Anh Hùng có phải là người có đạo đức và kỉ luật không vì sao

a]  Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao ?

- Thực hiện nghiêm ngặt quy định bảo hộ lao động khi làm việc


- Phải qua huấn luyện về quy trình kĩ thuật, nhất là an toàn về lao động mới được làm việc 


b]  Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc ?

- Làm việc suốt ngày đêm trong mưa rét, quần áo ướt sũng để sớm khắc phục hậu quả, giải phóng mặt đường


- Làm việc vất vả, thầm lặng, thu nhập thấp nhưng vẫn vui vẻ


- Không đi muộn về sớm


-  Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội nhận việc khó khăn, nguy hiểm


c]  Để trở thành người sống có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật ?

Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và là người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác. Vì vậy để trở thành người sống có đạo đức chúng ta phải tuân theo kỉ luật.


Bạn đang xem: GDCD 7 Bài 4: Đạo đức và kỷ luật

Ngoài ra các em biết thế nào là đạo đức, kỉ luật. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật. Học sinh có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật. Để hiểu được đọa đức và kỉ luật mời các em tìm hiểu bài học: Bài 4: Đạo đức và kỷ luật

  • Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người tính kỉ luật cao
    • Thực hiện nghiêm ngặt qui định bảo hộ lao động khi làm việc.

    • Phải qua huấn luyện về qui trình kĩ thuật, nhất là an toàn về lao động.

  • Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc.
    • Làm việc suốt đêm trong mưa rét, quần áo ướt sũng để sớm khắc phục hậu quả, giải phóng mặt đường.
    • Làm việc vất vả, thầm lặng, thu nhập thấp nhưng vẫn vui vẻ.
    • Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
  • Anh Hùng có phải là người có đạo đức và kỉ luật không? Tại sao?
  • Anh hùng là người có đạo đức và kỉ luật.
  • Vì: Anh luôn hoàn thành tốt công việc của mình, không đi muộn về sớm, vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội nên được mọi ngừơi tôn trọng yêu quý
  • Là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống;
  • Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện
    • Ví dụ: giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ…
  • Là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo
  • Tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả, chất lượng cao.
  • Ví dụ: Đi học đúng giờ, an toàn giao thông, an toàn lao động…
  • Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật;
  • Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
  • Học sinh cần rèn luyện đạo đức và kỉ luật
  • Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức.
  • Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể

4. Ý nghĩa

  • Người có đạo đức là người tuân thủ kỉ luật
  • Người chấp hành kỉ luật là người có đạo đức

Qua bài học này các em phải năm “đạo dức và kỉ luật” có ý nghĩa quan trọng trong học tập, lao động, lối sống của thành viên. Thiếu đâọ đức, kỉ luật sẽ ảnh hưởng đến công việc chung và sẽ bị xã hội lên án. Khi còn học sinh trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn luyện góp phần nhỏ cho sự bình yên của xã hội. Triwr thành công dân có ích cho xã hội. 

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Đạo đức là: 

    • A.
      Những qui định
    • B.
      Những chuẩn mực
    • C.
      Những cách ứng xử đúng chuẩn mực
    • D.
      A, B, C đúng
  • Câu 2:

    Biểu hiện của đúng kỉ luật

    • A.
      Đi học đúng giờ
    • B.
      Luôn làm sai 
    • C.
      Phạm luật giao thông
    • D.
      Vượt đèn đỏ
  • Câu 3:

    Người có đạo đức

    • A.
      Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể
    • B.
      Người tuân thủ kỉ luật
    • C.
      Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện
    • D.
      A, B, C đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 14 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 14 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 14 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 14 SGK GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Bài 4 ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT Truyện đọc Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung * Tìm hiểu nội dung truyện đọc Câu hỏi: Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người, có tính kĩ luật cao? Hướng dẫn trả lời: Thực hiện nghiêm ngặt quy định bảo hộ lao động khi làm việc Phải qua huấn luyện về quy trình kĩ thuật, nhất là an toàn về lao động Câu hỏi: Khó khăn nhất trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì? Hướng dẫn trả lời: Cây trong thành phố bị chặt chạm dây điện, dây điện thoại, biển quảng cáo rất nguy hiểm... Muốn hạ cây phải khảo sát trước; có lệnh của công ti mới được cắt, chặt. Phải làm xong trước tháng 7; mùa đông mưa bão, phải trực 24/24 giờ làm suốt đêm ngày vất vả, thu nhập thấp. Câu hỏi: Tuy vất vả, khó khăn, song tinh thần làm việc của anh Hùng như thế nào? • Hướng dẫn trả lời: Anh làm việc tận tuy, không đi muộn về sớm. Vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ. Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội nhận việc khó khăn, nguy hiểm. Câu hỏi: Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc? Hướng dẫn trả lời: Làm việc suốt ngày đêm trong mưa rét, quần áo ướt sũng để sớm khắc phục hậu quả, giải phóng mặt đường Làm việc vất vả, thầm lặng, thu nhập thấp nhưng vẫn vui vẻ Không đi muộn về sớm Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội nhận việc khó khăn, nguy hiểm Câu hỏi: Vì sao anh Hùng luôn được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu quý? Hướng dẫn trả lời: Vì anh làm việc tận tuy, có trách nhiệm cao,, luôn phát huy phẩm chất đạo đức và kĩ luật của anh bộ đội cụ Hồ, xứng đáng với danh hiệu “Người tốt việc tốt”, là tấm gương để mọi người noi theo. Nội dung bài học. Câu hỏi: Đạo đức là gì? Đạo đức được biểu hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực xã hội, thể hiện trong ứng xử với bản thân, với mọi người trong công việc, với thiên nhiên, với đất nước, với môi trường sống. Những chuẩn mực đó phù hợp với yêu cầu của xã hội, được mọi người tự giác thực hiện. Câu hỏi: Kỉ luật là gì? Hướng dẫn trả lời: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội [nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan...] yêu cầu mọi thành viên phải thực hiện dù muốn hay không nhằm đảm bảo nề nếp, đảm bảo cho mọi hoạt động được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Câu hỏi: Đạo đức và kỉ luật là hai vấn đề khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Đạo đức tạo ra động cơ bêh trong, điều chỉnh nhận thức và hành ví kỉ luật, và ngược lại, hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể, pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức. Câu hỏi: Người như thế nào là người có tính kỉ luật và tự giác? Hướng dẫn trả lời: Là người tự nguyện chấp hành những quy định không đợi ai nhắc nhở, những người như vậy gọi là người có tính kỉ luật tự giác. Câu hỏi: Những người như thế nào là người vô kỉ luật? Vô kỉ luật có tác hại gì? Hường dẫn trả lời: Những người vi phạm quy định chung, luôn phải đợi nhắc nhở, phải giám sát là người vô kỉ luật. Người vô kỉ luật gây ảnh hưởng đến công việc chung và không được ngươi khác coi trọng. Câu hỏi: Để trở thành người có đạo đức, vì sao chúng ta phải coi trọng kỉ luật? Hướng dẫn trả lời: Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức Câu hỏi: Những biểu hiện nào chứng tỏ em đã có ý thức chấp hành đúng kỉ luật của nhà trường đề ra với tinh thần tự giác? Hướng dạn trả lời: Trang phục khi đến trường: áo trắng, quần xanh, mang phù hiệu, đeo khăn quàng, đi dép có quai sau... Giờ thể dục: mặc áo quần đồng phục thể dục Trong lớp không nói chuyện riêng, phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, không ăn quà vặt trong lớp, làm bài tập và học thuộc bài khi đến lớp Không vi phạm quy chế thi cử [quay cóp, sử dụng tài liệu...] Đi học đúng giờ quy định, nghỉ học phải có đơn xin phép, có chữ kí của phụ huynh học sinh Không gây xích mích, không cãi lộn, gây gổ, đánh nhau... Câu hỏi: Những biểu hiện nào thường gặp trong học sinh biểu hiện là những người học sinh vô kỉ luật, đạo đức kém? Hướng dẫn trả lời: Gian dối trong kiểm tra và thi cử, lười làm bài tập, trang phục khi đến lớp không phù hợp với lứa tuổi học sinh, không đúng với quy định của nhà trường, ra vào lớp tuỳ tiện, nghỉ học không viết đơn xin phép, giả vờ ốm để xin cô miễn kiểm tra bài cũ, trốn học đi choi.. Bài tập. Bài tập 1: Trong những hành vi sau đây, theo em hành vi nào vừa biểu hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật? . Không nói chuyện riêng trong lớp . Không quay cóp trong thi cử. . Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn . Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. . Luôn hôi hận khi làm điều sai trái . Không hút thuốc lá, không uống rươu, bia.. . Làm bài đầy đủ trước khi tới lớp. Hướng dẫn trả lời: Tất cả những hành vi trên vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kĩ luật của người học sinh. Bài tập 2: Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một người học sinh hiện nay và tác hại của nó? Hướng dẫn trả lời: Trốn học đi chơi -. Quay cóp,‘sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra Dấu dốt Ra vào lớp tuỳ tiện Nghỉ học không xỉn phép Ăn quà vặt trong lớp Trang phục khi đến trường không đúng quy định Tác hại của những biểu hiện trên là chứng tỏ đó là những học sinh không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định của nhà trường, sống tuỳ tiện không biết coi trọng phẩm chất đạo đức của mình. Đó là những con người thiếu trung thực, thiếu kĩ luật và không có lòng tự trọng, vi phạm đạo đức của người học sinh, nếu không biết sửa chữa, điều chỉnh mình thì không thể trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt. Bài tập 3: Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật, vì vậy thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật. Có bạn cho rằng: Tuấn là học sinh thiếu ý thức tổ chức kỉ luật. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với tập thể lớp trong những ngày chủ nhật? Hướng dẫn trả lời: Em không đồng ý với ý kiến trên. Hoàn cảnh gia đình Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm vào ngày chủ nhật còn những ngày học và hoạt động trong tuần Tuấn đều tham gia và đảm bảo tốt, như vậy Tuấn đã giải quyết được tốt việc nhà và việc học. Tuấn là một người con hiếu thảo với cha mẹ, là người có trách nhiệm với gia đình. Tuấn là người có ý thức tổ chức kỉ luật vì những ngày nghỉ không tham gia những hoạt động do lớp tổ chức vào ngày chủ nhật, thỉnh thoảng nghĩa là không phải tất cả các hoạt động của lớp vào ngày chủ nhật Tuấn đều vắng mặt. Những ngày vắng mặt Tuấn đến báo cáo xin nghỉ với lí do rất chính đáng là đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình vì hoàn cảnh của gia đình „Tuấn rất khó khăn, Tuấn không có điều kiện để tham gia cùng các bạn mặc dù đó là điều ngoài ý muốn của Tuấn. Như vậy là Tuấn có ý thức tôn trọng quy định, hoạt động của tập thể. Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ động viên, chia sẻ với Tuấn để Tuấn học giỏi hơn, vượt qua khó khăn, nhận được học bổng “Vượt khó học tốt”. Em sẽ vận động các bạn trong lớp lập quỹ “Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó” bằng những đồng quà sáng,. tiền tiêu vặt...để giúp đỡ Tuấn và gia đình Tuấn. Em và các bạn sẽ cùng Tuấn làm những việc có thể làm được để giúp Tuấn. Bài tập 4: Em có dự định gì rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh? Hướng dẫn trả lời: Chấp hành đầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, của lớp Học tập nghiêm túc để đạt được kết quả cao, xứng đáng là con ngoan trò giỏi Tu dưỡng rèn luyện để trở thành người có đạo đức và kỉ luật, sau này trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người công dân tốt.

Video liên quan

Chủ Đề