em không khoanh vào câu a, câu c mà lại khoanh vào
câu b? – Học sinh đã nhận ra được: Vì trong câu a từ mẹ và từ quần áo là từ chỉ
sự vật. Câu c: từ khai giảng, gây gổ là từ chỉ hoạt động nhưng từ mẹ là từ chỉ sự

vật cịn câu b thì cả 3 từ đều chỉ hoạt động nên câu b thỏa mản được yêu cầu bài
tập.
Bài 5 (HSNK): Tìm 2 từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ 2 từ đó.
Với bài tập này tơi đã hướng dẫn các em có thể tìm từ chỉ hoạt động trong
lao động chân tay hoặc hoạt động trong lao động trí óc hoặc hoặc hoạt động
trong sinh hoạt hằng ngày.
Khi quan sát các em làm bài, tôi thấy hầu hết các em đều tìm đúng từ chỉ
hoạt động nhưng về phần đặt câu thì tơi thấy các em cịn lúng túng, các câu văn
các em diễn đạt chưa đúng về cấu tạo và chưa trọn vẹn về mặt ý nghĩa. Ví dụ:
Bác sĩ khám bệnh. Quét sân giúp mẹ.
…………………………..
+ Đối với trường hợp câu: Bác sĩ khám bệnh. Tôi đã chỉ cho các em thấy
câu văn của em chưa trọn vẹn về mặt ý nghĩa. Muốn nó trọn vẹn về mặt ý nghĩa
thì em phải viết thêm là Bác sĩ khám bệnh cho ai? Lúc này thì em đã viết thêm
được là: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân.
+ Đối với trường hợp câu: Quét sân giúp mẹ. Tôi chỉ cho các em thấy câu
văn của em chưa đúng về mặt cấu tạo câu. Muốn nó đúng về cấu tạo câu thì em
hãy trả lời cho cô câu hỏi: Ai quét sân giúp mẹ? Học sinh đã trả lời được: Em
quét sân giúp mẹ. Lúc này tơi nói với em là câu văn em vừa trả lời được đã đúng
về mặt cấu tạo.
Với cách hướng dẫn như vậy tôi thấy dần dần các em đã biết đặt câu.
2.2 Biện pháp học tốt mẫu câu : Ai làm gì?
Về mặt ý nghĩa: Kiểu câu Ai làm gì? nhằm giới thiệu hoạt động, trạng thái
của một người, một vật nào đó.

10

Về mặt cấu tạo: Kiểu câu Ai làm gì? cũng giống như kiểu câu Ai là gì?
cũng được cấu tạo bởi hai bộ phận chính:

+ Bộ phận chính thứ nhất là bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
+ Bộ phận chính thứ hai là bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?
- Biện pháp tiến hành:
Để giúp học sinh học tốt mẫu câu: Ai làm gì? tơi đã tiến hành như sau:
Cụ thể: Tuần 13- Bài: Từ ngữ chỉ công việc trong gia đình- Câu kiểu Ai làm gì?
* BT2: Xác định các bộ phận của từng câu sau và ghi vào bảng dưới đây:
a/ Mẹ giặt áo cho em.
b/ Bố giúp em làm toán.
c/ Em hát cho bé nghe.
d/ Chị Quyên dạy em vẽ.
Ai
Làm gì?
a)
b)
c)
d)
- Bước 1: GV yêu cầu 2 học sinh đọc đề, cả lớp đọc thầm theo.
- Bước 2: GV hỏi học sinh yêu cầu của bài tập. Học sinh sẽ trả lời: Tìm bộ
phận trả lời câu hỏi Ai và bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? của các câu a, b, c, d
rồi ghi vào cột trong bảng.
- Bước 3: Giáo viên hỏi:
+ Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ ngữ thuộc từ loại gì?- Học sinh trả lời:
Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là từ ngữ thuộc loại từ chỉ sự vật( người, đồ vật, con
vật,….)
+ Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? cho chúng ta biết điều gì?- Học sinh đọc lại
các câu a, b, c, d và sẽ trả lời: Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? cho chúng ta biết
hoạt động của người và vật trong mỗi câu đó. Câu a: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
là: Mẹ. Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là: giặt áo cho em.
- Bước 4: Học sinh làm bài.
- Bước 5: Học sinh chia sẽ bài làm (Câu a: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là:

Mẹ. Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là: giặt áo cho em; Câu b: Bộ phận trả lời
câu hỏi Ai? là: Bố. Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là: giúp em làm tốn; Câu c:
Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là: Em. Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là: hát cho
bé nghe; Câu d: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là: Chị Quyên. Bộ phận trả lời câu
hỏi làm gì? là: dạy em vẽ.
- Bước 7: Học sinh nêu câu hỏi thắc mắc về bài làm của bạn.
Ví dụ: + Bộ phận chính thứ nhất thường do từ loại nào tạo thành? - HSTL:
Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi Ai và do từ chỉ sự vật tao thành.
11

+ Bộ phận chính thứ hai trả lời câu hỏi gì? Học sinh trả lời: Bộ phận
chính thứ hai trả lời câu hỏi làm gì? do từ chỉ hoạt động tạo thành.
- Bước 8: GV tổng kết chốt ý: Mẫu câu Ai làm gì? được cấu tạo bởi hai
bộ phận chính. Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi Ai?. Bộ phận chính thứ hai
trả lời câu hỏi làm gì?. Yêu cầu học sinh ghi nhớ nội dung của bài học và có sự
kiểm tra ở các tiết học tiếp theo.
*Lưu ý: Ở mẫu câu Ai làm gì? thì bộ phận chính thứ nhất khơng trả
lời cho câu hỏi cái gì?
*Các dạng bài tập được sử dụng trong các tiết ơn luyện theo mức độ
từ dễ đến khó nhằm củng cố và nâng cao kiến thức phù hợp với các đối
tượng học sinh.
Bài 1: Hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? và bộ phận làm gì? để ghi vào
cột sau:
a) Bạn Lan đang viết bài.
b) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
c) Đàn cá bơi dưới nước.
d) Em giúp mẹ nhặt rau.
Ai (cái gì, con gì)
làm gì?

Đa số học sinh đều đã vận dụng được kiến thức đã học để làm tốt bài tập và đã
nêu được cách xác định bộ phận chính thứ nhất, bộ phận chính thứ hai.
Bài 2: Nối cột A với cột B để tạo thành câu theo mẫu Ai làm gì?
A
B
Ơng em
tha mồi về tổ.
Đàn kiến
chăm sóc cho bệnh nhân.
Chị lao công
đang tưới cây.
Bác sĩ
quét dọn đường phố.
Đối với bài tập 2 đa số học sinh đều đã vận dụng được kiến thức đã học để
làm tốt bài tập và đã nêu được cách xác định bộ phận chính thứ nhất, bộ phận
chính thứ hai.
Bài 3: Điền bộ phận cịn thiếu vào chỗ trống để tạo thành câu theo mẫu Ai làm
gì?
a) Mẹ em…………………………………………………
b) …………………………………….. đang tưới cây.
c) Bác sĩ…………………………………………………..
d) Đàn kiến……………………………………………..
Ở bài tập này các em đã xác định được câu a, câu c, câu d đã có bộ
phận chính thứ nhất cịn thiếu bộ phận chính thứ hai và ta phải tìm hoạt động
12

ứng với sự vật đó. Câu b đã có bộ phận chính thứ hai và cịn thiếu bộ phận chính
thứ nhất và đã làm tốt bài tập.

Bài 4: Khoanh vào chữ cái trước mẫu câu Ai làm gì? trong các câu sau:
a) Em và Lan là đôi bạn thân
b) Các bạn học sinh lớp 2B đang tập thể dục.
c) Cô giáo em rất dịu dàng.
Ở bài tập này các em đã khoanh đúng vào câu b là câu thuộc mẫu câu Ai
làm gì?
Lúc này tơi hỏi thêm Vì sao câu a và câu c khơng thuộc kiểu câu Ai làm
gì? Các em giải thích như sau: Câu a thuộc kiểu câu Ai là gì?. Một em học sinh
khác giải thích: Bộ phận thứ hai trong câu c có từ dịu dàng không phải là từ chỉ
hoạt động nên câu c khơng thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Bài 5: Đặt 2 câu theo mẫu Ai làm gì?
Qua bài làm của học sinh, tôi thấy các em đặt đúng mẫu câu và câu văn rất
phong phú.
Sau đó tơi mời một em chia sẻ về cách làm của mình. Học sinh nêu: Để
đặt đúng mẫu câu Ai làm gì ta phải tìm bộ phận thứ nhất là từ chỉ người, vật
hoặc con vật. Bộ phận chính thứ hai phải có từ chỉ hoạt động chính.
Bài 6: Tìm mẫu câu Ai làm gì? có trong đoạn văn sau:
(1) Cậu nhìn lên tán lá. (2) Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như
mắt mẹ khóc chờ con.(3) Cậu bé ịa khóc.
Ở bài tập này các em đã tìm được câu(1), (3) thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Lúc này tơi u cầu các em chia sẻ thêm Tại sao câu (2): “Lá một mặt
xanh bong, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.” khơng thuộc kiểu câu Ai
làm gì?, các em giải thích như sau: Bộ phận thứ hai trong câu này khơng có từ
chỉ hoạt động nên câu này khơng thuộc kiểu câu Ai làm gì?
3. Biện pháp học tốt mẫu câu Ai thế nào?
3.1 Để học tốt mẫu câu chỉ Ai thế nào? Trước hết giáo viên cung cấp cho
học sinh kiến thức về từ hoạt động.(Giáo viên tiến hành tương tự như với cách
cung cấp kiến thức từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động)
*Các dạng bài tập được sử dụng trong các tiết ôn luyện theo mức độ từ
dễ đến khó phù hợp với các đối tượng học sinh. (Giáo viên tổ chức cho học

sinh làm bài tập như với dạng bài tập xác định từ chỉ sự vật, hoạt động.)
Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm của người và vật có trong các từ dưới đây:
khiêm tốn
chạy nhảy
dịu dàng
mặt trời
học tập
bác sĩ
chăm chỉ
đuổi
vàng ươm
xinh xắn
chơi đùa
xanh ngắt
học sinh
sơi nổi
song
trịn xoe
thước kẻ
trắng nõn
ăn
thẳng thắn
13

Học sinh đã nối tiếp tìm đúng các từ: khiêm tốn, tròn xoe, chăm chỉ, xanh
ngắt, dịu dàng, trắng nõn, vàng ươm, sôi nổi, xinh xắn, thẳng thắn.
Lúc này tôi hỏi một số học sinh Vì sao từ chơi đùa, thước kẻ, ăn không
phải là từ chỉ đặc điểm và học sinh đã nêu được từ chơi đùa không phải là từ chỉ
đặc điểm vì nó là từ chỉ hoạt động….. Qua các câu hỏi như vậy sẽ giúp các em

khắc sâu hơn về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động.
Bài 2: Tìm từ chỉ đặc điểm của một người và vật:
a) Đặc điểm về tính tình của một người.
b) Đặc điểm về màu sắc của một vật.
c) Đặc điểm về hình dáng của một vật.
Ở dạng bài tập này tơi thấy các em tìm rất tốt loại từ chỉ đặc điểm về màu
sắc và đặc điểm về hình dáng cịn đặc điểm về tính tình thì một số em cịn lúng
túng và tìm từ cịn hạn chế nên khi các em chia sẻ bài làm thì tơi cho nhiều học
sinh nối tiếp nêu các từ chỉ đặc điểm về tính tình mà mình tìm được để cả lớp
cùng tham khảo và có thêm vốn từ về từ loại này. Giáo viên cũng nêu thêm một
số từ chỉ đặc điểm về tính tình khác và u cầu cả lớp ghi nhớ để tiết Tập làm
văn tới các em sẽ sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm này để kể về anh (hoặc chị)
của mình.
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
a) Đơi mắt của búp bê…………..
b) Các bạn học sinh lớp 2B rất…………………..
c) Ba mẹ em rất………………….em.
Với bài tập này đa số các em đều tìm đúng từ chỉ đặc điểm và tìm rất
nhanh.
Bài 4: Dịng nào dưới đây gồm từ chỉ đặc điểm:
a) Quyến sách, rực rỡ, đẹp.
b) Đẹp, rực rỡ, cởi mỡ.
c) Đẹp, rực rỡ, hoa lan.
Học sinh chọn đáp án: b và các em cũng đã giải thích được vì sao mình
khơng chọn đáp án a, c.
Bài 5: (HSNK) Đặt câu với từ: dịu dàng, xanh thẳm
Lần này tôi đã quan sát thấy các em khắc phục được lỗi đặt câu chưa đúng
cấu tạo và chưa trọn vẹn về ý nghĩa và số học sinh đặc câu đúng nhiều hơn các
lần trước.
3.2 Biện pháp học tốt mẫu câu Ai- thế nào?

- Về mặt ý nghĩa: Kiểu câu Ai thế nào? nhằm để khen ngợi, miêu tả đặc
điểm tính chất của người vật.
- Về mặt cấu tạo: Kiểu câu Ai thế nào? cũng giống như kiểu câu Ai là gì?;
Ai làm gì? cũng được cấu tạo bởi hai bộ phận chính:
14

+ Bộ phận chính thứ nhất là bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
+ Bộ phận chính thứ hai là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?
Trên cơ sở học sinh đã nắm được từ ngữ chỉ đặc điểm. Để học sinh học tốt
mẫu câu Ai thế nào? Giáo viên hướng dẫn như sau:
Cụ thể: Tuần 15- Bài: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nàò?
Bài tập 3: Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:
a) Mái tóc của bà em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm,….
b) Tính tình của bố em: hiền hậu, vui vẻ, nghiêm khắc,….
c) Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,….
d) Nụ cười của chị em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…..
Ai
thế nào?
M:
Mái tóc của bà em
bạc trắng.

Bước 1: Yêu cầu lần lượt 2 học sinh đọc yêu cầu- cả lớp đọc thầm theo.
Bước 2: Bài tập yêu cầu các em làm gì? –Học sinh trả lời: Chọn từ thích
hợp rồi đặt câu với từ ấy theo mẫu Ai thế nào? để tả về: Mái tóc của bà; Tính
tình của bố; Bàn tay của em bé; Nụ cười của chị.
Bước 3: Tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Mẫu câu Ai thế nào? giống và khác mẫu
câu Ai là gì?, Ai làm gì? chỗ nào? – Học sinh trả lời: Giống là đều có bộ phận
chính thứ nhất trả lời câu hỏi Ai, khác nhau là bộ phận chính thứ hai ở mẫu câu

này trả lời câu hỏi thế nào?
Bước 4: GV cung cấp cho học sinh biết: Câu được cấu tạo theo mẫu Ai
thế nào? Gồm hai bộ phận chính. Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi Ai, bộ
phận chính thứ hai trả lời câu hỏi thế nào? Để trả lời cho câu hỏi thế nào? ta
dùng từ ngữ chỉ đặc điểm.
Bước 5: Học sinh làm bài và chia sẻ bài làm.
Ai (cái gì, con gì)
thế nào?
M:
Mái tóc của bà em
bạc trắng.
Tính tình của bố em
hiền hậu.
Bàn tay của em bé
mũm mĩm.
Nụ cười của chị em
rạng rỡ.
Bước 6: Tôi yêu cầu các em nhận xét về bộ phận trả lời câu hỏi Ai và bộ
phận trả lời câu hỏi thế nào?- Học sinh trả lời: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai là từ
ngữ chỉ sự vât, bộ phận trả lời câu hỏi thế nào là từ ngữ miêu tả đặc điểm của sự
vật đó.
Bước 7: Yêu cầu vài học sinh nhắc lại và ghi nhớ nội dung của bài học.

15

*Một số dạng bài tập được sử dụng trong các tiết ơn luyện theo mức độ
từ dễ đến khó phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp.
Bài 1: Nối câu với mẫu thích hợp:
1) Ai thế nào?

a) Na là một cơ bé tốt bụng.
2) Ai là gì?
b) Cơ ấy đẹp như một nàng tiên.
3) Ai làm gì?
c) Cậu bé ịa khóc
(Đáp án: Na là một cơ bé tốt bụng thuộc kiểu câu Ai là gì?
Cơ ấy đẹp như một nàng tiên thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Cậu bé ịa khóc thuộc kiểu câu Ai làm gì? và các em đã nêu được cách
xác định mẫu câu đó.
Bài 2: Trong các câu sau đây, câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?
a) Ơng em trồng cây xồi cát này trước sân.
b) Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.
c) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Ở ví dụ này các em tìm được câu b là câu thuộc kiểu Ai thế nào? Và đã giải
thích được vì sao câu a và câu c khơng thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Bài 3: Tìm câu văn thuộc kiểu câu Ai thế nào? Có trong đoạn văn sau:
Cị và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau (1). Cị ngoan
ngỗn, chăm chỉ học tập (2). Vạc thì lười biếng, khơng chịu học hành (3). Cò
khuyên bảo nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. (4)
Ở bài tập này các em đã tìm được câu văn (2), (3) là câu thuộc kiểu Ai
thế nào? Và các em cũng đã giải thích được vì sao câu (1), (3) không thuộc
kiểu câu Ai thế nào?
Bài 4: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả đặc điểm của các bạn trong lớp.
Đối với bài tập này tôi thấy các em đã đặt đúng mẫu câu và câu văn rất
phong phú. Chẳng hạn:
- Bạn Bảo Ngọc có làn da trắng hồng và cặp mắt đen láy.
- Bạn Thiên Hưng rất thông minh.
- Bạn Đức Thịnh tuy nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn.
4. Giúp học sinh phân biệt được những trường hợp đặc biệt.
*Trường hợp 1: Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi Ai? Bộ phận

chính thứ hai có từ ngữ chỉ hoạt động nhưng khơng thuộc kiểu câu Ai làm gì?
a) Ví dụ: Bạn Như ý vẽ đẹp.
Khi xác định kiểu câu này, đa số các em đều cho rằng câu đó thuộc kiểu
câu Ai làm gì? vì bộ phận chính thứ hai của câu có từ vẽ là từ chỉ hoạt động.
Lúc này tôi hướng dẫn các em nhận xét: Câu Bạn Như Ý vẽ đẹp muốn
nói đến bạn Như Ý đang vẽ hay muốn nhận xét về bài vẽ của bạn Như Ý. Khi
tôi đặt câu hỏi như vậy thì nhiều học sinh năng khiếu trong lớp đã đồng ý với ý
16

kiến: Câu đó muốn khen bạn Như Ý vẽ đẹp. Vậy muốn khen Như Ý vẽ đẹp thì
các em phải đặt câu hỏi gì? Học sinh đã trả lời được là phải đặt câu hỏi Như Ý
thế nào? Vậy Bạn Như Ý vẽ đẹp thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Tiếp theo tơi đưa ra một số ví dụ và u cầu các em xác định kiểu câu và
giải thích vì sao?
Ví dụ: Bạn Thanh Trà hát hay.
Con nai rất hiền.
Các em đã xác định đúng kiểu câu của hai câu trên là thuộc mẫu câu Ai
thế nào? Và đã giải thích được cả 2 câu trên là đều dùng để nhận xét sự vật là
bạn Thanh Trà và con nai.
Ghi nhớ: Câu dùng để nhận xét, đánh giá thì thuộc kiểu câu Ai thế
nào?
*Trường hợp 2: Bộ phận chính thứ nhất trả lời câu hỏi cái gì, bộ phận
chính thứ hai trả lời câu hỏi làm gì? cũng khơng thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Ví dụ: Chiếc lá rơi xuống đất.
Khi xác định kiểu câu này, đa số các em đều trả lời câu này cũng thuộc
kiểu câu Ai làm gì? vì bộ phận chính thứ hai có từ rơi là từ chỉ hoạt động.
Lúc này tôi yêu cầu các em nhớ lại bài cũ cơ đã nói, đối với mẫu câu Ai
làm gì? thì bộ phận chính thứ nhất khơng trả lời cho câu hỏi cái gì, vì đồ vật
không tạo ra được hoạt động. Vậy lúc này tôi giới thiệu ở trường hợp này phải

hỏi Chiếc lá thế nào? Do vậy câu trên thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Sau đó tơi lấy thêm một số ví dụ khác:
Ví dụ 1: Chiếc áo treo trong tủ áo quần.
Ví dụ 2: Mẹ treo chiếc áo vào tủ áo quần
Ví dụ 3: Sóng đẩy thuyền ra xa bờ.
Qua 3 ví dụ trên các em cũng đã xác định được ví dụ 2 thuộc kiểu câu Ai
làm gì? cịn ví dụ 1 và ví dụ 3 thuộc kiểu câu Ai thế nào? và các em đã giải thích
được ở ví dụ 1, 3 bộ phận chính thứ hai có từ chỉ hoạt động nhưng bộ phận
chính thứ nhất trả lời câu hỏi Cái gì? nên ví dụ 1, 3 thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Ghi nhớ: Bộ phận chính thứ hai chỉ hoạt động, bộ phận chính thứ nhất
chỉ đồ vật thì khơng đặt câu hỏi làm gì? mà đặt câu hỏi thế nào? và câu đó
thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện để giúp học sinh
học tốt mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
4.5 Khả năng áp dụng: Đề tài có khả năng áp dụng tốt đối với tất cả học
sinh lớp 2.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
17

6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học
sinh tiếp thu bài tốt, phát huy tính tích cực, giúp các em học tập một cách tự
nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả. Đặc biệt rèn được kĩ năng nói, diễn đạt mạch lạc.
Nhiều em đặt câu hay, từ ngữ gây được sự bất ngờ thú vị. Bên cạnh đó các em
có cơ hội giao lưu lẫn nhau, phát triển tốt các năng lực: tự quản, giao tiếp, hợp
tác,… các phẩm chất cần thiết như: mạnh dạn, tự tin,….góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện. Đề tài được xây dựng không tốn kém cũng như không
ảnh hưởng đến kinh tế của người dạy và người học. Sau mỗi giờ học các em cảm
thấy thoải mái và u thích mơn học này.

Cụ thể, năm học 2018-2019 kết quả như sau:
Luyện từ và câu
Thời
Mẫu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Lớp
TSHS
điểm
HTT
HT
CHT
6,0
2B
33
15
45,5%
16 48,5%
2
Dự kiến đến cuối HKII, số lượng học sinh hoàn thành tốt sẽ tiếp tục tăng
lên và số học sinh chưa hoàn thành sẽ giảm đi ở phân mơn này
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
HKI

8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu
có):
TT

Họ và
tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi cơng tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chuyên môn

Nội dung công việc
hỗ trợ

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại Chánh, ngày 20 tháng 2 năm 2019
Người nộp đơn

Xác nhận và đề nghị của
cơ quan, đơn vị tác giả công tác

18

Nguyễn Thị Thắm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Quảng Nam
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
TT

Họ và
tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi cơng tác
(hoặc nơi thường
trú)

1

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào
việc tạo ra sáng kiến
(ghi rõ đối với từng đồng

tác giả, nếu có)

Đặng 05/10/1976 Trường Tiểu
Giáo
Đại học
Thị
học Nguyễn
viên – Tiểu học
Thuận
Bá Ngọc – xã Tổ
Sông Trà –
trưởng
huyện Hiệp
chuyên
Đức - tỉnh
môn
Quảng Nam
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: Biện pháp tổ chức
tốt tiết Sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.

19

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư
tạo ra sáng kiến): ..........................……………………………………………………
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 04/09/2015
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Nội dung sáng kiến: Những biện pháp tôi thực hiện đã phát huy được tính
năng động, sáng tạo của học sinh, các em tự tổ chức các hoạt động dưới sự

hướng dẫn của giáo viên, cụ thể như sau:
Khi được phân công chủ nhiệm lớp 2A, tôi tiến hành họp phụ huynh. Nghiên
cứu hồ sơ học sinh, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ, rồi tổ chức cho các em
bầu ban cán sự lớp. Sau khi có kết quả bầu chọn của lớp, tôi kết hợp quan sát
hằng ngày phân cơng cho từng em đảm nhiệm vai trị: lớp trưởng, lớp phó học
tập, lớp phó văn thể mỹ, tổ trưởng, tổ phó. Để thúc đẩy phong trào thi đua trong
học sinh, đồng thời phát hiện, biểu dương kịp thời các nhân tố tích cực, ngay từ
đầu năm, tơi cùng ban cán sự lớp xây dựng tiêu chí thi đua. Lớp trưởng thơng
qua tiêu chí thi đua, tập thể lớp trao đổi, thống nhất để thực hiện. Căn cứ vào kết
quả thực hiện của từng cá nhân, từng tổ để tuyên dương các cá nhân điển hình,
tập thể tổ xuất sắc. Nhằm giúp ban cán sự lớp làm việc hiệu quả, tôi trao đổi,
hướng dẫn các em cách thức làm việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em và cấp
cho mỗi thành viên trong ban cán sự lớp một cuốn sổ đã kẻ sẵn biểu mẫu để ghi
chép các hoạt động của lớp. Tôi hướng dẫn các em: nhận xét phải đúng người,
đúng việc; tuyên dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục.
Để chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt tập thể, tôi tiến hành rà soát nhiệm vụ giáo
dục của tháng, của tuần theo chủ điểm. Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập
của lớp trong tuần thông qua quan sát hằng ngày, trao đổi của các giáo viên và
cán bộ lớp. Định hướng trước với cán bộ lớp về nội dung của tiết sinh hoạt
chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo. Ngồi ra, tơi cịn hướng dẫn cho
lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi, sưu tầm giới thiệu tranh ảnh theo
chủ đề, tặng quà sinh nhật cho các bạn có ngày sinh thuộc tháng đang sinh hoạt.
Giúp học sinh nắm được chủ điểm tháng để xây dựng nội dung cho hoạt động
vui chơi, văn nghệ, tôi ghi chủ đề năm học, chủ điểm tháng và các ngày lễ trong
một tờ giấy A3 dán ở góc học tập của lớp, hằng ngày các em xem, ghi nhớ và
vận dụng vào thực tiễn.
Tôi tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể theo trình tự như sau:
1. Khởi động: lớp phó văn thể mỹ sẽ tổ chức cho lớp khởi động bằng một bài hát
hay một trò chơi nhằm tạo hứng thú cho các em bước vào tiết sinh hoạt đạt hiệu
quả.

2. Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần: lớp trưởng lần lượt mời các tổ
trưởng lên báo cáo kết quả theo dõi thi đua của tổ trong tuần, lớp cử một bạn lên
bảng ghi một số nội dung để lớp tiện theo dõi. Khi các tổ trưởng báo cáo xong,
lớp trưởng mời các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp. Sau đó, lớp
20

trưởng tổng kết, đánh giá hoạt động trong tuần, đề xuất tuyên dương cá nhân
điển hình, tập thể tổ xuất sắc và đề xuất phê bình cá nhân vi phạm với giáo viên
chủ nhiệm. Cuối cùng, mời giáo viên chủ nhiệm lên nhận xét, đánh giá, tổ chức
tuyên dương cá nhân điển hình, tập thể tổ xuất sắc trong khơng khí trang trọng;
nhẹ nhàng nhưng cương quyết khi nhắc nhở tồn tại, chỉ ra hướng khắc phục và
tỏ rõ ý tin tưởng vào sự phấn đấu của các em.
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động tuần học tiếp theo: Dựa trên định hướng của
tôi, lớp trưởng phát thảo kế hoạch hoạt động tuần học tiếp theo. Tập thể lớp trao
đổi và đi đến phương án thực hiện. Sau đó, lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm
cho ý kiến. Theo định hướng giáo dục đã có và trao đổi của tập thể lớp, tôi chốt
lại những việc cần làm trong tuần đến để lớp thực hiện.
4. Hoạt động vui chơi, văn nghệ: Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết
sinh hoạt, tôi định hướng cho lớp đan xen tổ chức các hoạt động vui chơi, văn
nghệ, mừng sinh nhật, … các em vừa học, vừa chơi, thi tài với nhau, học hỏi lẫn
nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5. Giáo viên nhận xét tiết sinh hoạt, nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt cho các hoạt
động trong tuần sau.
Thông qua tiết Sinh hoạt tập thể, các em tự đánh giá mình, đánh giá bạn,
tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, cùng
học tập và tiến bộ. Các em được thực hành, trải nghiệm, phát triển năng khiếu
của mình, Tích cực chủ động, sáng tạo trong các hoạt động tập thể. Vừa học,
vừa chơi, giao lưu với nhau, phát triển tốt các năng lực và phẩm chất cần thiết
của người học sinh.

+ Khả năng áp dụng: Đề tài có khả năng áp dụng tốt đối với tất cả các lớp 2
trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Phòng học đúng quy định, ánh
sáng đảm bảo; bàn ghế đầy đủ.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả: Các biện pháp tôi thực hiện đã mang lại hiệu quả cao,
phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh, các em tự tổ chức các hoạt
động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được thực hành, trải nghiệm,
phát triển năng khiếu của mình. Tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt
động tập thể. Vừa học vừa chơi, giao lưu với nhau, phát triển tốt các năng lực: tự
quản, giao tiếp, hợp tác,… và các phẩm chất cần thiết của học sinh như: mạnh
dạn, tự tin, tự chịu trách nhiệm, đoàn kết bạn bè,… nâng cao chất lượng giáo
dục tồn diện. Khơng tốn kém cũng như khơng ảnh hưởng đến kinh tế của người
dạy và người học.

21

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp
dụng thử (nếu có): .……………..………………………………………......................
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT

Họ và
tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi cơng tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chun mơn

Nội dung công việc
hỗ trợ

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

22