Cao ly là gì

1. Nó bắt đầu được sử dụng cho hanbok từ thời Cao Ly [918 – 1392].

It began to be used for hanbok since the Goryeo period [918 – 1392].

2. Cao Ly sử [Goryeosa]đề cập rằng vào năm 1274, lính Cao Ly trong quân đội Mông Cổ do Kim Phương Khánh [Kim Bang-gyeong] chỉ huy đã giết chết một số lượng lớn người dân trên đảo.

The Goryeosa, a history of the Goryeo dynasty, mentions that in 1274, Korean troops of the Mongol army led by Kim Bang-gyeong that included many Korean soldiers killed a great number of people on the islands.

3. Chungcheong được hình thành vào năm 1356—dưới thời Cao Ly từ phần phía nam của đạo Yanggwang.

Chungcheong Province was formed in 1356—during the Goryeo Dynasty—from the southern portion of the former province of Yanggwang.

4. Triều đình Cao Ly đã kháng chiến trong gần 30 năm nhưng cuối cùng phải xin nghị hòa vào năm 1259.

Goryeo resisted for about 30 years but finally sued for peace in 1259.

5. Tuy nhiên, khi hai đội quân giáp mặt nhau lần sau trong trận Gochang gần Andong năm 930, Cao Ly đã giành được chiến thắng quyết định.

However, when the two armies met again at the Battle of Gochang near Andong in 930, Goryeo scored a decisive victory.

6. Ông được ghi lại trong Cao Ly sử [Goryeosa] là có lối sống hoang dâm, đặc biệt là thói bắt cóc, hãm hiếp và giết chết phụ nữ.

He was remembered in the Goryeosa for his licentious lifestyle, particularly his habit of abducting, raping, and killing women.

7. Các tướng của Cao Ly, bao gồm Khương Hàm Tán [Gang Gam–chan] đã gây nên thiệt hại nặng nề cho quân Khiết Đan trong trận Quy Châu [Kwiju].

Goryeo generals, including Gang Gam-chan, were able to inflict heavy losses on the Khitan army in the Battle of Kwiju.

8. Trong trận chiến này, các lực lượng của Cao Ly bị đánh tan tác và bản thân Wang Geon chỉ được cứu bởi dũng tướng Shin Sung-gyeom.

In this battle, the forces of Taebong were crushed and Wang Geon himself was saved only by the heroism of his general Shin Sung-gyeom.

9. Gió mùa mưa sẽ làm giảm hiệu quả của các cung hợp, vũ khí chính của quân đội Cao Ly và sẽ gia tăng sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong doanh trại.

Monsoon rains will reduce the effectiveness of composite bows, the army's main weapon, and will encourage the spread of infectious diseases in the camps.

10. Sự xuất bản cuốn Bát vạn đại tạng kinh [Tripitaka Koreana], và kỹ thuật in kim loại đầu tiên trên thế giới trong thế kỷ 13, là minh chứng cho những thành tựu văn hóa của Cao Ly.

The publication of the Tripitaka Koreana onto more than 80,000 wooden blocks and the invention of the world's first metal movable type in the 13th century attest to Goryeo's cultural achievements.

Thổ cao ly sâm còn được gọi là Thổ nhân sâm, Đông dương sâm, là dược liệu quý được dùng trong các bài thuốc y học cổ truyền với công dụng bồi bổ cơ thể, bổ khí huyết, chữa đại tiện lỏng do tỳ hư...

Thổ cao ly sâm còn được gọi là Đông dương sâm, Cứa ly sinh hay Thổ nhân sâm, có tên khoa học Talinum fruticosum [L.] Juss – họ Portulacaceae [Rau sam]. Đây là loại cây cỏ và có những đặc điểm như sau:

  • Thân cây mọc thẳng, chiều cao có thể tới 0,6m, thân màu xanh và chia cành ở phía dưới;
  • Lá cây hình trứng ngược hoặc hình thìa, mọc so le. Hai mặt lá đều bóng và có phiến lá dày, hơi mẫm. Đầu lá tù hoặc nhọn, cuống lá rất ngắn và hẹp. Chiều dài lá khoảng 5 – 7cm, chiều rộng lá khoảng 2,5 – 3,5cm;
  • Hoa cây mọc thành cụm với nhiều hoa nhỏ, đường kính hoa khoảng 6mm. Bông hoa có 5 cánh màu tím đỏ nhạt và khoảng 10 nhị dài 2mm. Bầu hoa có dạng hình cầu. Cây ra hoa vào mùa hạ;
  • Quả cây có kích thước nhỏ, khi chín màu xám tro có đường kính khoảng 3mm. Trong quả cây có hạt màu đen nhánh, kích thước hạt nhỏ và hơi dẹt, bề mặt hạt có vân hơi lồi. Mùa ra quả của cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 10;
  • Cây được trồng bằng mẫu rễ, hạt hoặc cành. Thổ cao ly sâm là loại cây dễ nhân giống và phát triển.

Lá và rễ cây là các bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh, nhưng thường là lấy rễ củ. Dược liệu sau khi trồng được một năm là có thể thu hoạch rễ củ, tuy nhiên để đạt chất lượng tốt nhất nên thu hái cây từ 3 năm tuổi trở lên. Dược liệu sau khi thu hái, đem rửa sạch và cắt bỏ rễ con. Rễ mới thu hoạch còn tươi nên có màu hồng đẹp. Sau khi phơi khô hoặc sấy khô sẽ chuyển màu đen xám, sơ chế dược liệu bằng cách thái mỏng, tẩm với nước đường hoặc nước gừng và đem đồ chín.

Đặc điểm nhận dạng của cây thổ cao ly sâm

Cây sâm cao ly có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?” Theo các nghiên cứu khoa học, dược liệu sâm cao ly chứa các hoạt chất là dẫn xuất phenolic. Trong y học cổ truyền, dược liệu có tính bình, vị ngọt và tác dụng nhuận phế sinh tân, bổ trung ích khí. Vì vậy, cao ly sâm được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh với công dụng sau:

Liều lượng dược liệu dùng trong điều trị phụ thuộc vào người bệnh và tình trạng bệnh lý. Trong đó, liều vị thuốc cao ly sâm được khuyến cáo trong chữa bệnh là từ 30 – 50g ở dạng thuốc sắc.

3.1. Bài thuốc chữa tiểu tiện nhiều, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Chế biến bài thuốc như sau: Sử dụng 60g Thổ nhân sâm và 60g Kim anh tử, đem sắc trong 550ml nước, sắc với lửa nhỏ đến khi còn 250ml nước thì ngưng. Nước thuốc được chia thành 2 lần uống trong ngày. Liệu trình điều trị gồm 5 ngày liên tiếp. Người bệnh nên dùng bài thuốc đúng thời gian và liệu lượng để đạt hiệu quả điều trị cao.

3.2. Bài thuốc chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy, hồi hộp, thở yếu, kém ăn, mệt mỏi và mất ngủ

Chế biến bài thuốc như sau: Sử dụng 40g Thổ cao ly sâm, đem rửa sạch và sắc trong 400ml nước, sắc với lửa nhỏ đến khi còn 150ml thì ngưng. Dùng nước thuốc uống 2 lần trong ngày. Liệu trình điều trị gồm 10 ngày liên tiếp.

3.3. Bài thuốc chữa đại tiện lỏng do tỳ hư

Chế biến bài thuốc như sau: Sử dụng 30g Thổ cao ly sâm và 15g Đại táo. Hỗn hợp dược liệu được sắc trong 550ml nước, dùng uống thay trà mỗi ngày.

3.4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ho lâu ngày

Chế biến bài thuốc như sau: Sử dụng 20g mỗi vị thuốc gồm Thổ cao ly sâm, Thông thảo và Hà thủ ô trắng; 1 con gà khoảng 400g. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch, cho vào nồi hầm trong thời gian khoảng 80 phút đến khi nước canh có màu trắng sữa thì ngưng. Bỏ bớt mỡ tiết ra từ gà, dùng canh và gà ăn kèm với hạt tiêu, muối.

Dược liệu thổ cao ly sâm được dùng trong một số bài thuốc cổ truyền

3.5. Bài thuốc chữa mồ hôi trộm

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng khoảng nửa cái dạ dày lơn và 60g Thổ cao ly sâm. Các nguyên liệu được rửa sạch và hầm trên bếp lửa đến khi chín nhừ, dùng ăn kèm muối và hạt tiêu.

3.6. Bài thuốc bồi bổ cho người sau phẫu thuật, người mới ốm dậy

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 200g Hoàng kỳ, 300g Sườn lợn và 200g Thổ cao ly sâm. Trong đó, dược liệu Hoàng kỳ được sắc kỹ lấy nước, sườn lợn được luộc qua và vớt bỏ bọt. Dùng Hoàng kỳ và sườn lợn hầm với nước, lửa hầm nhỏ, đến khi đạt được độ nhừ thêm nhân sâm vào và đun thêm khoảng 5 – 10 phút, nêm gia vị đủ vừa, dùng ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn 2 – 3 lần sẽ giúp bồi bổ và hồi phục cơ thể.

3.7. Bài thuốc chữa táo bón

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g mỗi vị thuốc gồm lá Vông non, lá Thổ cao ly sâm và vừng đen đã được rang chín; 20g rễ Đinh lăng; 20g lá Thiên lý non. Hỗn hợp nguyên liệu được dùng nấu canh ăn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Như vậy, cây thổ cao ly sâm là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác, dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Đơn nguyên Y Học Cổ Truyền – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y học cổ truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Cuộc triển lãm mang tính bước ngoặt tại Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc [National Museum of Korea-국립중앙박물관] đang mang đến cơ hội hiếm có để được cái nhìn thoáng qua về các hiện vật quan trọng từ mối quan hệ lâu dài, và sâu sắc giữa Phật giáo và quốc gia dân tộc Hàn Quốc.

Triển lãm đặt biệt với chủ đề “Văn hóa lịch sử Vương quốc Phật giáo Cao Ly-Vinh quang của Hàn Quốc”, sự kiện cho công chúng thưởng lãm từ ngày 04/12/2018 đến ngày 03/03/2019, Kỷ niệm 1.100 năm thành lập Vương quốc Phật giáo Cao Ly [Goryeo-고려], trưng bày khoảng 450 hiện vật từ bộ sưu tập của 56 tổ chức trong và ngoài nước, bao gồm nhiều loại hiện vật Phật giáo từ các Vương triều cổ đại.

Giáo sư Bae Kidong, Tổng Giáo đốc Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nói: “Đây là một quá trình dài và khó khăn. Nhưng nhân viên của chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và cố gắng mang lại khoảng 450 hiện vật từ 56 tổ chức, các tổ chức khác nhau từ cả Hàn Quốc lẫn nước ngoài, trong đó có các quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Ý và Nhật Bản. [Korea JoongAnh Daily]

Vương quốc Cao Ly [고려왕조-高麗王朝], một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 10 [918] bởi Cao ly Thái Tổ tên là Vương Kiến [trị vì từ năm 918 tới năm 943] sau khi thống nhất các vương quốc thời Hậu Tam Quốc [cuộc phân tranh lâu dài giữa 3 tập đoàn: Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách Tế và Tân La] và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào thế kỷ thứ 14 [1392]. Cao Ly Thái Tổ, vị Anh minh Hoàng đế đầu tiên đã thành lập nên triều đại Cao Ly, một triều đại của Triều Tiên kéo dài từ thế kỷ 10-14.

Tượng Cư sĩ Vương Kiến [Cao Ly Thái Tổ], vị Anh minh Hoàng đế đầu tiên đã thành lập nên triều đại Cao Ly. Thế kỷ thứ 10-11. Tượng đúc bằng đồng, chiều cao: 138,3 cm. Được khai quật vào năm 1992 tại Hyonrung [현릉/顯陵], một quần thể lăng mộ trong Di tích lịch sử và di tích ở Kaesong [개성] cố đô của triều đại Cao Ly, nay là một thành phố ở tỉnh Bắc Hwanghae, phía nam Bắc Triều Tiên [DPRK].

Đây là bức tượng Vương giả duy nhất còn tồn tại ở Hàn Quốc. Bức tượng được tìm thấy chỉ với một vành đai ngọc bích khi chiếc áo choàng lụa ban đầu của nó bị phân hủy. [Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hàn Quốc.

Cư sĩ Vương Kiến [왕건-王建] lên làm vua, đặt quốc hiệu là Cao Ly [고려-Koryŏ; 高麗] lấy niên hiệu là Thiên Thụ [천수-天授] tôn đạo Phật làm Quốc giáo, tiến hành bình định các miền còn lại ở bán đảo Triều Tiên.

Năm 936, sự nghiệp thống nhất bán đảo của Cư sĩ Vương Kiến thành công. Một số đối thủ của Ngài được Ngài mời tham gia liên minh, được phong tước và trang ấp. Cư sĩ Vương Kiến tổ chức Cao Ly thành một nhà nước phong kiến tập quyền, đặc quan chế ở Trung ương, chia đất nước thành các đơn vị hành chính. Vị thế cầm quyền của dòng họ Vương củng cố bền vững.

Vương quốc Cao Ly [고려왕조-高麗王朝], đã mở rộng biên giới vương quốc đến tỉnh Wonsan [원산, 元山] ngày nay về phía đông bắc [936-943] và sông Yalu [압록, 鴨綠] [993] và cuối cùng hầu như toàn bộ bán đảo Triều Tiên [1374].

Ông Yoo Su-ran, người phụ trách triển lãm cho biết: “Người dân có thể nhớ Vương quốc Phật giáo Cao Ly [Goryeo] là một quốc gia có thời gian tồn tại ngắn, nhưng trên thực tế, lịch sử Vương quốc Phật giáo Cao Ly 474 năm ngang tầm với Vương quốc Triều Tiên [Joseon], tồn tại trong 518 năm. Chúng tôi quen thuộc hơn với di sản văn hóa từ thời đại Joseon [Triều Tiên], nhưng phần lớn văn hóa của Joseon dựa trên di sản của Goyeo. [Korea Times]

Ông Yoo Su-ran, người phụ trách triển lãm cho biết: “Pho tượng Đại sư Hy Lãng [희랑대사-希朗大師] được tạc bằng gỗ, sơn mài. Đại sư Hy Lãng, vị cao tăng Phật giáo nổi tiếng, người truyền ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp và cố vấn cho Cư sĩ Vương Kiến [vua Cao Ly Thái Tổ, người sáng lập Vương quốc Cao Ly], lần đầu tiên trưng bày triển trong triển lãm, được trưng bày tại Bảo tàng Tổ đình Pháp bảo Hải Ấn Tự.

Đây là pho tượng vị cao tăng Phật giáo từ thế kỷ thứ 10 duy nhất còn tồn tại. Mặt trước sơn mài khô, trong khi mặt sau là gỗ. [The Korea Times]

Trong khi những thành tựu của Vương quốc Phật giáo Cao Ly bao gồm thiết lập quan hệ với các Vương quốc phía nam của Trung Quốc ngày nay để ổn định chủ quyền quốc gia, và các chính sách thuế suất lũy tiến [porogressive taxation], Vương quốc Phật giáo Cao Ly đáng chú ý nhất là cung cấp một môi trường mà nghệ thuật có thể phát triển, dẫn đến việc tạo ra vô số công trình nghệ thuật Phật giáo tinh xảo này. Phật giáo đã phát triển theo những cách tăng cường hộ quốc an dân, tham mưu cố vấn cho nhà nước để bảo vệ Vương quốc Cao Ly Độc lập Chủ quyền để khỏi bị các mối đe dọa từ cường quốc ngoại bang.

Là một người kế thừa của Tân La [Silla-신라] và Bách Tế [Baekje-백제] hợp nhất, Cao Ly [Goryeo-고구려] đã tích hợp các nền văn hóa đa dạng của những bậc tiền bối đi trước để phát triển một xã hội cởi mở và quốc tế, thích giao lưu tích cực với các quốc gia láng giềng. Bằng cách nào đó, thời đại đã lu mờ bởi các triều đại khác ngay cả bảo tàng.

Do đó, thực sự chúng tôi muốn nhân cơ hội này để giới thiệu vẻ đẹp của nghệ thuật Vương quốc Phật giáo Cao Ly, thông qua các tác phẩm đô tráng men ngọc bích [Celadon] tinh tế và tranh tượng Phật giáo. [Nhật báo Hàn Quốc JoongAng]

Triển lãm trưng bày nhiều ví dụ về các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo được sản xuất từ các tự viện Phật giáo, vốn là những người bảo trợ nghệ thuật lớn cùng với triều đình. Đạo Phật là Quốc giáo của Vương quốc Cao Ly, là điểm tựa vững chắc về tinh thần của quốc gia dân tộc, Phật giáo trở thành nguồn cảm hứng cho những thành tựu văn hóa của Vương quốc Cao Ly, nơi đánh giá cao triết lý Phật giáo.

Hầu hết các cơ sở tự viện Phật giáo thời đại Cao Ly [Goyeo] đã bị phá hủy và xây dựng lại thời đại Joseon [Triều Tiên]. Vì vậy, những ngôi già lam tự viện di động từ thời Vương quốc Phật giáo Cao Ly [Goyeo] cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về phong cách kiến trúc của những ngôi tự viện thời Vương quốc Phật giáo Cao Ly [Goyeo]. Họ cũng đại diện cho đức tin Phật giáo Cao Ly, mọi người khi sử dụng những ngôi chùa di động này để cầu nguyện tại tư gia”. [The Korea Times]

Danh xưng “Cao Ly Đại Tạng Kinh”, một bộ tập hợp các mộc bản khắc kinh điển Phật giáo trên 81.000 khối gỗ được thực hiện dưới thời Minh quân Phật tử Cao Ly Cao Tông [Tam tạng, gồm Kinh, Luật, Luận, nguyên tác từ Phạn ngữ], khắc trên 81.340 tấm gỗ in vào thế kỷ 13.

Đây là mộc bản Tam tạng kinh Phật giáo Hán ngữ của thế giới, không có lỗi hay đính chính nào với 52.382.960 chữ được sắp xếp thành hơn 1.496 đề mục và 6.568 tập. Mỗi miếng gỗ có kích thước 70x24cm. Chiều dày của tấm gỗ khoảng 2,6-4cm và mỗi tấm có trọng lượng khoảng 3-4 kg.

Tác phẩm kinh điển Phật giáo chạm khắc mộc bản được lưu giữ tại Tổ đình Pháp bảo Hải Ấn Tự, một ngôi già lam cổ tự tiêu biểu cho Tam Bảo tọa lạc tại tỉnh Nam Geongsang, Hàn Quốc.

Vương quốc Phật giáo Cao Ly đã sản xuất Đại Tạng Kinh vào năm 1011, khi bị quân Mông Cổ [Khiết Đan] tấn công Cao Ly, lúc bấy giờ Phật giáo là chỗ dựa vững chắc để Hộ quốc An dân khỏi bị kẻ thù xâm lược. Năm 1087, Cao Ly đã hoàn thành Đại Tạng Kinh có khoảng 6.000 mộc bản. Nhưng nhiều bản bị hỏa hoạn khi quân Mông Cổ xâm lược vào năm 1232.

Đế quốc Mông Cổ xâm lược Cao Ly, lãnh thổ Cao Ly bị tàn phá, và người dân rơi vào cảnh khốn khổ tột cùng. Đặc biệt, sau khi nhà cầm quyền Thôi Vũ [Choi Woo] của chính quyền quan võ đã dời đô về đảo Ganghwa [Giang Hoa], người dân Cao Ly không tin vào triều đình nữa. Để khắc phục tình thế nguy hiểm đến một triều đại như vậy, Cư sĩ Thôi Vũ  [Choi Woo] đã hiến kế rằng:

“Cao Ly Đại Tạng Kinh” [고려 대장경-高麗大藏經] có tính chất Hộ Quốc An Dân, để ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Mông Cổ. Chính quyền của họ Thôi với ý định thông qua việc sản xuất Đại Tạng Kinh Phật giáo, sẽ đạt được mục đích chính trị là hợp nhất lực lượng nhân dân, phục hồi niềm tin của Vương triều Cao Ly qua văn hóa tâm linh, trên tinh thần Phật giáo hiếu hòa và vô tranh, đồng thời muốn nương nhờ Phật lực giúp dân tộc có được sức mạnh tâm linh để dẹp tan quân Mông Cổ xâm lược.

Về việc này, hợp tuyển “Đông Quốc Lý Tướng Quốc Tập” do nhà văn hóa Cao Ly, Cư sĩ Lee Kyu-Bo [Lý Du Báo] giải thích như sau: Mông cổ đã tấn công Cao Ly khi Cư sĩ Hyeongjong [Hiển Tông], vị Anh minh Hoàng đế thứ 8 triều đại Cao Ly. Lúc bấy giờ, Cao Ly bắt đầu sản xuất ‘Cao Ly Đại Tạng Kinh”, thì quân Mông Cổ đã rút quân ngay. Sự mầu nhiệm, huyền diệu của Phật pháp khi được gắn kết với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh tâm linh của dân tộc sẽ trở thành một cường lực phi thường mà không có gì có thể ngăn cản nổi.

Vào năm 1237, Cao Ly đã bắt đầu sản xuất “Bát Vạn Đại Tạng Kinh” [팔만 대장경-八萬大藏經],. Việc sản xuất Tam Tạng Kinh mộc bản này là sự kiện lớn nhất trong 500 năm lịch sử Vương quốc Phật giáo Cao Ly.

Ủy ban UNESCO đánh giá “Bát Vạn Đại Tạng Kinh” [팔만 대장경-八萬大藏經] là môt trong những tác phẩm vô giá không chỉ là “bản khắc quan trọng và đầy đủ nhất về giáo lý Phật đà trên thế giới mà còn có gí trị về mặt thẩm mỹ, chứng tỏ một trình độ cao”. “Bát Vạn Đại Tạng Kinh” [팔만 대장경-八萬大藏經], đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới.

Giáo sư Bae Kidong, Tổng Giáo đốc Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã thảo luận với nhiều tổ chức để có tất cả các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật tuyệt vời của Vương quốc Phật giáo Cao Ly tại một nơi triển lãm. Ông lưu ý rằng, khoảng 90 hiện vật Cao Ly cho triển lãm đã được xác nhận từ các bộ sưu tập ở nước ngoài, bao gồm một bức tranh Phật A Di Đà thời Vương quốc Phật giáo Cao Ly từ Bảo tàng Dlle Civilta ở Ý. [Nhật báo Nhật Bản JoongAng]

Du khách thập phương có thể thưởng lãm nghệ thuật Phật giáo qua các bức tượng Phật được chế tác trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm các vật liệu đồng, thép, và vải sơn mài. Một số hình ảnh Đức Phật có các hiện vật được lưu giữ bên trong chúng cung cấp một cái nhìn hiếm quý về văn hóa lịch sử Vương quốc Phật giáo Cao Ly. Pho tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai [약사유리광여래-藥師琉璃光如來] tại Trường Cốc Tự [장곡사-長谷寺], tỉnh Nam Chungcheong, có một lời cầu nguyện được viết trên bút lông dài 10 mét của Thiền sư Bạch Vân Nhàn [백운경한-白雲景閑,1298-1374].

Chẳng may bảo tàng đã không thành công trong việc đòi lại tác phẩm Văn học Thiền Phật giáo “Trực Chỉ” do Thiền sư Bạch Vân Nhàn trước tác,  từ Thư viện Quốc gia Pháp. Bộ “Trực Chỉ” có niên đại từ thế kỷ 14, đây là một cuốn sách in bằng kim loại lâu đời nhất thế giới.

Năm 2001, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá [UNESCO] công nhận cuốn sách ‘Trực Chỉ’ được Thư viện quốc gia Pháp tại Paris bảo quản là di sản văn hoá thế giới. Trang cuối của cuốn sách ‘Trực Chỉ’ là cuốn sách lần đầu tiên được in theo kiểu khắc kim loại trên thế giới cho biết cuốn sách này được phát hành bao giờ, ở đâu.

Trong trang cuối của cuốn sách ‘Trực Chỉ’ có phần giải thích về thời gian và địa điểm phát hành cuốn sách là tháng 7 năm 1377 tại chùa Hưng Đức [Hung Deok sa] ở khu vực lân cận Cheongju. Cuối cùng điều này cho biết thời gian và địa điểm mà cuốn sách lần đầu tiên được phát hành trên thế giới theo kiểu khắc kim loại.

Sự phát hiện của cuốn sách ‘Trực Chỉ’ đã thay đổi lịch sử thế giới vì trước đây, thế giới công nhận Gutenberg lần đầu tiên phát minh kiểu khắc kim loại trên thế giới và chế tác bản khắc kim loại đầu tiên từ năm 1452 đến năm1455.

Nhưng, dựa trên sự phát hiện trên, thế giới đã xác nhận cách đó 78 năm, một cuốn sách được phát hành theo kiểu khắc kim lọai tại chùa Hưng Đức [Hung Deok sa] ở khu vực lân cận Cheongju, Tỉnh Bắc Chungcheong, Hàn Quốc. Đó chính là ‘Trực Chỉ’.

Vân Tuyền

[Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hàn Quốc]

Video liên quan

Chủ Đề