Cách xử lý rác thải polime

Cụ thể như sau:
1. Xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy
Rác hữu cơ dễ phân hủy được tận dụng làm phân tại gia đình bằng hố rác di động. Hố rác di động là hố nhỏ được đào để hằng ngày người dân đổ phần rác hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian rác sẽ oai mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.
Phần không hoai, không thành phân (do còn lẫn các chất khó phân hủy) sẽ được thu gom và xử lý cùng phần rác thải khó phân hủy không tái chế.
Được gọi là hố rác di động vì hố này thể tích nhỏ (cỡ vài trăm lít đến khoảng 1 m3), khi hố đầy có thể chuyển sang đào hố khác sử dụng, hố được chính người dân đào và duy trì hoạt động. Đây là hình thức xử lý rác thải đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả và phù hợp với việc xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy vùng nông thôn.
+ Vị trí đặt hố: Khu đất trong vườn, không quá ẩm ướt, cách xa nơi ở trên 3m.
+ Kích thước: Hố được đào theo hình trụ tròn với đường kính khoảng 0,5-1m, sâu 1-1,5m hoặc hình hộp với cạnh dài 0,5-1m, sâu 1-1,5m.
+ Phần nắp đậy: Kích thước và hình dáng phụ thuộc vào miệng hố, chất liệu thường bằng kim loại hoặc gỗ (tùy điều kiện từng hộ gia đình có thể chọn cách vật liệu khác nhau nhưng cần đảm bảo tính an toàn, kín để tránh cho vật thể lạ lọt vào cũng như mùi từ trong hố thoát ra)
* Ưu điểm 
+ Đơn giản, dễ thực hiện,
+ Giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy của các hộ gia đình.
+ Mùn tạo ra từ rác thải hữu cơ có thể sử dụng cho việc cải tạo đất, trồng cây trong vườn.
* Lợi ích 
+ Hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường, lấy lại cảnh quan sạch đẹp cho vùng nông thôn.
+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí (mùi rác phân hủy).
+ Hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền nhiễm (rác hữu cơ thường là nguồn thức ăn của ruồi, muỗi, nhặng&hellip).
+ Giảm tải cho các bãi chôn lấp tập trung.
* Một số lưu ý 
+ Tránh nước xâm nhập vào trong hố rác (nước mưa,&hellip).
+ Tránh đào hố gần mạch nước ngầm.
+ Chỉ cần hố đủ rộng và không quá sâu.
+ Tuy lượng khí sinh ra trong quá trình ủ rác là không nhiều nhưng khi mở nắp hố, cần tránh đứng trực diện với miệng hố và nên đeo khẩu trang.
2. Xử lý rác khó phân hủy không tái chế
Tổ thu gom rác sẽ đến từng hộ gia đình, cơ sở để thu gom tập kết về các điểm tập kết để xe chuyên dụng của các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung.
Đối với các vùng nông thôn xa xôi, giao thông cách trở không thể tiến hành thu gom, xử lý rác thải tập trung, các hộ gia đình phải tự thu gom, xử lý tại chỗ. Bằng cách đào các hố rác để chôn lấp tại vị trí phù hợp hoặc vào mùa nắng có thể xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên, để hạn chế những tác hại do việc đốt rác tại gia đình cần phải tiến hành phân loại rác thải, tách riêng các loại chất thải như: chai nhựa, cao su, túi nilon&hellip  để tận dụng lại hoặc bán phế liệu cho các cá nhân có nhu cầu để tái chế thành sản phẩm hữu ích hoặc xử lý bằng các lò đốt chuyên dụng.

  Vi dụ ứng dụng một số sản phẩm trên thị trường:

This page in:

Cách xử lý rác thải polime

Que hút bằng nhựa là một trong những chất thải bằng nhựa hàng đầu trong các đại dương, và chúng không thể tái chế được. © Kanittha Boon/Shutterstock

Các báo đưa nhiều tin buồn. Một con cá voi hoa tiêu đực bị chết và dạt vào bãi biển ở Thái Lan vì đã nuốt 80 túi nilon; hình ảnh về những con rùa mắc trong 6 cái vòng nhựa, một con cá ngựa nhỏ xíu cuộn đuôi vào một cái tăm bông bằng nhựa. Các sản phẩm nhựa trôi dạt hàng ngày trên các bãi biển toàn thế giới – từ Indonesia đến bờ biển tây Phi, và các con kênh trong các thành phố ngày càng tràn ngập chất thải nhựa.

Nhưng cả thế giới bắt đầu chú ý đến điều đó và các nước, các doanh nghiệp, người dân, cộng đồng đã bắt đầu hành động. Từ cấm, đánh thuế các sản phẩm nhựa dùng một lần đến đầu tư vào thu gom rác thải và các chính sách làm giảm số bao bì bằng nhựa và dọn vệ sinh bãi biển. Chúng ta đang cố gắng cai nghiện thói quen dùng nhựa, làm cho cuộc sống và hành tinh lành mạnh hơn.

Năm nay, Ngày Môi trường Thế giới tập trung vào “Chống ô nhiễm chất dẻo”. Ngân hàng Thế giới đóng góp vào nỗ lực này bằng các công cụ cho vay và đối thoại chính sách với các nước và các thành phố lớn, giúp họ tìm ra giải pháp và cấp vốn thực hiện các giải pháp đó nhằm đối phó hiệu quả với vấn đề ô nhiễm chất dẻo trong nước biển này. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới là nhà đầu tư dài hạn vào các hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị. Nếu không xử lý tốt vấn đề này thì ô nhiễm biển sẽ càng nghiêm trọng. Kể từ năm 2000 Ngân hàng Thế giới đã đầu tư trên 4,5 tỉ USD vào trên 300 chương trình quản lý chất thải rắn nhằm giảm xả rác, trong đó có rác thải nhựa, ra môi trường. Ngân hàng Thế giới cũng đang thực hiện nghiên cứu xem đường đi của chất dẻo ra các đại dương như thế nào nhằm tìm ra cách đầu tư đúng trọng điểm và mang lại hiệu quả nhanh.

Nhưng chỉ xây dựng các hệ thống xử lý chất thải rắn thì chưa đủ. Tất cả chúng ta đều phải chung tay, góp phần cá nhân của mình vào giải quyết vấn đề này.

Sau đây là năm điều mà BẠN cần làm NGAY HÔM NAY để chấm dứt ô nhiễm chất dẻo:

Nói KHÔNG với túi nilon
Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó  mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. Trong hai thập kỷ qua đã có ngày càng nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới cấm sử dụng túi nhựa (Rwanda, California) hoặc đánh thuế sản phẩm này (Ai-len, Washington D.C.) nhằm hạn chế bớt sử dụng túi nhựa. Mỗi sáng kiến đã đạt một số thành công nhất định, nhưng chính bản thân bạn cũng có thể nêu gương bằng cách sử dụng loại sản phẩm có thể dùng nhiều lần mỗi khi đi mua sắm—không phải là sử dụng lại túi nilon hay polyester mà hãy sử dụng loại làm bằng vải bông.

Hãy dùng chai nước của mình
Bạn có biết rằng loài người chúng ta mỗi phút mua khoảng một triệu chai chất dẻo và hầu hết trong số đó không được tái sử dụng không ? Trong tuần này bạn đã mua bao nhiêu chai nước? Cách làm tốt nhất là … hãy đổ nước hoặc đồ uống của mình vào chai, loại chai tái sử dụng, và mang theo bên mình, để trên bàn làm việc hai thứ, một cốc uống đồ nóng và một cốc thủy tinh uống đồ lạnh. Các chai chất dẻo—thường làm bằng vật liệu polyethylene terephthalate (PET) – phải mất 40 năm mới có thể tự phân hủy.

Không dùng ống hút nhựa
Ống hút nhựa là loại hay bắt gặp nhất trong nước biển, và nói chung không ai dùng lại ống hút. Là khách hàng, hãy lên tiếng tại các nhà hàng, quán cà phê, quán đồ ăn nhanh và nói với chủ nhà hàng không nên sử dụng ống hút và que nhựa. Starbucks và McDonalds đã bắt đầu chuyển sang dùng vật liệu giấy. Nếu bạn thích dùng ống hút, hãy mang theo ống hút của riêng mình. Trên thị trường có bán nhiều loại ống hút bằng kim loại và bằng tre.

Không dùng thìa, dĩa, bát, đĩa bằng nhựa
Bạn muốn mua đồ ăn và mang theo ư? Hãy nói với chủ nhà hàng là bạn không cần thìa, dĩa bằng chất dẻo. Vậy còn các buổi liên hoan thì tổ chức thế nào? Hãy sử dụng các loại bát, đĩa, thìa, dĩa, cốc có thể sử dụng lại. Năm 2016 nước Pháp đã là nước đầu tiên cấm sử dụng các loại bát, đĩa, cốc, chén bằng nhựa với hy vọng sẽ thúc đẩy sáng tạo đưa ra thị trường các sản phẩm sinh học tự phân hủy. Hãy nhìn ra xung quanh và thay đổi thái độ của bạn, hướng tới những thói quen thân thiện với đại dương.

Hãy lựa chọn thông minh hơn tại gia đình
Hãy chọn sử dụng và mua các sản phẩm Xanh, được đóng gói bằng ít chất dẻo hơn. Hãy bỏ văn hóa vứt đồ đi. Tránh dùng các mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân có chứa microbeads.  Microbeads, các hạt nhựa nhỏ, được đưa vào trong kem đánh răng và sữa rửa mặt. Các nghiên cứu gần đây cho biết các hạt microbead này đang hủy hoại các loài thủy sinh trong biển và là mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Hãy cân nhắc và tìm kiếm sản phẩm khác trước khi mua quần áo làm bằng sợi tổng hợp. Khi giặt, các sợi tổng hợp này sẽ đi theo nước và ra biển và sẽ được cá và các loài thủy sinh khác hấp thụ vào cơ thể.

Hôm nay, nhân Ngày Môi trường Thế giới 2018, hãy tham gia phong trào Giải độc Chất dẻo. Những điều nêu trên khá đơn giản nhưng có thể làm thay đổi cơ bản thói quen và thái độ của chúng ta đối với chất dẻo.

Hãy lên tiếng và hành động để ngăn chặn cơn thủy triều chất dẻo—sau này chúng ta sẽ được đọc các câu chuyện về các bãi biển tinh khôi và những con rùa hạnh phúc.

Authors

Cách xử lý rác thải polime