Các dạng bài tập vật lý 8 về vận tốc năm 2024

  1. Một học sinh đi xe đạp từ A đến B đúng dự kiến là 7 giờ. Nếu đi với tốc độ v1 = 10 km/h thì sẽ muộn so với dự định t1 = 4 phút. Nếu đi với v2 = 12 km/h thì sẽ đến sớm so với dự định t2 = 5 phút.
  1. Hỏi đi với tốc độ bao nhiêu sẽ đến đúng giờ dự kiến?
  1. Học sinh này đi với tốc độ v1 đến C rồi chuyển sang đi với tốc độ v2 thì cũng đến đúng giờ. Tìm khoảng cách AC.

ĐS: a) AB = 9 km và v = 10,8 km/h. b) AC =5 km.

  1. Hai người xuất phát đồng thời từ A đi về B với các tốc độ là v1 = 7 km/h và v2 = 9 km/h. Sau 30 phút thì có người thứ ba cũng xuất phát từ A đuổi theo hai người đi trước với tốc độ v3 = 10,5 km/h. Hỏi vị trí gặp nhau của người thứ ba với hai người đi trước cách nhau bao nhiêu?

ĐS: 21 km.

  1. Hai xe xuất phát đồng thời từ A đi về phía B. Xe thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 40 km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc v2 = 60 km/h. Xe thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc v1 và nửa thời gian sau với vận tốc v2.
  1. Tính tốc độ trung bình của mỗi xe.
  1. Biết khoảng cách AB là 150 km. Hỏi xe nào đến trước và trước bao lâu?
  1. Khi một xe về đến B thì xe kia còn cách B bao nhiêu?

ĐS: a) vI = 48 km/h và vII = 50 km/h. b) Xe II đến trước 5,5 phút. c) 4,4 km.

  1. Ba điểm A, B và C theo thứ tự nằm trên một đường thẳng (AB = BC = L). Từ điểm O nằm trong đoạn BC có hai viên bi đồng thời chuyển động với tốc độ không đổi về phía B và C. Các viên bi đi qua 3 điểm vào các thời điểm tA, tB và tC. Tìm:
  1. Tốc độ các viên bi.
  1. Thời điểm các viên bi xuất phát.
  1. Khoảng cách OA.

ĐS: a) v = L/(tA – tB);

  1. tO = (2tB + tC – tA)/2;
  1. OA = L(3tA – 2tB – tC)/2(tA – tB)

BÀI TẬP VỀ NHÀ:

Bài 1: Hai thành phố A và B nối nhau bởi con đường dài 240 km trong đó có những đoạn phải hạn chế tốc độ có tổng chiều dài là x. Một xe đi từ A đến B với tốc độ 40 km/h trên những đoạn hạn chế tốc độ và với 60 km/h trên những đoạn đường còn lại. Khi từ B trở về A xe này đi với các tốc độ 45 km/h và 50 km/h trên các đoạn đường tương ứng. Tổng thời gian đi và về là 9 giờ 45 phút.

  1. Tìm x.
  1. Thời gian đi từ A đến B ít hơn thời gian khi trở về là bao lâu?

ĐS: a) x = 90 km. b) 15 phút.

Bài 2: Lúc 7 giờ Nam rời nhà đi xe đạp đến trường cách nhà 5 km thì mẹ Nam cũng bắt đầu đi bộ đến cơ quan. Nam đến cổng trường lúc 7 giờ 15 phút. Do quên lấy chữ ký vào sổ liên lạc nên Nam phải quay trở về. Trên đường về Nam gặp mẹ đang đi đến cơ quan, xin vội chữ ký rồi đạp xe đến trường thì bị muộn 5 phút. Giờ vào học là 7 giờ 30 phút. Cho tốc độ đạp xe của Nam và tốc độ của mẹ không đổi. Tìm tốc độ của mỗi người. Bỏ qua thời gian quay xe và dừng lại xin chữ ký.

ĐS: v1 = 20 km/h, v2 = 4 km/h.

Bài 3: Hai người xuất phát đồng thời từ A đi về B với các tốc độ là 7 km/h và 9 km/h. Sau 30 phút thì có người thứ ba cũng xuất phát từ A đuổi theo hai người đi trước. Vị trí gặp nhau của người thứ ba với hai người đi trước cách nhau là 21 km. Tìm tốc độ của người thứ ba.

Upload - Home - Sách - Sheet nhạc - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác

Tổng hợp cách giải một số dạng bài tập về tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều hay, chi tiết

Dạng 1: Bài toán chia quãng đường

Vật chuyển động trên các đoạn đường khác nhau với các vận tốc khác nhau.

Phương pháp:

- Tính thời gian vật đi trên từng đoạn đường với các vận tốc tương ứng:

\({t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}};{t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}};...\)(Biểu diễn \({s_1},{s_2},...\) theo s dựa vào đề bài)

- Áp dụng công thức:

\({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{s}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)

Bài tập ví dụ:

Người đi xe máy trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 30 km/h. Trong nửa đoạn đường còn lại người ấy đi với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.

Hướng dẫn giải

Gọi chiều dài cả quãng đường là S. Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường sau lần lượt là \({t_1},{t_2}\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{\frac{S}{2}}}{{{v_1}}} = \frac{S}{{2{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{\frac{S}{2}}}{{{v_2}}} = \frac{S}{{2{v_2}}}\end{array} \right.\)

Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là:

\({v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \dfrac{S}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{S}{{\frac{S}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}}}} = \dfrac{{2{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}}\\ = \dfrac{{2.30.20}}{{30 + 20}} = 24km/h\)

Dạng 2: Bài toán chia thời gian

Vật chuyển động trong các khoảng thời gian khác nhau với các vận tốc khác nhau.

Phương pháp:

- Tính các quãng đường \({s_1},{s_2},...\) mà vật đi được trong các khoảng thời gian khác nhau \({t_1},{t_2},...\)(Biểu diễn \({t_1},{t_2},...,{t_n}\) theo thời gian vật đi hết cả quãng đường là t)

- Áp dụng công thức:

\({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{t}\)

Bài tập ví dụ:

Một ô tô chuyển động trong nửa thời gian đầu với vận tốc 30 km/h. Nửa thời gian còn lại ô tô này chuyển động với vận tốc 50km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đã đi.

Hướng dẫn giải

Gọi thời gian vật đi hết cả quãng đường S là t.

Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian đầu và nửa thời gian sau lần lượt là:

\(\left\{ \begin{array}{l}{s_1} = {v_1}.{t_1} = {v_1}.\frac{t}{2}\\{s_2} = {v_2}.{t_2} = {v_2}.\frac{t}{2}\end{array} \right.\)

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi được là:

\({v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{t} = \dfrac{{\frac{{{v_1}.t}}{2} + \frac{{{v_2}.t}}{2}}}{t} = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{2} \\= \dfrac{{30 + 50}}{2} = 40km/h\)

Loigiaihay.com

  • Lý thuyết về chuyển động đều - chuyển động không đều Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
  • Bài C1 trang 12 SGK Vật lí 8 Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF (H.3.1)Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi...
  • Bài C2 trang 12 SGK Vật lí 8 Giải bài C2 trang 12 SGK Vật lí 8. Trong những chuyển động sau đây ? Chuyển động nào là chuyển động đều, không đều ?
  • Bài C3 trang 12 SGK Vật lí 8 Giải bài C3 trang 12 SGK Vật lí 8. Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường... Bài C4 trang 12 SGK Vật lí 8

Giải bài C4 trang 12 SGK Vật lí 8. Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội về Hải Phòng là đều hay không đều ? Tại sao? ...