Bác sĩ đông y không được bán thuốc dưới mọi hình thức

Các hành vi bị cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.

Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tác động trực tiếp đến đối tượng là con người. Vì vậy, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được pháp luật điều chỉnh và quản lý chặt chẽ.  

Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 cấm các hành vi sau đây trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:

1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh

2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.

4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.

6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.

7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.

8. Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.

9. Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

10. Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.

11. Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.

12. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.

13. Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

14. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh  

Trên đây là các hành vi bị cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: (024) 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

Nhiều phụ huynh giật mình “thon thót” bởi những toa thuốc dài dằng dặc, đắt tiền và mù mờ về giá mà bác sĩ ở một số cơ sở khám chữa bệnh kê cho. Pháp lệnh “Hành nghề y dược tư nhân” cấm “bác sĩ bán thuốc”, còn Nghị định 96/2011/NĐ-CP nâng mức xử phạt vi phạm hành chính lên 15-20 triệu đồng cho một trường hợp bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, nhưng vi phạm vẫn diễn ra phổ biến ở Hà Nội.

Những toa thuốc… giá “cắt cổ”

Nghe danh bác sĩ A. nổi tiếng về chữa bệnh tai-mũi-họng ở phố Trần Khát Chân, Hà Nội, nhiều người tìm đến phòng khám của bác sĩ này để khám bệnh. Tuy nhiên, điều khiến người bệnh bức xúc là họ phải mua thuốc với giá “cắt cổ”. Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Bình, ở phường Bưởi, Hà Nội thì khi đến đây chị được nhân viên thu tiền khám bệnh là 150 nghìn đồng. Sau khi thăm khám, chị được bác sĩ chẩn đoán là viêm amidan và hướng dẫn xuống tầng 1 ngồi đợi. Một lát sau cô nhân viên gọi chị lại thanh toán thêm 470.000đ tiền thuốc.

Cùng khám với chị là một số người bệnh khác và đơn thuốc của họ cũng có giá trên 400 nghìn đồng. Nhiều người không đủ tiền đành phải mua nửa đơn. Cảm thấy như bị “đánh rơi” tiền, chị Bình mang ngay toa thuốc ra quầy thuốc gần đó để hỏi giá và giật mình khi biết đơn thuốc trên chỉ khoảng 200.000đ.

“Tổng cộng hết 620 nghìn mà vẫn không khỏi, tôi phải mua thêm 100 nghìn tiền thuốc để uống nữa. Nhiều người vào đây khám đều kêu thuốc đắt. Tôi tính sơ sơ, chỉ lãi tiền thuốc mỗi ngày phòng khám cũng thu vài triệu bạc” - chị Bình phàn nàn.

Tình trạng phòng khám tư nhân bác sĩ vừa kê đơn vừa bán thuốc diễn ra khá “nóng” ở Hà Nội. Nhiều phụ huynh giật mình “thon thót” về sự kê đơn “bạo tay” của bác sĩ. Kê đơn và “ấn” thuốc vào tay kiểu “bắt buộc”, người bệnh phải mua khiến họ khó lòng từ chối.

Chị Minh, nhà ở đường Hoàng Quốc Việt thường đưa con trai 3 tuổi đến phòng khám của bác sĩ Q.L. ở đường Lạc Long Quân. Bất cứ bệnh nhân nào sau khi được khám và kê đơn đều phải mua thuốc ở đây. Đơn thuốc của con chị bao giờ cũng có một lọ thuốc nước màu hồng, không bao bì, nhãn mác. Có lần, con ốm, chị mang đơn ra ngoài mua, dược sĩ lắc đầu bảo: “Chị phải đến bác sĩ kê đơn mua thôi, thuốc này không có đâu”.

Chưa xử lý được trường hợp nào (?) 

Theo Nghị định 96/2011/NĐ-CP thì hành vi bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng (trước đây là 2-5 triệu đồng). Mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền nhằm thu hoa hồng.

Hà Nội hiện có 2.497 cơ sở hành nghề khám chữa bệnh ngoài công lập, trong đó phòng khám đa khoa và chuyên khoa chiếm nhiều nhất, lên tới 1.502 cơ sở. Trong năm 2011, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 1,3 tỷ đồng (gồm cả lĩnh vực y, dược, VSATTP).

Bác sĩ đông y không được bán thuốc dưới mọi hình thức
Người bệnh phát hiện bác sĩ bán thuốc dưới mọi hình thức, hãy gọi điện đến đường dây nóng của Sở Y tế Hà Nội: 0437333071.

Riêng lĩnh vực hành nghề y tư nhân, phát hiện và xử phạt 38 cơ sở vi phạm với các lỗi như: hoạt động không đúng phạm vi được quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề; hành nghề không phép; biển hiệu và quảng cáo không đúng quy định; quảng cáo trên trang web khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; bác sĩ vắng mặt không ủy quyền theo quy định.

Đáng tiếc trong năm 2011, Hà Nội chưa phát hiện và xử lý được trường hợp nào là bác sĩ vừa kê đơn vừa bán thuốc, trong khi đó vi phạm này diễn ra khá “nóng”. Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội thì áp dụng Nghị định 96, Hà Nội sẽ xử phạt ở mức 17,5 triệu đồng/vi phạm (lần đầu) với trường hợp vừa kê đơn, vừa bán thuốc. Nếu tái phạm sẽ có hình thức phạt bổ sung.

Ông Cường thừa nhận việc kiểm tra, phát hiện việc vừa kê đơn, vừa bán thuốc không khó, nhưng từ khi Nghị định 96 có hiệu lực (tháng 12/2011) lại chưa có trường hợp vi phạm nào bị phát hiện và xử phạt. Trong khi đó, người bệnh vẫn tiếp tục bị “móc túi” khi một số cơ sở khám chữa bệnh bán đơn thuốc giá cao gấp nhiều lần. “Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra ngay” - ông Cường cho biết.

Không chỉ vừa kê đơn, vừa bán thuốc mà ở một số cơ sở y tư nhân còn thu tiền khám chữa bệnh với rất nhiều mức giá, thậm chí không đúng với giá niêm yết. “Theo khoản 5, điều 88 Luật Khám chữa bệnh, các cơ sở ngoài công lập được phép định giá và niêm yết công khai ngoài phòng khám để người bệnh biết và phải thu đúng với giá niêm yết.

Quyền của người khám chữa bệnh là phải tham khảo, hỏi kỹ, tỉ mỉ về giá khám chữa bệnh, sau đó mới quyết định. Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân bác sĩ chỉ được kê đơn, không được bán thuốc, nếu bị yêu cầu mua thuốc người bệnh phải từ chối và gọi điện ngay đến đường dây nóng của Sở Y tế Hà Nội theo số máy 04.37333071 để phản ánh kịp thời. Bán thuốc dưới mọi hình thức đều bị xử lý theo quy định” - ông Cường khuyến cáo.

Điều 5, mục 4, chương II, Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi: bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền bắt mạch kê đơn. Hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm này.

PV

Anh Thư

(ANTĐ) - Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2011. Theo đó, một trong những quy định là bác sỹ không được bán thuốc dưới mọi hình thức (trừ bác sỹ đông y, lương y). Tuy nhiên theo phản ánh của người dân, tình trạng bác sỹ vừa khám bệnh, vừa bán thuốc vẫn diễn ra hết sức phổ biến và hầu như không được xử lý.

Bó tay với việc bác sỹ vừa khám bệnh, vừa bán thuốc?

(ANTĐ) - Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2011. Theo đó, một trong những quy định là bác sỹ không được bán thuốc dưới mọi hình thức (trừ bác sỹ đông y, lương y). Tuy nhiên theo phản ánh của người dân, tình trạng bác sỹ vừa khám bệnh, vừa bán thuốc vẫn diễn ra hết sức phổ biến và hầu như không được xử lý.

Vốn là bác sỹ Trưởng khoa, nên phòng khám của bác sỹ Nguyễn Văn H (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lúc nào cũng đông nghẹt bệnh nhi đến khám. Tuy nhiên điều mà các phụ huynh rất thắc mắc là có đến 99% các cháu bé khi đến khám dù bị viêm họng, viêm tai, viêm phế quản hay viêm phổi... đều được bác sỹ kê kháng sinh Zinnat và bán thuốc luôn tại nhà.

Chị Nguyễn Thị Hương (phường Dịch Vọng Hậu) chia sẻ: Tôi thường đưa con đến đây khám vì gần nhà. Song tôi không hiểu là 10 lần đến khám thì cả 10 lần cháu đều được kê cùng một loại thuốc kháng sinh. Hỏi các phụ huynh khác cũng nhận được câu trả lời như thế. Khám xong bác sỹ lấy thuốc luôn và thông thường giá thuốc cao hơn bên ngoài khoảng 30%.  

Đối với những cháu bé biếng ăn, gầy còm không còn lạ phòng khám của bác sỹ Lê Thị C trên đường Nguyễn Khuyến. Bởi bác sỹ có thuốc pha “độc nhất vô nhị” với tác dụng bé sẽ ăn ngon miệng, tăng cân mà không phòng khám nào có được. Giá của một lọ thuốc bác sỹ tự pha là 400.000 đồng và cũng “trời” mới biết được trong đó có những thành phần gì.    

Không chỉ bác sỹ H, C mà theo khảo sát của phóng viên, có khá nhiều các phòng khám bác sỹ vừa kê toa vừa bán thuốc. Thậm chí có phòng khám bác sĩ chỉ đưa cho người nhà những viên thuốc và dặn: Sáng 1 viên, chiều 1 viên. Người bệnh không được biết là mình đang uống thuốc gì. Hỏi thì bác sĩ bảo: Chị không cần phải biết, cứ thế mà uống.  

Tình trạng bác sỹ vừa kê toa vừa bán thuốc phổ biến nhất là phòng khám nhi, phụ sản, tim mạch, tiêu hóa... Theo Sở Y tế, Hà Nội hiện có gần 6.000 cơ sở hành nghề y dược tư nhân và đã phân cấp quản lý cho phòng y tế các địa phương.

Tuy nhiên công tác quản lý ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa phát hiện hết vi phạm. Mặc dù Sở Y tế đã chỉ đạo các địa phương thắt chặt công tác thanh, kiểm tra, nếu phát hiện bác sĩ nào vừa kê đơn vừa bán thuốc sẽ xử phạt vi phạm hành chính 2 triệu đồng, nếu tái phạm số tiền phạt là 5 triệu đồng nhưng trên thực tế vẫn chưa có trường hợp bác sỹ nào bị xử phạt. 

Như vậy việc bác sỹ vừa khám bệnh, vừa bán thuốc nghiễm nhiên được coi như là chuyện “bình thường” dù trong Luật là cấm. Lãnh đạo ngành có lúc chùn tay vì sợ bác sỹ bỏ việc. Người bệnh vẫn sẽ còn bị “chặt chém”, lòng tin, y đức bị mài mòn và gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe người dân.    

Theo các chuyên gia y tế, để “trị” được bán sỹ bán thuốc cần một tổ chức nghề nghiệp độc lập gồm những người có uy tín, không chịu sự chi phối công tư. Y sỹ đoàn sẽ cấp phép cho nhà thuốc, phòng mạch và thực hiện việc kiểm tra. Nếu phát hiện nhà thuốc, phòng mạch vi phạm quy chế, lần thứ nhất sẽ phạt nặng, lần thứ hai sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề có thời hạn và lần thứ ba sẽ thu hồi giấy phép hành nghề vĩnh viễn. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, cũng cho biết Bộ Y tế đang khẩn trương xây dựng nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh, thay thế cho Nghị định 45/2005/NĐ-CP với mức xử phạt khá cao cho hành vi bác sỹ bán thuốc và dự kiến sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất.

Nhóm PV Ban Cuối tuần

(Thực hiện)

Lực lượng thanh tra y tế còn mỏng

Nhiều năm trước hiện tượng người hành nghề khám chữa bệnh, vừa kê đơn vừa bán thuốc là có, tồn tại chủ yếu ở các phòng khám chuyên khoa, thậm chí một số phòng khám đa khoa. Sau khi có luật cấm hành vi này Sở Y tế Hà Nội đã vào cuộc thanh, kiểm tra các phòng khám với quan điểm là làm nghiêm túc, kiên quyết xử lý vi phạm. 

Khoảng 3-5 năm trở lại đây, Thanh tra Sở Y tế không bắt được trường hợp người hành nghề khám chữa bệnh nào vừa kê đơn, vừa bán thuốc. Đa số các phòng khám đa khoa sau khi có quy định đều thành lập nhà thuốc và được cấp giấy phép, hoạt động hợp pháp. Có thể cá biệt vẫn có một số phòng khám vi phạm, đặc biệt là các phòng khám chuyên khoa hoặc các phòng khám ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên việc xử lý phải dựa trên hồ sơ trong khi lực lượng thanh kiểm tra còn rất mỏng. Vì vậy đỏi hỏi rất cao ở ý thức tự giác chấp hành của cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời là sự hợp tác của người dân. 13 năm nay, Sở Y tế đã có đường dây nóng 04.37333071 hoạt động 24/24h, mọi người dân phát hiện hành vi vi phạm có thể thông báo để Thanh tra Sở kịp thời xử lý.

Ông Nguyễn Việt Cường,

Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội

Gia tăng tình trạng kháng kháng sinh

Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất tốt rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng. Những bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh mà không biết là loại kháng sinh gì sẽ hết sức nguy hiểm. Bởi khi bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nhưng dùng kháng sinh không đúng sẽ không tiêu diệt hẳn được vi trùng gây bệnh. Lúc bệnh nhân nhập viện, các bác sỹ cấy máu, nước tiểu nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi trùng nào. Lý do là con vi trùng không chết, nó chỉ bị ức chế không hoạt động nhưng sau đó sẽ tập thích nghi và gây nhiễm trùng nặng hơn. 

Tại các bệnh viện đều có những trường hợp bị kháng kháng sinh do dùng thuốc kháng sinh không có toa tại các phòng mạch tư. Khi bệnh nhân rơi vào trường hợp này sẽ phải sử dụng đến kháng sinh đắt tiền, thời gian điều trị kéo dài. Trong trường hợp không còn kháng sinh nào để trị thì bệnh nhân sẽ chết mà không rõ nguyên nhân.

Bác sỹ Nguyễn Hữu Lượng
Bệnh viện Bạch Mai

Rất muốn cấm nhưng không thể cấm

Hầu hết các phòng mạch tại Lạng Sơn hiện nay đều bán thuốc. Theo Luật Khám chữa bệnh mới, bác sỹ không được vừa kê đơn vừa bán thuốc nhưng thực tế các phòng khám đều lách luật bằng cách thuê dược sỹ đứng tên mở một nhà thuốc trong khuôn viên phòng khám. Chính vì vậy khi thanh tra y tế đi kiểm tra thì các phòng mạch này đều không phạm luật, vì vậy rất khó xử lý.

Thực ra điều này cũng dễ lý giải, lợi nhuận từ việc khám tại các phòng mạch tư nhân không nhiều, lợi nhuận chủ yếu là từ bán thuốc. Bác sỹ mở phòng mạch tư đầu tư số vốn không hề nhỏ, nhưng chi phí mỗi lần khám chỉ khoảng 100.000 đồng. Trong khi đó, lợi nhuận từ việc bán thuốc lại cao hơn rất nhiều. Chính vì thế, các phòng mạch tìm mọi cách lách luật để thu được lợi nhuận cao hơn từ các phòng mạch tư nhân. Cho nên Nhà nước dù rất muốn cấm nhưng không thể cấm. Để cấm được việc các phòng mạch không vừa kê đơn, vừa bán thuốc, cần phải quy định rõ ràng việc nhà thuốc không cùng địa điểm với phòng mạch, hay khoảng cách bao xa giữa phòng mạch và nhà thuốc. Có như vậy mới chấm dứt được tình trạng, vừa kê đơn vừa bán thuốc.

Bác sỹ Nguyễn Ngọc Trọng,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Khó quản lý

Bác sỹ thường được các trình dược viên mời bán thuốc và qua mỗi đơn thuốc sẽ có phần trăm hoa hồng. Đó là khoản thu nhập không nhỏ đối với các bác sĩ đông bệnh nhân. Vì lợi nhuận bác sỹ bán thuốc với giá trên trời và không quan tâm đến lợi ích của người bệnh là hành vi sai trái và vô trách nhiệm. Đa số thuốc được lột ra khỏi bao bì nên không ai biết là thuốc gì, còn hạn dùng hay không. Bên cạnh đó nhiều loại thuốc nội và thuốc ngoại khá giống nhau. Bác sỹ bán thuốc nội nhưng giá thuốc ngoại thì cũng chẳng ai biết. Việc bác sỹ bán thuốc còn làm cho Nhà nước thất thu thuế.   

Mặc dù Luật cấm nhưng sẽ khó thực hiện vì trên địa bàn thành phố có hàng nghìn cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trong khi lực lượng chức năng kiểm tra thì quá mỏng. Vì vậy tốt nhất người dân khi đi khám bệnh nên yêu cầu bác sỹ kê đơn và tránh mua thuốc tại các phòng mạch.

Chị Nguyễn Thu Minh
Phường Thành Công, quận Ba Đình

(Thực hiện)