Các dịch vụ công cộng gồm Địa 10

Sau khi mở cửa nền kinh tế nước nhà có thể thấy dịch vụ đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đặc biệt có thể thấy dịch vụ là nhóm ngành phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ gồm những ngành nào? Hay tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Dịch vụ là gì?

Hiện nay có thể thấy để giải thích khái niệm dịch vụ là gì? thì có rất nhiều góc độ tiếp cận khác nhau và đưa ra cách hiểu về khái niệm dịch vụ khác nhau.

Theo trang wikipedia đưa ra thì dịch vụ trong quốc tế, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa – dịch vụ.

Theo kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”.

Các định nghĩa đều thống nhất dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật giá 2012 có quy định về khái niệm dịch vụ như sau:

“ Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.

Như vậy có thể hiểu chung nhất về dịch vụ là sản phẩm có tính vô hình và là hoạt động sáng tạo có tính đặc thù riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền.

Hiện nay cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta rất đa dạng, gồm các nhóm ngành: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng. Trong đó dịch vụ tiêu dùng gồm: thương mại, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng…. Dịch vụ sản xuất gồm: giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, tín dụng…Dịch vụ cộng đồng gồm: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước….

Để làm rõ toàn bộ thắc mắc dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ? Quý độc giả có thể tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết chúng tôi chia sẻ.

Bản chất của dịch vụ

Thứ nhất: Dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Thứ hai: Dịch vụ gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra dịch vụ còn là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.

Bên cạnh việc nghiên cứu tìm hiểu về khái niệm, bản chất của dịch vụ là gì thì nhiều bạn đọc cũng băn khoăn về 12 nhóm ngành dịch vụ. Phần tiếp theo của bài viết xin giải đáp vấn đề trên đến bạn đọc.

12 nhóm ngành dịch vụ?

Ngày 17/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, mã hóa bằng 04 chữ số.

Cụ thể 12 nhóm ngành dịch vụ bao gồm:

+ Dịch vụ vận tải [mã 2050];

+ Dịch vụ du lịch [mã 2360];

+ Dịch vụ bưu chính và viễn thông [mã 2450];

+ Dịch vụ xây dựng [mã 2490];

+ Dịch vụ bảo hiểm [mã 2530];

+ Dịch vụ tài chính [mã 2600];

+ Dịch vụ máy tính và thông tin [mã 2620];

+ Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền [mã 2660];

+ Dịch vụ kinh doanh khác [mã 2680];

+ Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí [mã 2870];

+ Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác [mã 2910]

+ Dịch vụ Logistic [mã 9000]

Mỗi nhóm ngành dịch vụ trong 12 nhóm ngành trên đều được chi tiết thành các phân nhóm, sản phẩm và được mã hóa bằng bốn chữ số. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm ban hành thông tư quy định nội dung danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu, hướng dẫn và theo dõi tình hình thực hiện và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung.

Vai trò của dịch vụ

Dịch vụ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay thì vai trò của dịch vụ là vô cùng to lớn. Dịch vụ có vai trò rộng khắp các mặt từ kinh tế, sản xuất, xã hội.

Đối với nền kinh tế quốc dân thì dịch vụ có ý nghĩa góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế và đóng góp to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế nước nhà. Dịch vụ giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nhằm giúp đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Đối với sản xuất hoạt động dịch vụ giúp cung ứng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Dịch vụ tạo ra liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Trong mặt đời sống xã hội trước hết dịch vụ tạo điều kiện việc làm tốt với nhiều nhóm ngành nghề, đem lại nguồn thu nhập lớn cho cá nhân, nền kinh tế nước nhà. Không chỉ vậy dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người như mua sắm, du lịch, đi lại, tiêu dùng ăn ở của con người…

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ để quý độc giả tham khảo.

- Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người .

- Bao gồm 3 nhóm ngành:

      + Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

      + Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn

     + Dịch vụ công cộng: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, quản lí nhà nước,  đoàn thể và bảo hiểm xã hội.

Biểu đồ cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, năm 2002 [%]

- Khi kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng trở nên đa dạng.

     +  Ở nông thôn hiện nay, Nhà nước đầu tư xây dựng các mô hình đường, trường, trạm, đó là các dịch vụ công cộng.

     +  Ngày nay, kinh tế phát triển việc đi lại trong nước và nước ngoài bằng đủ các loại phương tiện.

     +  Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí ngày càng được xây dựng nhiều [dịch vụ tiêu dùng].

b. Vai trò của dịch vụ

- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế.

- Tiêu thụ sản phẩm tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước.

- Thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

@55187@@31646@

- Dịch vụ nước ta chiếm khoảng 25% lao động và 38,5% cơ cấu GDP [2002].

- Trong điều mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ nước ta đang ngày càng phát triển rất nhanh để vươn lên tầm khu vực và quốc tế.

- Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.

- Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.

b. Đặc điểm phân bố 

- Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư

+ Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng, tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ

+ Ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

Thành phố Hà Nội.

Thành phố Đà Nẵng.

@66778@

- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta, vì ở đây tập trung các đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu, các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất và nhiều dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống, … đều phát triển mạnh.

Thành phố Hồ Chí Minh.

Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Ở nước ta, khu vực dịch vụ mới thu hút khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế. Các hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề