Các tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước lớp 7

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu lòng yêu nước: Lòng yêu nước mà một truyền thống vô cùng cao đẹp của bao thế hệ người Việt Nam.

2. Thân bài

a. Giải thích lòng yêu nước

– Lòng yêu nước: là lòng yêu tổ quốc mà cụ thể là yêu gia đình, làng xóm, quê hương được thể hiện bằng những hành động và việc làm cụ thể góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.

– Đây là một truyền thống quý báu, là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp của nhân dân ta.

b. Biểu hiện của lòng yêu nước

– Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:

+ Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…

+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Tấm gương tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, những người mẹ Việt Nam anh hùng,…

– Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:

+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.

+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.

+ Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.

+ Tấm gương: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…

c. Vai trò của lòng yêu nước

– Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.

– Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.

– Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.

– Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.

– Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.

d. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay

– Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…

– Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…

– Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm bản thân đối với đất nước.

Bài mẫu

         Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta [Hồ Chí Minh]. Phải nói, đây là một nhận xét vô cùng khách quan và chính xác về một trong những phẩm chất tâm hồn của người Việt.

       Từ cách đây hơn bốn ngàn năm, từ thuở các vua Hùng dựng nước Văn Lang, tinh thần yêu nước đã thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và trải nghiệm thời gian, càng thêm nồng nàn, sâu sắc.

       Khi có giặc ngoại xâm ư? Lòng yêu nước sẽ kết thành sức mạnh quả cảm vô song. Người Việt Nam ta ai mà chẳng nhớ câu chuyện Thánh Gióng đánh giặc cứu nước. Đối với một người ngoại quốc có thể sẽ không hiểu vì sao mà một đứa trẻ mới ba tuổi, chưa biết nói biết cười, đặt đâu ngồi đấy. thế mà vừa nghe Sứ giả rao tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước, thì đứa trẻ không những nói được, mà câu nói ấy đầu tiên lại là câu nói đòi đi đánh giặc. Càng ngạc nhiên hơn nữa là vì sao nó lại bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, rồi khi Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt tới, nó bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt và đánh tan lũ giặc chỉ bằng roi sắt và bụi tre nhổ vội bên đường, đánh giặc xong lại bay về trời, không đòi ban thưởng.

       Người Việt Nam ta ai cũng hiểu căn nguyên của những điều kì lạ ấy. Chính tấm lòng đối với đất nước đã kết tinh nên những phẩm chất của người anh hùng làng Gióng. Gióng là hình tượng người anh hùng cứu nước độc đáo trong văn chương, đồng thời cũng là hình ảnh của nhân dân, của cả mệt dân tộc kiên cường bất khuất.

       Trải mấy ngàn năm lịch sử, tinh thần yêu nước được hun đúc qua nhiều thế hệ, được tôi luyện và thử thách trong những cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Chính tấm lòng yêu nước đã khiến những người phụ nữ Việt Nam đang độ xuân sắc như các bà: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lê Chân, Thiều Hoa... dấy cờ khởi nghĩa chống lại nhà Hán. Chính tấm lòng yêu nước đã giúp Trần Quốc Tuấn dẹp sang một bên mối hận thù của người cha, một lòng phò tá vua Trần đánh giặc.

       Ngày nay, cũng không ít những tấm gương như thế. Không có lòng yêu nước làm sao những chiến sĩ cộng sản vào những năm 1930- 1945 có thể dũng cảm bước lên máy chém của quân thù. Không có lòng yêu nước làm sao một cậu bé mới mười ba tuổi như Lê Văn Tám có thể biến mình thành cây đuốc sống thiêu cháy kho xăng giặc. Không có lòng yêu nước làm sao anh La Văn Cầu dám chặt đứt cánh tay bị thương lủng lẳng để tiếp tục chiến đấu. Không có lòng yêu nước làm sao bao bà mẹ miền Nam dám hi sinh những đứa con yêu của mình để bảo vệ Cách mạng.

        Lòng yêu nước đã cho họ sức mạnh để họ có thể làm được những việc tưởng như không thể.

       Lòng yêu nước làm nên phẩm chất anh hùng trong đấu tranh giữ nước thì cũng làm nên phẩm chất cao đẹp trong lao động, trong đời thường. Câu chuyện chàng Sơn Tinh thắng giặc nước chẳng phải là một tấm gương về lòng quả cảm trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, vì cuộc sống an bình và no ấm đó ư? Và ta cũng chẳng ngạc nhiên khi thấy một vị danh tướng vừa lập công lớn trong chiến trận, đang trên đường ca khúc khải hoàn, chưa một giây phút nghỉ ngơi, đã nghĩ tới việc “gắng sức” để cho thiên hạ thái bình, non nước bền vững đến “ngàn thu”.

       Không có lòng yêu nước hỏi làm sao có giang sơn gấm vóc như ngày nay? Máu của ông cha ta đã đổ không ít để giữ nước thì mồ hôi của ông cha ta cũng đã tưới đẫm mảnh đất này trong công cuộc kiến quốc gian nan. Chúng ta hẳn còn nhớ câu ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Và câu thơ Hoàng Trung Thông:

Hết khoai ta lại gieo vừng

Không cho đất nghỉ không ngừng tay ta

       Thế đấy! Vì lòng yêu nước mà không ít chàng trai cô gái đã sẵn sàng đi đến những nơi gian khổ nhất, hiến dâng tuổi xuân của mình để làm giàu cho đất nước.

        Đây nữa, cái tình quê dạt dào trong câu thơ:

           Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

           Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

        Thần thương làm sao cái nghĩa tình đồng bào lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

       Tấm lòng thiết tha với đất nước khiến cho ta gắn bó máu thịt với quê hương đất nước mình, yêu cả những nét bình dị nhất của quê hương xứ sở. Có lẽ vì thế mà một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía như Trần Nhân Tông đã viết được những câu thơ đằm thắm tình quê:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

       Làm sao có thể kể hết vẻ đẹp của lòng yêu nước. Bởi nó đẹp quá, cao quý quá. Giống như một viên ngọc càng mài càng sáng, càng ngắm càng thấy ánh lên nhiều sắc màu.

Loigiaihay.com


Hồ Chí Minh [1890-1969]

Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh:

  • Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là người con thứ ba trong gia đình. Trước đó là chị cả Nguyễn Thị Thanh, anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Cha là nhà nho từng đỗ phó bảng tên là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
  • Quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách Mạng Việt Nam
  • Là người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
  • Là nhà thơ, nhà văn, nhà báo với nhiều tác phẩm được viết bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp...
  • Là danh nhân văn hóa thế giới

Tác phẩm

Xuất xứ

  • Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam [tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay].
  • Tên bài do người soạn sách đặt.

Thể loại

Nghị luận chính trị - xã hội

Vấn đề nghị luận

  • Luận đề: Lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • Luận điểm chính: Nhân dân ta có một truyền thống yêu nước nồng nàn.
  • Câu chốt: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 

Bố cục

Bài văn có bố cục 3 phần:

  • Phần 1 [từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"]: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta
  • Phần 2 [tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"]: Những biểu hiện về lòng yêu nước của nhân dân ta
  • Phần 3 [còn lại]: Nhiệm vụ của chúng ta

NỘI DUNG [edit]

1. Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta
  • Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

         - Nồng nàn: Trạng thái tình cảm sôi nổi, mãnh liệt của tâm hồn.

         - Nồng nàn yêu nước: Tình yêu nước ở độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành.

  • Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta

         - Bởi vì tình cảm đó đã được thử thách qua trường kì lịch sử, qua nhiều thế hệ; được kết tinh thành những giá trị bền vững và trở thành tài sản chung của dân tộc.

  • Lòng yêu nước của dân tộc ta được bộc lộ mạnh mẽ nhất qua đấu tranh chống ngoại xâm

         - Vì lịch sử dân tộc ta, có thể nói, là lịch sử yêu nước và chống ngoại xâm.

         - Lòng yêu nước được thể hiện ở nhiều phương diện nhưng vài văn được viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phát huy cao độ tinh thần yêu nước của toàn dân nên Bác chỉ nhấn mạnh lòng yêu nước ở phạm vi này. Đây là một luận điểm đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, làm tăng sức thuyết phục của bài văn.

         - So sánh độc đáo, ấn tượng: "lòng yêu nước" như "những làn sóng mạnh mẽ, to lớn lướt qua..., nhấn chìm"; đã biểu đạt thành công sức mạnh đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

         - Các động từ chọn lọc như kết thành, lướt qua, nhấn chìm gợi tả sức mạnh, tạo âm hưởng mạnh mẽ cho câu văn.

=> Diễn đạt hàm súc; dẫn chứng cụ thể; so sánh ấn tượng; hình ảnh sinh động, từ ngữ tinh lọc, điêu luyện.

2. Những biểu hiện của lòng yêu nước của dân ta
  • Lòng yêu nước trong lịch sử các thời đại: được thể hiện nổi bật qua những cuộc kháng chiến vĩ đại với những thời đại lịch sử hào hùng, những chiến công hiển hách và gắn với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

=> Những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu được sắp xếp theo trình tự thời gian lịch sử đã chứng minh thuyết phục tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ.

  • Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp
         - Tinh thần yêu nước được kế thừa và phát huy để xứng đáng với tổ tiên

                + Từ các cụ già đến nhi đồng trẻ thơ; từ kiều bào đến đồng bào ở vùng tạm chiếm; từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi.

                + Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói để bám giặc đến công chức hậu phương nhịn ăn ủng hộ bộ đội.

                + Từ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân và chính mình xung phong vận tải đến các bà mẹ săn sóc bộ đội như con đẻ.

                + Từ mọi người dân thi đua tăng gia sản xuất đến điền chủ quyên ruộng

=> Tất cả đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

         - Nghệ thuật

Cách diễn giải rõ ràng, chặt chẽ theo kết cấu liệt kê trùng điệp: "từ... đến..."; dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, toàn diện; các sự việc và con người trong câu liên quan với nhau qua nhiều mối quan hệ: tuổi tác, hoạt động, nghề nghiệp, giai cấp,... Tất cả giúp tác giả khẳng định và chứng minh hùng hồn tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong lịch sử và trong hiện tại.

3. Nhiệm vụ của chúng ta

         - Trưng bày: có thể nhìn thấy

         - Giấu kín: khó nhìn thấy

         - Nghệ thuật so sánh độc đáo: ví lòng yêu nước - một thứ trừu tượng với "các thứ của quý" là cái cụ thể nhằm giúp người đọc có thể hình dùng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: biểu lộ rõ ràng và đầy đủ; ấn giấu tiềm tàng và kín đáo.

         - Động viên khích lệ để lòng yêu nước tiềm ẩn ở mọi người được cụ thể hóa thành hành động thực tế: những công việc yêu nước và kháng chiến.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.
  • Hệ thống luận điểm, luận cứ đúng đắn, tiêu biểu, toàn diện. Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian [từ xưa đến nay]. Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
  • Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
  • Sử dụng biện pháp liệt kê trong việc nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước.
  • Tác giả khẳng định, ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc ta bằng một giọng văn lúc hùng hồn, đanh thép; khi thiết tha, giàu cảm xúc.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề