Bộ binh của giặc thua như thế nào

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử
  • 2 Lực lượng
    • 2.1 Lực lượng quân Minh
    • 2.2 Lực lượng nghĩa quân Lam Sơn
  • 3 Lê Lợi chuẩn bị chống viện binh
  • 4 Trận Chi Lăng
  • 5 Trận Cần Trạm[28]
  • 6 Trận Phố Cát
  • 7 Trận Xương Giang[35]
  • 8 Đánh bại Mộc Thạnh
  • 9 Kết quả
  • 10 Trong văn học
  • 11 Xem thêm
  • 12 Tham khảo
  • 13 Liên kết ngoài
  • 14 Chú thích

Bối cảnh lịch sửSửa đổi

Tháng 11 năm 1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đại phá quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động, 5 vạn quân Minh bị diệt, hơn 1 vạn quân bị bắt sống, chưa kể số chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối.[8] Bản thân Vương Thông bị thương.[9] Kế hoạch dùng 10 vạn quân để phản công của Vương Thông bị sụp đổ khiến viên tướng này phải cố thủ trong thành Đông Quan.

Vương Thông bí thế muốn đầu hàng, bèn viết thư xin giảng hòa để rút toàn bộ quân về. Lê Lợi đã bằng lòng cho, sai người đi làm giao ước. Tuy nhiên lúc đó các tướng người Việt là Trần Phong và Lương Nhữ Hốt sợ khi quân Minh rút về thì bản thân mình sẽ bị giết, bèn nói với Vương Thông:[10]

Trước đây quân Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, mang toàn quân quy hàng, Hưng Đạo Vương bằng lòng cho, nhưng lại dùng kế lấy thuyền to chở quân cho về, rồi sai người bơi giỏi sung vào làm phu chở thuyền. Đang đêm ra đến ngoài biển, rình lúc quân Ô Mã Nhi ngủ say, lặn xuống đục thuyền, làm cho những người đã quy hàng chết đuối, không ai sống sót trở về được.[11]

Vương Thông nghe vậy hoảng sợ, nghi ngờ Lê Lợi, bề ngoài tuy nói giảng hòa, nhưng bề trong lại sai người đào hào, rắc chông để phòng thủ và viết thư xin cầu viện vua Tuyên Đức [Minh Tuyên Tông] nhà Minh.[12]

Lê Lợi liền sai các quân ra đánh các thành, các thành Điêu Diêu, Thị Cầu, Tam Giang, Xương Giang, Ôn Khâu, chỉ còn bốn thành Đông Quan, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh là chưa bị hạ.[13][14]

Theo sách Việt sử tiêu án, khi quân Minh thua trận ở Tốt Động, Chúc Động, Thượng thư Trần Hiệp tử trận, việc đến tai vua Minh, đình thần Minh tranh nhau nói:

Từ khi Hoàng Phúc bị triệu về, Trung quân Mã Kỳ sang thay, khích thành biến loạn ở Giao Chỉ, xin lại cho Hoàng Phúc sang nhậm chức cũ, thì loạn ở Giao Chỉ tự nhiên yên được.

Vua Minh nghe lời, sai Liễu Thăng đem quân cứu viện thành Đông Quan và sai Hoàng Phúc đi tòng quân, chia làm 2 đạo quân: Liễu Thăng đi ra cửa Pha Lũy [Lạng Sơn] là chính binh, Mộc Thạnh đi ra cửa Lê Hoa [Tuyên Quang] làm quân ứng cứu cho Liễu Thăng

Lực lượngSửa đổi

Lực lượng quân MinhSửa đổi

Trước nguy cơ hoàn toàn thất bại, và để cứu đạo quân Vương Thông đang bị vây hãm ở Đông Quan, đầu năm 1427 nhà Minh đã quyết định phái sang Việt Nam hai đạo quân cứu viện lớn, một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, một đạo do Mộc Thạnh chỉ huy.[15]

Lực lượng quân Minh theo Đại Việt sử ký toàn thư lên đến 15 vạn quân, trong đó đạo của Liễu Thăng gồm 10 vạn, đạo của Mộc Thạnh gồm 5 vạn. Theo Lam Sơn thực lục thì quân cứu viện đông tới 20 vạn. Trong khi đó, theo Minh sử, cánh quân của Liễu Thăng chỉ gồm 7 vạn. Cả hai viên tướng Liễu Thăng và Mộc Thạnh đều đã có kinh nghiệm chinh chiến ở Việt Nam trước đây. Ngoài ra còn có Lương Minh là viên tướng thiện chiến, Lý Khánh và Hoàng Phúc là 2 viên quan cấp Thượng thư làm tham mưu cho Liễu Thăng.

Lực lượng nghĩa quân Lam SơnSửa đổi

Theo Lam Sơn thực lục, lúc ấy nghĩa quân có 5 vạn tinh binh, Lê Lợi điều tất cả những vị tướng giỏi nhất của mình tham gia chiến dịch.[14] Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tổng số quân của khởi nghĩa Lam Sơn, theo lời Lê Lợi, lúc đó là 35 vạn quân.[16]

Buổi đầu số quân của ta có mấy trăm người. Hiện nay có 35 vạn. Đợi khi phá được thành Đông Quan, sẽ cho 25 vạn người về nhà làm ruộng, chỉ để lại 10 vạn làm quân để đề phòng việc nước...

— Lê Lợi - Đại Việt sử ký toàn thư

Con số 35 vạn này có lẽ tính cả dân binh chứ không phải chỉ tính quân chính quy.

Trận Chi Lăng – Xương Giang năm 1427

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Quân Sự

Mục Lục [Thu / Mở]

  • Bối cảnh
  • Lực lượng
  • Lực lượng quân Minh
  • Lực lượng nghĩa quân Lam Sơn
  • Lê Lợi chuẩn bị chống viện binh
  • Trận Chi Lăng
  • Trận Cần Trạm[30]
  • Trận Phố Cát[33][34]
  • Trận Xương Giang[39]
  • Đánh bại Mộc Thạnh
  • Kết quả
  • Trong văn học
  • Tham khảo

Tham chiến Chỉ huy Lực lượng Tổn thất
Chiến dịch Chi Lăng Xương Giang

Trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427
.
Thờigian 8 tháng 10 năm 1427 đến ngày 3 tháng 1 năm 1428
Địađiểm Chi Lăng, Xương Giang
Kếtquả Thắng lợi quyết định của nghĩa quân Lam Sơn
Liễu Thăng
Lương Minh
Mộc Thạnh
Thôi Tụ
Hoàng Phúc
Lý Khánh
Lê Sát
Lưu Nhân Chú
Trần Lựu
Phạm Vấn
Lê Văn An
Lê Khôi
Nguyễn Lý
Lê Lãnh
Đinh Liệt
Lê Thụ
Trần Nguyên Hãn
Lê Lỗng
Phạm Văn Liêu
Minh Tuyên Tông
Liễu Thăng
Lương Minh
Lê Lợi
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư là 10 vạn quân do Liễu Thăng chỉ huy, 5 vạn quân do Mộc Thạnh chỉ huy; theo Lam Sơn thực lục có tất cả 20 vạn quân;
Theo Minh sử cánh quân Liễu Thăng có 7 vạn quân, cánh quân Mộc Thạnh có 5 vạn quân
35 vạn quân và dân binh, trong đó có 5 vạn tinh binh.
Bắt sống 3 vạn, giết 7 vạn người. Không rõ
.

Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1427 đến cuối tháng 10, năm 1427 giữa lực lượng khởi nghĩa Lam Sơn của Việt Nam và 2 đạo quân viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Quân Lam Sơn đã giành được chiến thắng quyết định.

Chiến thắng này khiến cho tướng nhà Minh là Vương Thông hết hy vọng, quyết định giảng hoà, khi chưa được sự cho phép của triều đình nhà Minh.

Bài 2 trang 46 SGK Lịch sử 4

Đề bài

Em hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng.

Lời giải chi tiết

Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng.Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi. những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống.

Lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe, nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoảng loạn, lại nghe tin Liễu Thăng tử trận, càng khiếp sợ. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 46 SGK Lịch sử 4

    Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn ?

  • Bài 1 trang 46 SGK Lịch sử 4

    Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch ?

  • Lê Lợi đã dùng mưu kế gì để diệt giặc?

    Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.

Nghĩa quân Lam Sơn thắng trận Chi Lăng - Xương Giang

- 1 November 2017

Submitted by Ban biên tập Huyện Chi Lăng on 1 November 2017

Cuối năm 1406, khi triều đình nhà Minh nhận được cấp báo của Vương Thông xin viện binh thì ở Đại Việt, địch đã chỉ còn giữ được một số thành Đông Quan [Hà Nội], Điêu Diêu [thị trấn Gia Lâm], Xương Giang [thị xã Bắc Giang], Chí Linh [Phả Lại], Cổ Lộng [Ý Yên-Nam Định], Thị Cầu [Bắc Ninh], Tây Đô [Thanh Hóa]. Số quân trong các thành đó vẫn còn khá đông, đông nhất là thành Đông Quan, 5 vạn, nhưng đều đã bị bao vây, không dám ra phản kích và hết sức lo lắng, bị động. Sở chỉ huy của Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã tiến ra Bồ Đề [Gia Lâm]. Lực lượng nghĩa quân đông, khí thế mạnh mẽ, hăng hái, sẵn sàng bước vào cuộc tổng tiến công.

Có được hình thái chiến lược này là do Bộ chỉ huy nghĩa quân đã sớm phát hiện ra tình thế mới của cuộc chiến tranh và triển khai ứng xử thích hợp với tình thế ấy. Từ hiện tượng địch phá vây ở thành Nghệ An, cố đưa một bộ phận vượt biển ra tăng cường cho Đông Quan, lãnh đạo nghĩa quân có ngay nhận định: sức mạnh và tinh thần của binh sĩ và bọn chỉ huy chóp bu ở Đông Quan đã lung lay đến mức ta có thể đánh đòn cuối cùng, kết thúc chiến tranh và lập tức quyết định chuyển trọng tâm của cuộc kháng chiến từ Thanh – Nghệ ra Bắc, tạo, nắm thời cơ chuẩn bị đột phá tiêu diệt Đông Quan.

Đầu năm 1427, khi hai đạo viện binh quân Minh với tổng số 15 vạn quân đã áp sát biên giới đối diện với Lạng Sơn, Lào Cai, thì Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đứng trước ba câu hỏi lớn: Một là, diệt quân địch ở Đông Quan trước, hay diệt quân viện trước? Hai là, cùng lúc diệt quân viện ở cả hai hướng, hay chỉ tập trung diệt một hướng; nếu diệt một hướng thì chọn hướng nào? Ba là, cách triển khai kế hoạch đánh địch ra sao?

Để trả lời đúng được ba câu hỏi trên trong thực tế, Bộ chỉ huy nghĩa quân đã căn cứ vào tương quan so sánh lực lượng; tương quan so sánh sức mạnh chiến đấu; căn cứ vào mức độ nguy hiểm của từng đối tượng và yêu cầu chiến thuật. Cụ thể: Địch ở Đông Quan còn đông tới 5 vạn, có một bộ phận lực lượng tinh nhuệ, lại được sự bảo vệ của thành cao, hào sâu, trong khi ta ít kinh nghiệm, ít vũ khí, phương tiện để công thành. Nếu đột phá, chắc chắn phải tổn thất lớn và kéo dài, gặp tình huống gay cấn, đột phá chưa xong mà viện binh đã ập tới thì nguy hiểm vô cùng. Nhưng vây Đông Quan, triệt tiếp tế, bức hàng, đồng thời mai phục, lợi dụng địa hình, phát huy sở trường đánh địch ngoài công sự: phục kích, tập kích quân viện thì nghĩa quân có thể đánh thắng mà ít bị tổn thất, thương vong. Mặt khác, giữa hai đối tượng quân viện thì đạo quân của Liễu Thăng nguy hiểm hơn đạo quân của Mộc Thạnh, vì đạo quân này đông và mạnh hơn [10 vạn so với 5 vạn], phải vượt chặng đường ngắn hơn [160 so với 320 cây số], Liễu Thăng hung hăng hơn, không chỉ là tổng chỉ huy quân viện mà còn là tướng chỉ huy trực tiếp hướng chủ yếu, đang muốn khẳng định vị trí, vai trò. Còn Mộc Thạnh đã 2 lần thua trận ở Đại Việt, nỗi sợ chưa thể quên. Nhưng đoạn đường Lạng Sơn-Đông Quan có nhiều khúc quanh và đèo dốc hiểm trở, đặc biệt là ải Chi Lăng vẫn được truyền gọi là “Bách nhị cửa quan” [cửa quan hai người trấn giữ có thể ngăn cản được một trăm người tiến công]. Liễu Thăng lại quá tự tin, chủ quan, hiếu thắng, dễ sơ suất, sai lầm. Cho nên ta hoàn toàn đủ sức tiêu diệt đạo quân này. Hơn nữa, nếu ta tiêu diệt được đạo quân Liễu Thăng thì chẳng những có ý nghĩa quyết định đến trận Chi Lăng – Xương Giang mà còn có ý nghĩa quyết định đến việc đánh đuổi đạo quân của Mộc Thạnh và hơn nữa đến công cuộc giải phóng hoàn toàn đất nước.

Về yêu cầu chiến thuật, muốn rảnh tay tập trung đánh quân viện thì nhất thiết phải tiêu diệt hết và tiêu diệt trước các lực lượng địch trên đường mà quân viện sẽ đi qua, phải thường xuyên đánh cắt giao thông, làm gián đoạn tiếp tế để làm rối loạn phía sau, khó khăn phía trước. Theo chủ trương ấy, khi địch đã tới cánh đồng Xương Giang mà Pha Luỹ, Chi Lăng, Bàng Quan, huyết mạch vận chuyển của chúng vẫn thường xuyên bị quân ta tập kích, thành Xương Giang bị hạ vào cuối tháng 9, rồi biến thành trận địa chốt chặn rất quan trọng của ta. Để hạ được thành này, Lê Lợi đã phải phái tướng giỏi nhất của mình là Trần Nguyên Hãn trực tiếp chỉ huy, với tinh binh, mọi vũ khí, phương tiện và phương pháp chiến đấu tiên tiến nhất mà nghĩa quân có thể có.

Từ trận thành Xương Giang, ta lại thấy sự linh hoạt, uyển chuyển của Lê Lợi - Nguyễn Trãi khi vận dụng nghệ thuật quân sự. Theo các ông “Đánh thành là hạ sách”, nhưng nếu ta không đánh và hạ thành Xương Giang trước, đẩy Thôi Tụ, Hoàng Phúc vào hoàn cảnh mất chỗ trú quân an toàn, phải lâm thời phòng ngự giữa cánh đồng, công sự dã chiến thì cũng không có trận tập kích đại quân địch thắng lợi trên cánh đồng Xương Giang [diệt 5 vạn, bắt 3 vạn, bắt cả chủ tướng], không triệt tiêu được gọng kìm nguy hiểm thứ hai của 5 vạn quân Mộc Thạnh và cũng không có chuyện Tổng chỉ huy Vương Thông cùng 5 vạn quân phải đầu hàng, đưa tới kết thúc mỹ mãn cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh xâm lược. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới sự đầu hàng của Vương Thông, ta thấy ngoài những chiến thắng quân sự giòn giã, còn có sự đóng góp quan trọng của đòn tiến công địch vận, kết hợp giữa đòn tiến công của nghĩa quân, với đòn nổi dậy phối hợp khắp nơi của dân chúng, khiến quân địch khiếp sợ, lực lượng bị căng, kéo, phân tán, tiêu hao đến đuối sức, phải cố thủ trong thành rồi bị vây hãm, chờ chết; trong khi chủ lực ta có điều kiện tập trung, đánh những trận quyết định, giành thắng lợi quyết định.

Đến tháng 10, 11 năm nay, trận Chi Lăng – Xương Giang đã đi vào lịch sử gần 580 năm, nhưng chiến công hiển hách, quyết định số phận của giặc Minh xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, cùng những cống hiến xuất sắc về nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn, mãi mãi vẫn là niềm tự hào to lớn cho chúng ta, mãi mãi vẫn là những kinh nghiệm, bài học có giá trị, giúp chúng ta có cơ sở để nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề