Cách đọc giá trị biến trở

Biến trở tiếng Anh là Variable Resistor, là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn. Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện.

Show

Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng hoặc bức xạ điện từ,…

Cách đọc giá trị biến trở
Hình 1. Một số biến trở thông dụng.

Cách đọc giá trị biến trở
Hình 2. Kí hiệu của biến trở.

2. Phân loại biến trở

– Biến trở được phân loại thành:

  • Biến trở tay quay.
  • Biến trở con chạy.
  • Biến trở than.
  • Biến trở dây quấn.

– Cách đọc giá trị biến trở:

  • Tùy theo giá trị được ghi trên thân biến trở mà mặt đồng hồ cho thang đo thích hợp. Trong đó biến trở là một điện trở trị số 0Ω có thể thay đổi được. Ví dụ: Một biến trở có thông số được ghi trên thân là 50kA thì biến trở đó có 50kA là biến trở tuyến tính có trị số là 50000Ω.
  • Thông số ghi trên biến trở càng lớn thì dải điện trở ngày càng thay đổi càng lớn.

3. Cấu tạo của biến trở

Cách đọc giá trị biến trở
Hình 3. Cấu tạo của biến trở.

Biến trở được cấu tao chính gồm 3 phần : 

  • Trục xoay để thay đổi giá trị điện trở.
  • Chân kết nối ngõ ra : 3 chân. Trong đó có một chân chạy.
  • Chổi thang (vòng tròn màu đen) làm bằng carbon cố định 

Giả sử chúng ta có một biến trở 0-100 ohm thì tại hai đầu của biến trở luôn luôn đo được 100 ohm. Chân còn lại sẽ thay đổi giá trị biến trở từ 0…100 ohm tuỳ vào vị trí chúng ta xoay biến trở.

4. Cách xác định chân chạy của biến trở

Các thiết bị cần có bao gồm :

  • Biến trở bất kỳ
  • Đồng hồ VOM đo được điện trở.

Ta xác định chân chạy của biến trở theo các bước như sau:

  • Bước 1: Điều chỉnh thang đo của VOM tại vị trí đo điện trở (Ω). Dùng 2 đầu đo của VOM đo bất kỳ 2 chân của biến trở. Thử xoay trục của biến trở xem giá trị điện trở có thay đổi hay không.

a) Trường hợp 1: Giá trị không thay đổi. Điều này chứng tỏ 2 chân này đang là hai chân cố định của biến trở.

  • Bước 2: Thử lại bằng cách giữ que màu đỏ của VOM với biến trở, que màu đen nối với chân còn lại của biến trở.
  • Bước 3: Xoay trục của biến trở. Nếu VOM thay đổi giá trị điện trở thì chân nối với que màu đen chính là chân chạy của biến trở.

Nếu khi xoay trục biến trở mà giá trị không thay đổi. Xem lại bước 1. Có thể biến trở đã không còn hoạt động.

b) Trường hợp 2: Nếu giá trị điện trở thay đổi thì một trong hai chân là chân chạy.

  • Bước 2: Dùng que màu đen nối với chân còn lại của biến trở.
  • Bước 3: Xoay trục của biến trở.

– Nếu VOM thay đổi giá trị thì chân kết nối với que màu đỏ chính là chân chạy.

– Nếu VOM không thay đổi giá trị thì hai chân đang đo là chân cố định. Suy ra, chân còn lại là chân chạy của biến trở.

5. Nguyên lý hoạt động

Đúng như tên gọi của nó là làm thay đổi điện trở, nguyên lý hoạt động chủ yếu của biến trở là các dây dẫn được tách rời dài ngắn khác nhau. Trên các thiết bị sẽ có vi mạch điều khiển hay các núm vặn. Khi thực hiện điều khiển các núm vặn các mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi.

Thực tế việc thiết kế mạch điện tử luôn có một khoảng sai số, nên khi thực hiện điều chỉnh mạch điện người ta phải dùng biến trở, lúc này biến trở có vai trò phân áp, phân dòng trong mạch. Ví dụ: Biến trở được sử dụng trong máy tăng âm để thay đổi âm lượng hoặc trong chiếu sáng biến trở dùng để thay đổi độ sáng của đèn.

6. Ứng dụng của biến trở trong thực tế

a) Biến trở được dùng như một chiếc áp để tăng giảm độ sáng của đèn LED

Cách đọc giá trị biến trở
Hình 4. Biến trở được dùng như một chiếc áp để tăng giảm độ sáng của đèn LED.

Một ứng dụng được dùng nhiều trong thực tế là biến trở làm chiếc áp để thay đổi độ sáng của đèn LED hoặc đèn 220V. Trong đó, biến trở làm nhiệm vụ thay đổi điện áp để tăng giảm độ sáng của đèn.

b) Biến trở làm nhiệm vụ thay đổi trở kháng để tăng hoặc giảm âm thanh

Cách đọc giá trị biến trở
Hình 5. Biến trở làm nhiệm vụ thay đổi trở kháng để tăng hoặc giảm âm thanh.

Chúng ta dùng rất nhiều thiết bị khuếch đại âm thanh và điều chỉnh lớn nhỏ bằng các Volum. Thật ra, các volum này chính là các biến trở đôi với độ chính xác cao được các nhà chế tạo tích hợp để thay đổi âm lượng.

c) Biến trở được dùng để điều chỉnh tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V

Cách đọc giá trị biến trở
Hình 6. Biến trở được dùng để điều chỉnh tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V.

Trong công nghiệp, biến trở đóng vai trò quan trọng khi một thiết bị truyền tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V về trung tâm mà bị hư hỏng. Biến trở kết hợp với một bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA sẽ được dùng để thay thế cho thiết bị hư hỏng để hệ thống được chạy tam thời.

Trần Lê Mân

Bài 4: Đọc điện áp điều chỉnh bởi biến trở

1. Giới thiệu

Bài ví dụ này sẽ giới thiệu cho các bạn cách đọc giá trị điện áp gây ra bởi một biến trở. Biến trở chỉ đơn giản chỉ là một điện trở có thể thay đổi được trị số. Mạch Arduino không đọc trực tiếp điện trở này mà đọc gián tiếp qua điện áp mà biến trở gây ra.

2. Cấu tạo biến trở

Cách đọc giá trị biến trở

Phần màu vàng là một lớp điện trở. Cây kim màu xanh được đè chặt xuống phần điện trở này. Giả sử có dòng điện đi từ 1 đến 3 thì nó sẽ phải qua phần màu vàng (được tô đỏ) và đó chính là điện trở hiện tại của biến trở. Bạn chỉ việc vặn cây kim để tăng giảm độ dài của vùng màu đỏ, qua đó tăng giảm giá trị điện trở.

Vậy cực thứ 2 dùng để làm gì ?

Giả sử đặt một hiệu điện thế vào 2 cực 1 và 2, sử dụng công thức định luật Ôm, ta có thể tính được điện áp lấy ra ở cực 3. Khi vặn biến trở, ta sẽ làm thay đổi điện trở ở phần màu đỏ và màu vàng (do điện tích của chúng thay đổi), qua đó làm thay đổi điện áp ở chân 3. Những cái volume vặn âm thanh to / nhỏ cũng có nguyên lí hoạt động tương tự như vậy.

Người ta gọi hệ 2 điện trở này là cầu phân áp, tức là phân chia điện áp nhờ một cầu điện trở.

3. Chuẩn bị

  • Mạch Arduino (trong bài sử dụng Arduino UNO R3).
  • Breadboard.
  • Biến trở (bạn có thể chọn loại bất kì).

4. Lắp mạch

Cách đọc giá trị biến trở

Như bạn đã thấy, ta kết nối chân A0 (dây vàng) của mạch Arduino vào cực thứ 3 của biến trở để đọc điện áp.

Sơ đồ nguyên lí

Cách đọc giá trị biến trở

5. Lập trình

Tham khảo bài viếtHướng dẫn nạp chương trình đơn giản cho Arduino Uno R3nếu bạn chưa biết cách nạp chương trình.

void setup() { Serial.begin(9600); //Mở cổng Serial để giap tiếp | tham khảo Serial } void loop() { int value = analogRead(A0); //đọc giá trị điện áp ở chân A0 //(value luôn nằm trong khoảng 0-1023) Serial.println(value); //xuất ra giá trị vừa đọc int voltage; voltage = map(value,0,1023,0,5000); //chuyển thang đo của value //từ 0-1023 sang 0-5000 (mV) Serial.println(voltage); //xuất ra điện áp (đơn vị là mV) Serial.println(); //xuống hàng delay(200); //đợi 0.2 giây }

Nào, bạn hãy bấm Ctrl + Shift + M để mở cửa sổ Serial Monitor và xem kết quả.

Cách đọc giá trị biến trở

Giải thích

  • Dòng đầu tiên là giá trị điện áp đọc được bằng lệnh analogRead();
  • Dòng thứ 2 là giá trị điện áp (tính bằng mV) sau khi dùng hàm map() để chuyển đổi

Giả sử biến trở được sử dụng là loại 10K mắc như sơ đồ trong bài viết, giá trị do hàm analogRead() trả về là 150. Bạn hãy thử tìm cách tính xem biến trở hiện tại đang có giá trị là bao nhiêu Ohm ?

Rate node

lên

34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Từ khóa:

biến trở

serial

analog

Chuyên mục:

Level: Beginner - Vỡ lòng

Cầm tay chỉ việc

Các bài viết được nói rất kỹ về các vấn đề mà bạn cần phải biết khi bắt đầu với Arduino!

Cài đặt driver và Arduino IDE

Bài 1: Một chương trình trên Arduino cần tối thiểu những gì?

Hướng dẫn nạp chương trình đơn giản cho Arduino Uno R3

Bài 2: Cách làm đèn LED nhấp nháy theo yêu cầu

Đèn LED

Bài 05: Thay đổi độ sáng của đèn, hay làm mờ nó, có khó không?

Điều khiển 8 đèn LED sáng theo ý muốn của bạn, dễ hay khó ?

Làm thế nào để điều khiển LED RGB - Led 3 màu

Button - Nút bấm

Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button)

Bài 11: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) - INPUT_PULLUP

Bài 8: Dùng button (nút bấm) để điều khiển một đèn LED

Bài 10: Đếm số lần nhấn một button - ButtonStateChange

Bài 7: Cách viết chương trình không sử dụng hàm delay

Bài 4: Đọc điện áp điều chỉnh bởi biến trở

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Cách đọc dữ liệu từ quang trở và xây dựng cảm biến ánh sáng

Cảm biến nhiệt độ LM35 và cách sử dụng nó trong môi trường Arduino

Cách sử dụng cảm biến rung với Arduino

Debounce cho nút nhấn bằng tụ điện

Đọc tốc độ của quạt CPU (quạt 12Vol - hay quạt 3 dây)

Liên hệ Mr. Khánh 097.276.8491 để được tư vấn triển khai các dự án IoT

Liên hệ Mr. Đạt ZN 037.3998.468 tư vấn đồ án môn học

Liên hệ Mr. Thân 097.111.3732 để tư vấn thiết kế PCB chất lượng cao 2-40 lớp

Cộng đồng Arduino Việt Nam

Cộng đồng Intel Galileo Việt Nam

Cộng đồng Raspberry Pi Việt Nam

Đăng nhập

Tên người dùng *

Mật khẩu *

  • Tạo tài khoản mới
  • Yêu cầu mật khẩu mới

Đăng nhập bằng Facebook Connect

Mã kiểm tra

Vui lòng nhập vào mã kiểm tra ở ô bên cạnh

Chia sẻ tình yêu với

Cách đọc giá trị biến trở
Arduino
Cách đọc giá trị biến trở

Bình luận gần đây

Bài đọc nhiều

mã số thuế