Bài tập tính toán thiết kế vải dệt kim năm 2024

Sản xuất vải ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao là xu thế tất yếu của đời sống xã hội loài người. Chất lượng vải là tập hợp các tính chất cơ lý, vệ sinh và thẩm mỹ, nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào cấu trúc vải. Có nhiều loại vải, bằng phương pháp hoàn tất (như tẩy trắng, nhuộm, in…) có thể thỏa mãn một số yêu cầu thẩm mỹ nào đó, nhưng những yêu cầu khác sẽ khó đạt được nếu ta không chú ý đến cấu trúc của vải. Cấu trúc của vải được quyết định chủ yếu bởi thành phần sợi để dệt ra vải, mật độ sợi trong vải và kiểu dệt của vải. Những năm gần đây, chính nhờ những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, nhiều loại xơ, sợi ra đời với nhiều tính chất phong phú, đa dạng khiến cho khả năng mở rộng mặt hàng vải trở nên rất lớn, chất lượng vải ngày càng cao bảo đảm thoả mãn nhiều yêu cầu khá phức tạp của đời sống, nhất là trong công nghiệp. Tập sách này được viết ra nhằm phục vụ chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ dệt, ngoài ra còn có thể giúp ích cho cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có thể nắm vững một cách hệ thống những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực thiết kế mặt hàng vải. Nội dung trình bày chủ yếu dựa trên giáo trình "Cấu tạo và thiết kế vải" do các giảng viên lâu năm trong ngành của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã biên soạn để dạy sinh viên theo học kỹ thuật dệt ở các năm cuối cộng với một số kết quả đạt được trong đề tài nghiên cứu sinh của tác giả thuộc lĩnh vực này.

Đề Cương Bài Tập Lớn

Học Phần

:

Chuẩn Bị Sản Xuất

Giảng viên: Th.s Lưu Hoàng Đặt vấn đề

:

Chương I:Chuẩn bị về nguyên phụ liệu

.1.1.Chọn mua nguyên phụ liệu1.2.Cách kiểm tra nguyên phụ liệu1.2.1.Nhận nguyên phụ liệu 1.2.2.Kiểm traNPL 1.3.Nghiên cứu về nguyên phụ liệu

Chương II

:

Xây dựng Tài liệu kỹ thuật thiết kế.

1.1.

Nghiên cứu mẫu-Thuyết minh mẫu, kết cấu , quy cách, thông số của mẫu.-Bản vẽ mô tả mặt trước mặt sau 1.2.Thiết kế mẫu-Xây dựng mẫu-Thiết kế mẫu mỏng1.3. Chế thử mẫu1.4.Nhảy mẫu-Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu-Bảng thống kê-Sơ đồ nhảy mẫu các cỡ……1.5. Giác sơ đồ.

Chương III:Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ

2.1.Thông tin của sản phẩm.2.2Mô tả hình dáng2.3.Xây dựng bảng thông số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm.2.4.Yêu cầu về cắt, may, quy cách may.2.5.Xây dựng bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu ( bảng màu)2.6.Tính định mức nguyên phụ liệu2.7.Xây dựng tiêu chuẩn giác sơ đồ

2.8.Lập quy trình cho phân xưởng cắt.2.9.Quy trình may sản phẩm.

Chương IV:Thiết kế chuyền

1.1.Lựa chọn dây chuyền.1.2.Ghép chuyền (bảng định mức, thời gian thao tác, xác định nhịp dây chuyền).1.3.Tổ chức phối hợp nguyên công.1.4.Vẽ biểu đồ phụ tải, tổ chức mặt bằng dây chuyền.1.5.Bảng kế hoạch thiết bị sử dụng sơ đồ bố trí mặt bằng dây chuyền.1.6.Thuyết minh dây chuyền.1.7.Tính toán các chỉ tiêu thông số kỹ thuật trên dây chuyền.1.8.Hoàn tất sản phẩm, là bao gói hòm hộp.

Lời mở đầu

Công nghiệp may ra đời tại các nước phương tây cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 mới bắt đầu phát triển ở châu á. Trong suốt quá trình phát triển ngành công nghiệp này đã thu đựơc những thành tựu đáng kể ,là sự lựa chọn số 1của các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển ,với gần 3 thế kỷ phát triển ngành công nghiệp may đang dần hoàn thiện mình.Quá trình sản xuất một sản phẩm may mặc trước đây còn mang tính chất gia công mà không đồng bộ , đến thời điểm hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất thực tế là thực hiện và chuyển bị về nguyên phụ liêu, thiết kế công nghệ để chuyển bị cho 1 đơn hàng với mục đích nghiên cứu các công đoạn trong 1 quá trình sản xuất hoàn thiện.Trong bài tập này chúng tôi đã trình tự thực hiện các bước công đoạn của quá trình chuyển bị sản xuât và hoàn tât sản phẩm nhằm tìm hiểu cách thức sản xuất tối ưu nhất.Để thực hiện bài tập này chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy và các cô bộ môn .Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện bài tập này còn nhiều thiếu sót , mong thầy cô và các bạn góp ý bổ xung.Sinh viên thực hiện!