Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

Có lẽ không ít mẹ bầu cũng từng trải qua hiện tượng nôn ra máu trong thai kỳ. Sự thật thì đây là vấn đề cũng khá phổ biến bên cạnh những tình trạng như ốm nghén hay táo bón vậy. Thế nhưng, không phải ai cũng được trang bị đầy đủ kiến thức để đối mặt với tình huống này. Đừng quá lo lắng vì bài viết sau đây chính là “kim chỉ nam” cho bạn đấy!

  • Truyền đạm tại nhà
  • Truyền dịch tại nhà
  • Truyền nước biển tại nhà

Việc nôn ra máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ là điều hết sức bình thường. Đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đấy.

Có nhiều nguyên nhân gây khiến phụ nữ mang thai nôn ra máu, trong đó phổ biến nhất là khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn mửa trong thời gian dài. Điều này sẽ làm cho niêm mạc thực quản bị vỡ, dẫn đến máu xuất hiện trong dịch nôn.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi lẽ triệu chứng này hoàn toàn có thể điều trị được. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về hiện tượng đặc biệt này, đừng bỏ lỡ nhé!

Như thế nào là tình trạng nôn ra máu?

Nôn ra máu là hiện tượng cơ thể thải ra một lượng máu nhất định trong dịch nôn mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.

Đối với phụ nữ mang thai, các bà mẹ tương lai thường bị nôn ra máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi lẽ đây là giai đoạn mà tình trạng ốm nghén diễn ra mạnh mẽ nhất. Như đã đề cập ở trên, điều này cũng là lý do dẫn đến chứng ói ra máu ở thai phụ. Máu nôn ra khi quan sát thấy có màu nâu, đỏ thẫm như bã cà phê hoặc đỏ tươi. Tuy nhiên, màu sắc và độ sánh của máu sẽ thay đổi tùy vào nguyên nhân xuất huyết.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị thổ huyết do chảy máu đường tiêu hóa. Tình trạng này bao gồm chảy máu thực quản, chảy máu dạ dày hoặc chảy máu hành tá tràng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng.

Những sự thật về chứng nôn ra máu có thể bạn chưa biết

Dưới đây là những gì có thể xảy ra nếu bà bầu bị nôn ra máu:

  • Xuất huyết đường tiêu hóa trên là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng thổ huyết khi mang thai.
  • Việc nôn mửa thường xuyên và liên tục có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Melaena – một tình trạng dẫn đến phân màu đen sệt như hắc ín và có mùi khó chịu.
  • Khi một số mạch máu lớn bị vỡ, sẽ có hiện tượng máu tươi xuất hiện trong dịch nôn.
  • Một số triệu chứng đi kèm khi nôn có thể là chóng mặt và đau bụng nhẹ.
  • Nôn ra máu có thể dẫn đến mất thể tích dịch lỏng trong cơ thể, từ đó gây hạ huyết áp.
  • Nếu nôn ói quá nhiều và với lực mạnh có thể dẫn đến tình trạng rách niêm mạc đột ngột ở thực quản (được gọi là hội chứng Mallory Weiss hay vết rách ở dạ dày thực quản), cũng có thể dẫn đến thổ huyết…

Nguyên nhân khiến mẹ bầu nôn ra máu khi mang thai

Theo các chuyên gia thì thực chất việc bà bầu nghén ói ra máu là biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

1. Viêm loét dạ dày

Tình trạng này có thể xảy ra do tác nhân là vi khuẩn HP (Helocobacter pylori) gây nhiễm trùng niêm mạc bên trong dạ dày. Chứng viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (gọi là viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Rối loạn này để lại hệ quả là mẹ bầu bị ói ra máu nhiều. Đôi khi nó cũng đi kèm với cơn đau bụng và mệt mỏi.

2. Mất nước

Một trong những lý do chính khiến bà bầu bị thổ huyết là mất nước. Khi cơ thể không tiếp nhận được lượng chất lỏng cần thiết, nó sẽ tạo ra áp lực khiến chất nôn phun ra có mật vàng và máu. Vì vậy, điều quan trọng cần làm là bổ sung nước đầy đủ trong suốt thai kỳ bạn nhé!

3. Chảy máu thực quản

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bầu sẽ luôn phải đối mặt với cảm giác buồn nôn và nôn liên tục. Thế nhưng việc nôn quá nhiều, nhất là những cơn nôn mạnh, có thể khiến thực quản bị chảy máu. Chấn thương này chính là lý do vì sao bạn thấy có vết máu trong dịch nôn của mình.

4. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Việc thiếu một chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai cũng có thể dẫn đến thổ huyết ở mẹ bầu. Sẽ không có gì lạ nếu bạn cảm thấy muốn nôn sau bữa ăn hoặc vào lúc sáng sớm nếu không kiên trì tuân thủ theo chế độ ăn uống phù hợp. Cơ thể có cách riêng để chống lại những thứ mà nó không thể tiếp nhận được.

Biểu hiện của chứng nôn ra máu trong thai kỳ mẹ cần biết

Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

Đối với chứng thổ huyết khi mang thai, việc quan sát màu sắc của máu cũng là điều rất quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải.

  • Nếu xuất huyết là do tổn thương ở dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non), thì máu trong chất nôn có thể xuất hiện màu hạt dẻ hoặc nâu sẫm.
  • Nếu chảy máu là do rách thực quản, máu sẽ có màu đỏ tươi.

Ngoài vấn đề xuất huyết, bà bầu còn có thể gặp các triệu chứng khác cần được chú ý. Một số triệu chứng phổ biến liên quan đến nôn ra máu khi mang thai bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng và khó chịu
  • Giãn đồng tử
  • Nhìn mờ
  • Chóng mặt hoặc xây xẩm nhẹ

Hướng điều trị tham khảo cho mẹ bầu bị thổ huyết khi mang thai

Tình trạng bà bầu nghén nôn ra máu về cơ bản cũng dễ dàng khắc phục nếu xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề.

Theo lý thuyết, sau khi nôn, cơ thể có sự thiếu hụt về lượng chất lỏng tối ưu. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung nước để bù lại. Nếu việc mất nước xảy ra quá nghiêm trọng, mẹ bầu phải cần nhập viện để đảm bảo được truyền dịch thông qua đường tĩnh mạch.

Ngoài ra, một thực đơn ăn uống cân đối và bổ dưỡng sẽ được đề xuất để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Trong trường hợp mất máu quá nhiều, các bác sĩ có thể can thiệp bằng các phương pháp như:

  • Truyền máu
  • Cho thở oxy
  • Uống thuốc để làm giảm lượng axit dịch vị
  • Điều trị nội soi để xác định mức độ thương tổn và có biện pháp chữa trị phù hợp
  • Tiêm tĩnh mạch
  • Phẫu thuật trong trường hợp xuất huyết nội hoặc viêm loét nặng

Mỗi mẹ bầu có một tình trạng bệnh khác nhau. Không thể không nói, việc theo dõi điều trị sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn quá bận, hay muốn giảm thời gian đi lại, chờ đợi tại các phòng khám, bệnh viện, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại nhà. Dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, truyền nước biển tại nhà. Liên hệ số hotline 094 345 0115 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ phù hợp cho bạn.

Hầu hết các mẹ bầu đều bị buồn nôn khi mang thai, nhất là những tháng đầu thai kỳ. Đây không phải là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà chỉ là do sự thay đổi của nội tiết tố. Vậy khi mang thai nếu buồn nôn thì làm thế nào để khắc phục? Mời các mẹ tham khảo qua những chia sẻ dưới đây.

Thông thường, mẹ bầu bị buồn nôn ở những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, suốt 9 tháng 10 ngày vẫn có một vài thời điểm mẹ bị buồn nôn như thời gian đầu.

Buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu

Theo thống kê, tình trạng này xảy ra ở khoảng 80% phụ nữ mang thai. Vào khoảng tuần 16 – 18, các triệu chứng này sẽ giảm dần đi. Nhiều chuyên gia cho rằng mẹ bị buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu thì khả năng sảy thai và thai chết lưu sẽ thấp hơn những người không có triệu chứng này.

Trong trường hợp nếu mẹ nôn suốt ngày và bị sút cân thì mẹ đang rơi vào trường hợp ốm nghén nặng. Nếu bị ốm nghén nặng, mẹ thường mất rất nhiều nước đồng thời thiếu vitamin và khoáng chất.

Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

80% phụ nữ ốm nghén và buồn nôn khi mang thai giai đoạn đầu

Buồn nôn khi mang thai 3 tháng giữa 

Thông thường, đây là thời điểm dễ chịu nhất của các mẹ bầu. Những triệu chứng như mệt mỏi buồn nôn khi mang thai cũng giảm dần rồi hết hẳn. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ hết hẳn. Một số mẹ vẫn bị ốm nghén suốt 3 tháng giữa thai kỳ và thậm chí kéo dài đến cả thai kỳ. Nếu may mắn, có thể cuối tam cá nguyệt thứ 2 mẹ sẽ tạm biệt những cơn ốm nghén khó chịu này. 

Buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Ngoài thời kỳ đầu, nhiều mẹ đến những tháng cuối thai kỳ vẫn bị buồn nôn. Điều này khiến mẹ khá khó chịu và mệt mỏi.

Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi đã lớn làm tử cung cũng lớn theo và chèn ép lên dạ dày của mẹ. Việc mẹ bị chóng mặt, buồn nôn có thể do bị thiếu máu, tụt huyết áp nên rất dễ mất nước. Ngoài ra, khi chóng mặt nếu không giữ thăng bằng được sẽ rất dễ té ngã gây nguy hiểm đến em bé.

Buồn nôn 3 tháng cuối thai kỳ có thể do mẹ ngủ sai tư thế khiến máu không được lưu thông. Cũng có thể do mẹ đứng lên đột ngột hoặc thiếu dinh dưỡng, thiếu máu. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu buồn nôn kèm theo hoa mắt, khó thở hoặc bị ngất và ngày một nặng hơn thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám.

Một trong những nguyên nhân khác có thể là buồn nôn dấu hiệu sắp sinh. Ngoài những dấu hiệu thông thường như mệt mỏi, bụng sa… thì những cơn nôn khan, buồn nôn hay bụng cồn cào cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp lâm bồn. Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi lớn chèn lên hệ tiêu hóa.

Khi đã có những cảm giác buồn nôn ở tháng thứ 9, mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho hành trình vượt cạn sắp tới và chào đón thiên thần nhỏ của mình.

Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

Một số mẹ có thể buồn nôn đến cuối thai kỳ

Có rất nhiều biện pháp để khắc phục chứng mệt mỏi buồn nôn khi mang thai cho mẹ bầu. Các mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Mẹ cần xác định để loại bỏ những loại thức ăn hoặc những mùi làm mình buồn nôn, nôn ói. Đồng thời áp dụng những biện pháp sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, không ăn quá no đồng thời không để bụng quá đói mới ăn.
  • Ăn những thực phẩm mà mẹ yêu thích nhưng phải đảm bảo thực phẩm an toàn, lành mạnh.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh những thức ăn chứa nhiều chất béo và carbohydrates. Những chất này thường dẫn đến tức bụng buồn nôn khi mang thai. 
  • Bổ sung viên sắt, vitamin và khoáng chất, axit folic trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là những lúc ốm nghén vì lúc này thường mẹ ăn uống kém. 

Xây dựng thực đơn phù hợp

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Những thực phẩm này vừa không có mùi gây buồn nôn. Vừa là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ và bé.
  • Ăn cá, thịt nạc, trứng và các loại đậu để bổ sung chất đạm.
  • Để hỗ trợ tiêu hóa, mẹ có thể ăn sữa chua, váng sữa. Những cách này có thể giúp mẹ đẩy lùi những cơn ợ hơi buồn nôn khi mang thai. 
  • Không ăn những thực phẩm chứa chất kích thích, đồ chiên xào, cay nóng, thức ăn đóng hộp.
  • Không nên ăn những thực phẩm muối chua. Nếu thèm đồ chua, mẹ cũng có thể ăn nhưng chỉ ăn một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
  • Luộc, hấp thức ăn thay vì dùng dầu mỡ để chế biến.

Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

Cá là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu

Bổ sung nước – điện giải – năng lượng

Những loại dịch truyền trên có đặc tính sinh lý, sinh hóa tương tự môi trường tuần hoàn bên trong cơ thể. Lượng dịch truyền và tốc độ truyền cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu mẹ buồn nôn chán ăn khi mang thai quá nhiều, các chất điện giải trong cơ thể có thể bị mất đi làm hạ natri và kali máu. Do đó, thông qua dịch truyền có thể bổ sung điện giải. Lúc này, không được tăng nồng độ điện giải lên quá nhanh để không làm ảnh hưởng đến hoạt động điện sinh lý trên màng tế bào. Ngoài ra, phải đánh giá hiệu quả việc điều chỉnh qua những xét nghiệm cần thiết.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Một số ít người bị ốm nghén thường gặp phải biến chứng là bệnh não Wernicke. Biến chứng này thường để lại hậu quả rất nặng nề. Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị bằng cách thay thế thiamine dưới dạng thuốc uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, chỉ cân nhắc ở những mẹ bầu nôn ói liên tục.

Dùng gừng tươi để khắc phục cơn buồn nôn

Gừng có tính ấm, kháng viêm, giải độc. Theo dân gian, gừng còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn, bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu. Một ly trà gừng vào buổi sáng hoặc một mẩu bánh quy gừng sẽ làm giảm đáng kể cơn buồn nôn ở những mẹ bầu.

Ngoài ra, gừng cũng giúp mẹ bầu hạn chế độ nghiêm trọng của những cơn buồn nôn và nôn ít hơn. Điều này sẽ giúp mẹ cả thiện sức khỏe khá tốt. Vì thế, nếu đang bị hành hạ bởi những cơn ốm nghén, mẹ hãy thử một cốc trà gừng nhé.

Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

Gừng tươi là phương thuốc trị buồn nôn khi mang thai hiệu quả

Dùng thuốc chống nôn nếu cần thiết

Khi bị nôn ói liên tục, không thể ăn bất cứ thứ gì thì mẹ cần đến biện pháp cuối cùng là dùng thuốc chống nôn, bù nước và bù điện giải qua đường tĩnh mạch. Dù chỉ mang tính tương đối đối với phụ nữ mang thai nhưng những loại thuốc này vẫn có tác dụng rất cao để khắc phục những cơn ốm nghén nặng của mẹ.

Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tự ý dùng. Tất cả những loại thuốc mẹ muốn dùng để phải có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cần tuân theo liều lượng bác sĩ đưa ra để vừa hiệu quả, vừa không để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.

Điều trị buồn nôn khi mang thai không cần thuốc

Với phương pháp này, mẹ có thể áp dụng những bài tập yoga, thiền hoặc bấm huyệt, xoa bóp, giãn cơ… Không chỉ giúp mẹ giảm ốm nghén, những bài tập này còn là sự chuẩn bị cho quá trình sinh nở rất tốt.

Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lo lắng trong khi mang thai cũng là điều rất cần thiết. Nếu tinh thần mẹ thoải mái thì những cơn ốm nghén sẽ có phần dịu đi.

Ngoài việc tìm những cách khắc phục những cơn buồn nôn gây khó chịu khi mang thai, nhiều mẹ cũng quan tâm đến khá nhiều vấn đề liên quan đến triệu chứng này.

Buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai?

Việc mẹ bị buồn nôn khi mang thai có thể do sự gia tăng của nội tiết tố khi mang bầu, cũng có thể là do đang gặp vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, đó cũng có thể do bạn ăn quá no, vận động luôn sau khi ăn.

Do đó, nếu chỉ dựa vào việc buồn nôn để kết luận có thai hay không thì chưa chính xác. Muốn khẳng định chắc chắn, mẹ nên quan sát thêm những dấu hiệu trên cơ thể. Nếu buồn nôn kèm chậm kinh, tức ngực,… thì có thể mẹ đã mang thai. Tốt nhất mẹ nên tiến hành siêu âm hoặc thử thai để có câu trả lời chính xác nhất.

Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

Buồn nôn đôi khi không phải dấu hiệu mang thai

Buồn nôn từ tuần thứ mấy?

Thông thường sau khoảng 2 tuần thụ thai, tức bắt đầu từ tuần thứ 4 mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy buồn nôn. Rõ ràng nhất là vào khoảng tuần 5 – 6, nặng nhất là vào tuần thứ 9. Lúc thai nhi bước vào tuần thứ 12 thì những triệu chứng này bắt đầu giảm dần và được cải thiện đáng kể. 

Đa số phụ nữ mang thai sẽ chấm dứt hẳn những triệu chứng ốm nghén ở tuần 20. Tuy nhiên, có khoảng 20% phụ nữ ốm nghén đến hết tam cá nguyệt thứ 2 và một số phụ nữ bị nghén đến tận khi sinh.

Cảm giác chóng mặt buồn nôn khi ốm nghén

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng này hoàn toàn bình thường. Cảm giác chóng mặt buồn nôn khi ốm nghén hầu như là đặc trưng của những mẹ bầu. Dù vậy trong một số trường hợp, ít nhiều tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu như sút cân, suy dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải. Đôi khi chính điều này là nguyên nhân khiến mẹ chóng mặt.

Buồn nôn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nhiều mẹ lo lắng khi buồn nôn, ốm nghén không ăn được nhiều nên thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, ốm nghén lại là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Thai nhi luôn tự biết cách hấp thụ những chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ nên mẹ không cần quá lo lắng.

Nhưng trong những trường hợp mẹ ốm nghén nặng, nôn ói nhiều và hầu như không thể ăn uống thì sẽ được chỉ định dùng thêm viên uống để hỗ trợ. Nếu nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát thì có thể thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Một trường hợp nữa có thể xảy ra là nôn ra nước chua khi mang thai. Nếu mẹ thường nôn ra nước chua kèm với đau đầu, sốt, mất vị giác hay thường bị nghẹn, sặc thì có thể mẹ đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Khi gặp trường hợp này mẹ cần gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Buồn nôn về đêm khi mang thai

Đa số những mẹ bầu thường sẽ buồn nôn sau 1 đêm ngủ dậy. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp buồn nôn về đêm. Các mẹ cũng hãy yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng bình thường do thể trạng của mẹ, không phải là dấu hiệu xấu. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt của mẹ.

Mặc dù buồn nôn, ốm nghén không nguy hiểm nhưng nếu buồn nôn về đêm, giấc ngủ của mẹ sẽ không trọn vẹn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể lực. Đồng thời việc hấp thụ chất dinh dưỡng cũng kém đi, ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thai.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên uống đủ nước, bổ sung thêm vitamin. Có một quan niệm sai lầm rằng không ăn thì không nôn. Tuy nhiên, chính vì bụng đói sẽ khiến bụng mẹ trở nên nôn nao, khó chịu hơn. Buổi tối mẹ nên ăn nhẹ. Nếu không muốn ăn một lần thì có thể chia ra nhiều lần. Điều lưu ý là mẹ nên tránh xa những thức ăn nhiều dầu mỡ.

Cách chứa nôn ra máu khi mang thai

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai cũng là triệu chứng bình thường của mẹ bầu

Nếu mẹ có nhiều thắc mắc cần giải đáp trong quá trình mang thai hoặc đang tìm kiếm một bệnh viện uy tín có cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao để hỗ trợ trong suốt thai kỳ thì Bệnh viện Hồng Ngọc là lựa chọn không nên bỏ qua. 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc thuộc Top các bệnh viện có dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói chất lượng cao tại Hà Nội, nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn mẹ bầu. Bên cạnh sự chuyên nghiệp trong phục vụ, bệnh viện còn đi đầu với đội ngũ bác sĩ, y sĩ có tay nghề chuyên môn cao, tận tình, chu đáo.

Vì thế, nếu có những vấn đề về sức khỏe trong quá trình mang thai như buồn nôn khi mang thai, các mẹ có thể thăm khám và điều trị tại Khoa sản của Bệnh viện Hồng Ngọc. Đây chắc chắn sẽ là địa điểm mà các mẹ có thể yên tâm để chào đón thiên thần của mình. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/