Cô gái mở đường sáng tác năm nào

Trong kháng chiến chống Mỹ, hoà chung vào khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của các chàng trai, nhiều thiếu nữ chẳng quản thân gái dặm trường cũng xông pha ra nơi tuyến lửa. Các cô xẻ núi, phát cây, mở đường cho xe ra tiền tuyến. Bao hố bom địch cày xới cũng đã được những bàn tay con gái mảnh mai xóa lành vết thương cho những con đường ra trận. Họ là những cô TNXP, những Cô gái mở đường mà nhạc sĩ Xuân Giao ngợi ca trong bài hát cùng tên.

Câu hát mở đầu cũng là bối cảnh của bài hát: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở  đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”. Đó cũng là lời cuả một chiến sĩ đang hành quân đêm, dưới trời khuya, rừng Trường Sơn chỉ có ánh sao lấp lánh soi đường. Trong không gian ấy, vang lên một giọng hát con gái trong trẻo làm “lay động cây rừng”. Đúng là em - cô gái mở đường! Không thấy mặt nhưng anh nghe được giọng em trong trẻo cất lên, giúp xua tan bao nỗi mệt nhọc...

Em ở đâu trong giữa bạt ngàn Trường Sơn? Tuy  không thấy mặt nhưng chàng chiến sĩ trẻ cũng hình dung ra chủ nhân cuả giọng hát trong veo ấy… “Em đi lên rừng - cây xanh mở lối, em đi lên núi - núi ngả cúi đầu…” Các cô gái TNXP thời đạn bom khói lửa ấy đã bắc bao nhịp cầu, lấp bao hố bom, bao lần thông đường để xe bộ đội qua, để bước chân các anh thêm vững chắc.

… Kháng chiến thành công, người còn người mất, người vĩnh viễn nằm lại chiến trường như 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Có cô gửi lại một phần thân thể nơi chiến trường, có người mang trong mình nỗi đau da cam… Và tuổi xuân qua đi không thể nào lấy lại được...

Bài hát sáng tác năm 1966. Gần 50 năm trôi qua nhưng mỗi khi nghe giai điệu của "Cô gái mở đường" vang lên cùng “Bài ca Trường Sơn” của Trần Chung, “Bài ca bên cánh võng” của Nguyên Nhung, “Chào em cô gái Lam Hồng” của Ánh Dương, “Đường tôi đi dài theo đất nước” của Vũ Trọng Hối... chắc hẳn mỗi người trong chúng ta lại thấy rất đỗi tự hào.

Đặc biệt “Cô gái mở đường” khi vang lên trước vong linh những nữ liệt sĩ thanh niên xung phong, như một nén tâm nhang ca ngợi công lao cuả các chị. Bài ca ấy khi vang lên giữa đời thường vẫn mãi là bản anh hùng ca về những con người quả cảm. Và lực lượng Thanh niên xung phong luôn vẹn nguyên niềm tự hào rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta giành được thắng lợi hoàn toàn, có công sức đóng góp một phần không nhỏ cuả các chị - những Cô gái mở đường năm xưa….

Nguyễn Thị Diệp

Từ anh bộ đội trở thành nhạc sĩ

Tên khai sinh của nhạc sĩ Xuân Giao (ảnh) là Trương Xuân Giao, sinh ngày 2-1-1932, tuy quê hương ở Hưng Yên, nhưng ra đời ở Tiên Lãng, TP Hải Phòng, lớn lên học Trường chuyên khoa Phan Thanh ở tỉnh Thái Bình. Năm 1950, lúc 18 tuổi, cậu thanh niên Xuân Giao tham gia bộ đội, thời gian đầu đóng quân tại núi rừng Việt Bắc. Sau đó được cử đi học Trường Lục quân Trung bộ, trải qua nhiều ngày đêm luyện tập, hành quân. Trong quân đội, Xuân Giao tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ như ca hát, làm quản ca, sáng tác bài hát và cả làm thơ để phục vụ yêu cầu công tác chính trị của lực lượng vũ trang. Thấy Xuân Giao có khả năng văn nghệ, khoảng năm 1952, cấp trên điều về công tác ở Đoàn Văn công Quân đội. Ở đây, Xuân Giao tham gia ca hát, đánh đàn, đóng kịch, nhảy múa, viết bài hát, làm thơ, viết kịch bản…

Cô gái mở đường sáng tác năm nào

Xuân Giao ở Đoàn Văn công Quân đội khoảng 10 năm, sau đó cảm thấy nghề diễn viên văn công của mình không thể phát triển hơn nữa, nên chuyển ngành về Nhà xuất bản Âm nhạc và tiếp tục sáng tác. Chính trong khoảng thời gian dài ở Đoàn Văn công Quân đội đã giúp ông tích lũy vốn sống để làm cơ sở cho việc sáng tác sau này. Ngoài công việc biên tập âm nhạc, ông còn đi thực tế ở các địa phương đang dũng cảm đánh giặc, các tuyến đường giao thông bom đạn ác liệt, đến nhà máy xí nghiệp, ruộng đồng... đang vững “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”…

Năm 1966, Xuân Giao sáng tác bài Giữ biển trời Quảng Bình - Vĩnh Linh. Đây cũng là lúc không quân và hải quân địch đánh phá ác liệt miền Bắc. Giai điệu bài hát vừa trầm hùng, vừa tươi mát thể hiện tinh thần lạc quan trong chiến đấu của quân dân Quảng Bình - Vĩnh Linh.

Cũng trong năm 1966, Xuân Giao sáng tác bài Đi tới những chân trời. Đó là thời kỳ tuổi trẻ cả nước lên đường cứu nước mà “lòng phơi phới dậy tương lai”. Ở tiền tuyến, tuổi trẻ ra sức đánh giặc; ở hậu phương, tuổi trẻ thực hiện “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”, “tay chèo tay súng”… Điều đáng chú ý là bài Đi tới những chân trời ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng sau giải phóng, bài hát này vẫn được tuổi trẻ cả nước yêu thích và biểu diễn.

Nói đến sông Mã, chúng ta lại nhớ đến đất Thanh Hóa đánh giặc kiên cường, nơi có cầu Hàm Rồng, điểm son anh hùng của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Xuân Giao sáng tác bài Chào sông Mã anh hùng vào năm 1967, được quần chúng yêu thích vì giai điệu và ca từ gợi lại một cách trung thực tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân dân Thanh Hóa đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của địch nhằm chặn đứng cuộc chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. Dù chịu nhiều bom đạn, cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững, tại nơi đây nhiều máy bay địch tan xác, nhiều giặc lái bỏ mạng hay bị bắt làm tù binh. Bài hát có những câu rất gợi cảm như: Sừng sững bóng cầu Hàm Rồng đứng soi bóng dòng sông Mã chảy mênh mang/ Ơi quê ta bao yêu thương vang nước sông tiếng hát anh hùng…

Dành tình cảm cho tuổi thơ

Trong lĩnh vực sáng tác cho các em thiếu nhi, Xuân Giao có một số bài hát được phổ biến khá rộng rãi trong thiếu nhi cả nước. Năm 1965, ông viết bài Em yêu anh phi công, phổ thơ của Xuân Quỳnh, có những câu rất dễ thương: Anh phi công ơi, anh bay trên trời/ Anh nghiêng đôi cánh bóng như gương soi/ Anh vòng anh liệng bay trên xa vời/ Anh vòng anh liệng giữ yên bầu trời… Đây là một bài hát trong số ít hiếm hoi viết cho thiếu nhi về các chiến sĩ không quân.

Bài hát Em mơ gặp Bác Hồ được ông sáng tác vào năm 1969, kỷ niệm một năm ngày Bác mất. Đây là một bài hát được thiếu nhi cả nước thuộc nằm lòng và hát vang mỗi khi đến ngày sinh nhật Bác (19-5): Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ/ Râu Bác dài tóc bác bạc phơ/ Em âu yếm hôn đôi má Bác/ Em vui múa em vui hát…

Ông có một bài hát viết tặng thiếu nhi TPHCM rất nổi tiếng, đó là bài Là măng non TPHCM. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước ít lâu, một nhóm nhạc sĩ thường sáng tác cho thiếu nhi như Phong Nhã, Mộng Lân, Xuân Giao, Văn Dung vào thăm TPHCM, sau đó ai cũng có tác phẩm mới. Bài hát Là măng non TPHCM của Xuân Giao ra đời trong dịp đi này.

Trước năm 1975, suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xuân Giao chưa từng đặt chân đến miền Nam, ông mong ước có ngày thống nhất đất nước vào thăm nơi đây. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, được đến TPHCM, nghe các em nhỏ ở đây ca hát với ngữ điệu miền Nam khá dễ thương và trong giây phút xuất thần, ông sáng tác bài Là măng non TPHCM, sau này trở nên nổi tiếng. Ngay khi mới “ra lò”, bài hát đã được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu dàn dựng cho các em nhỏ TPHCM, từ đó trở thành bài hát nằm lòng của tuổi thơ TP mang tên Bác Hồ kính yêu.

Một bài hát truyền thống của nữ Thanh niên xung phong

Trong những năm tháng gian khổ chống chiến tranh phá hoại của địch trên miền Bắc, những tuyến đường Trường Sơn với những đoàn Thanh niên xung phong ngày đêm mở đường dưới bom đạn là đối tượng từng thu hút các văn nghệ sĩ tìm đến để có cảm hứng sáng tác phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Năm 1966, Xuân Giao tham gia đoàn nhạc sĩ đến với các chàng trai, cô gái dũng cảm ấy trên tuyến đường Trường Sơn khu 4 (cũ). Ông gặp gỡ các bạn trẻ Thanh niên xung phong trên tuyến đường Vĩnh Linh, Quảng Bình, nơi chịu nhiều bom đạn ác liệt và là nơi bắn rơi nhiều máy bay giặc. Bài hát Cô gái mở đường ra đời tại nơi đây, sau khi đoàn đến thăm một đơn vị nữ Thanh niên xung phong với những cô gái “lên rừng, cây xanh mở lối”, “lên núi, núi ngả cúi đầu”…

Hiệu quả của bài hát Cô gái mở đường thật sâu đậm đối với các bạn trẻ nói chung và riêng với các bạn Thanh niên xung phong trong thời chống Mỹ cứu nước và cả trong thời bình. Nửa thế kỷ qua, bài hát Cô gái mở đường của Xuân Giao được coi như người bạn đồng hành của các nam, nữ Thanh niên xung phong. Giai điệu bài hát viết theo giọng “thứ” rất có nữ tính, nhưng vẫn khỏe khoắn, lạc quan, không yểu điệu, mềm yếu.

Nhạc sĩ TRƯƠNG QUANG LỤC

Hộp thư âm nhạc - Chương liên quan

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Tạo Trình bày: Nghệ sỹ Bích Lan

  • Sáng tác: Trần Chung Trình bày: Tốp ca

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Phan Nhân Trình bày: Nghệ sỹ Kiều Hưng

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Vũ Trọng Hối Trình bày: Nghệ sỹ Thanh Thủy

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Từ Huy Trình bày: Ca sỹ Quang Vinh – Thu Thủy

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Trọng Đài Lời thơ: Đoàn Thị Tảo Trình bày: Ca sỹ Mỹ Linh

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Trí Lời thơ: Nguyễn Bính Trình bày: NSND Quốc Hương

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Thanh Tùng Trình bày: Ca sỹ Mỹ Dung

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Quỳnh Hợp Phổ thơ: Đại tá Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân Đoàn Vũ Vinh Trình bày: Ca sỹ Thụy Vân

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Tân Huyền Trình bày: NSND Quý Dương

  • Sáng tác: Hoàng Tôn và Khắc Hưng Trình bày: Ca sỹ Min và Rhymastic

  • Sáng tác và trình bày: Nhạc sỹ Nguyễn Đức Cường

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Nguyễn Minh Sơn Trình bày: Ca sỹ Hoàng Hải

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Hiệp Trình bày: Nhóm Mắt Ngọc

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn Trình bày: Nhóm nhạc 5 dòng kẻ

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Vân Trình bày: NSND Thu Hiền

  • Sáng tác: NSƯT Trần Thụ Trình bày: Ca sỹ Hồng Nhung

  • Sáng tác: Lê Xuân Bắc Trình bày: Ca sỹ Lê Anh Dũng

  • Sáng tác và trình bày: Vicky Nhung

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Phạm Việt Tuân Trình bày: Ca sỹ Tùng Dương

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Kiên Ninh Lời thơ: Vũ Văn Ngọc Trình bày: NSND Quốc Hưng

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Phạm Tuyên Trình bày: Tốp ca nam nữ Đêm ngày 28/4/1975 khi nhạc sĩ Phạm Tuyên nghe tin anh chiến sĩ Nguyễn Thành Chung ném bom Tân Sơn Nhất, ông bừng tỉnh nghĩ rằng các chiến sĩ giải phóng đã đến Sài Gòn rồi thì chắc ngày hôm sau sẽ là ngày chiến thắng. Bài hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" ra đời trong phút giây đó, góp vào tiếng reo vui mừng ngày đại thắng.

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Võ Văn Di Trình bày: Ca sĩ Anh Thơ Bài ca là bản hòa tấu lớn mừng non sông gấm vóc, là lời suy ngẫm gửi gắm nỗi niềm và hy vọng Bắc Nam sum họp...

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Cát Vận Trình bày: NSND Quý Dương Bài hát "Chân dung dũng sĩ" được viết vào những ngày tháng sôi sục tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những đoàn quân kháng chiến lần lượt giải phóng các tỉnh thành và âm nhạc cũng theo chân những người chiến sĩ để ghi lại những dấu mốc lịch sử bằng âm thanh...

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng Trình bày: Đồng ca Đài TNVN Mời quý thính giả lắng nghe giai điệu hào sảng của bài hát "Giải phóng miền Nam".

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Lê Yên (phổ thơ Mịch Quang) Trình bày: NSƯT Phan Huấn

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Doãn Quang Khải Trình bày: Tốp ca nam Suốt cả cuộc đời binh nghiệp, nhạc sĩ Doãn Quang Khải sáng tác duy nhất một bài hát nhưng đã đọng lại nguyên vẹn trong ký ức của những người cầm súng bảo vệ Tổ quốc...

  • Sáng tác: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng và Nhà giáo Trần Phương Trình bày: Ca sĩ Hoàng Dung Bài hát là sáng tác của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng - Viện Khoa học Thể dục và Nhà giáo Trần Phương - Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng. Tuy không phải là nhạc sĩ nhưng sự kết hợp hài hòa giữa một nhà giáo và một bác sĩ đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và xúc động khi lắng nghe ca khúc này.

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn Trình bày: NSƯT Kim Oanh

  • Sáng tác: Nhạc Nguyễn Viêm, Thơ Cù Huy Cận Trình bày: NS Phan Huấn

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Cường Trình bày: Ca sĩ Tùng Dương

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Nguyễn Giang Lời thơ: Trương Vĩnh Tuấn Trình bày: NSƯT Tấn Minh Không phải trong chiến tranh nhưng những người lính thời bình vẫn ngã xuống trong cuộc chiến chống thiên tai bão lũ tại miền Trung vừa qua. Sự hy sinh dũng cảm của các anh đã để lại trong lòng những người dân đất Việt sự cảm phục và niềm tiếc thương vô hạn ...

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh Trình bày: Ca sĩ Thu Thủy Một thính giả gửi yêu cầu đến chương trình bài hát "Một que diêm, một ước mơ" và muốn nói rằng: "Những ai đã và đang hưởng cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, hãy biết chia sẻ và dành tình thương cho những số phận kém may mắn, đặc biệt là những em bé không gia đình..."

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Trần Hoàn Trình bày: NSND Thanh Hoa Ca khúc "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" ra đời đúng dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất của Bác. Bài hát đã làm rung động bao trái tim của người yêu nhạc trên cả nước. Mời quý thính giả cùng cảm nhận giọng hát bay bổng, khoáng đạt, giàu cảm xúc mà vẫn rất lạc quan của NSND Thanh Hoa với bản thu âm đầu tiên bài hát này .

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Đình Dũng Trình bày: Ca sĩ Phan Duy Anh

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Đình Thậm Trình bày: NSND Thu Hiền

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý Trình bày: Ca sĩ Anh Thơ Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh thời từng chia sẻ cảm xúc về bài hát "Mẹ yêu con". Khi sáng tác về người mẹ, ông nghĩ ngay đến người mẹ vĩ đại của dân tộc ta, là người mẹ Tổ quốc đã sản sinh ra biết bao thế hệ, theo dòng thời gian đã trưởng thành và làm nên lịch sử...

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Trí Vũ (thơ Lê Anh Xuân) Trình bày: NSND Trung Kiên Một cựu chiến binh từ Nam Định đã gửi yêu cầu đến chương trình để nghe và tìm hiểu về NSND Trung Kiên. Ông chia sẻ, từ ngày còn trên chiến trường, mỗi lần được nghe giọng hát khỏe khoắn và hay đến lạ thường của NSND Trung Kiên, ông và đồng đội như được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu.

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Tân Huyền Trình bày: NSND Quý Dương Một chiến sĩ lái xe của con đường Hồ Chí Minh huyền thoại thời kỳ kháng chiến cứu nước có gửi thư về chương trình và yêu cầu bài hát yêu thích "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn". Ông yêu thích bài hát này vì đã cô đọng được cuộc sống chiến đấu anh dũng của những người lính lái xe Trường Sơn năm xưa.....

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Đình Công Trình bày: Ca sĩ Nguyễn Hằng Những ngày này, cả nước đang hướng về miền Trung với những tình cảm xót xa vô hạn. Nhân dân miền Trung đang gồng mình chịu đựng trận lũ có thể là lớn nhất trong lịch sử.

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Hà Sơn Trình bày: Ca sĩ Ngọc Kiều Anh

  • Sáng tác: Nhạc sỹ Đàm Thanh Trình bày: Ca sĩ Lan Anh

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Thanh Bình Trình bày: Ca sĩ Vân Khánh Những ngày qua, thông tin bão lũ miền Trung đã khiến nhân dân cả nước không khỏi lo lắng và luôn cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người dân nơi đây. Bài hát "Miền Trung ơi, nước mắt lại rơi" như một lời đồng cảm, chia sẽ nỗi đau, mất mát mà đồng bào miền Trung đang phải oằn mình gánh chịu.

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Châu Kỳ Trình bày: Ca sĩ Quang Lê Một thính giả từ Tây Nguyên đã yêu cầu bài hát "Thương về miền Trung" để gửi tới đồng bào miền Trung và các anh bộ đội, chiến sĩ, công an đang ngày đêm làm nhiệm vụ tại miền Trung thương yêu.

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Mạnh Quân Trình bày: Ca sĩ Mỹ Dung "Cám ơn mẹ đã sinh ra và nuôi con khôn lớn. Con mong mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Con yêu mẹ rất nhiều." Đó là lời tâm sự của một thính giả đã gửi tới người mẹ của mình nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20 -10.

  • Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung Trình bày: Ca sĩ Quang Vinh, Ca sĩ Nhật Tinh Anh, Ca sĩ Nguyễn Văn Chung, Ca sĩ Đăng Khôi, The Men, Vmusic Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đã trở thành một nét văn hóa không chỉ của riêng một quốc gia hay một sắc tộc nào. Khi vẻ đẹp của người phụ nữ được tỏa sáng, thế giới dường như đẹp hơn, ý nghĩa hơn ..... Ca khúc "Gửi người phụ nữ tôi yêu" là lời cảm ơn sâu sắc đến các người mẹ, người chị, em gái và người yêu thương...

  • 75 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là 75 năm Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức đến với bạn nghe Đài cả nước. Buổi phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt nam được diễn ra tại trụ sở 58 Quán Sứ ngày 7-9-1945. Nội dung chính là toàn văn Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 75 năm đã trôi qua, với những nỗ lực không ngừng của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức, các phóng viên, nhà báo, biên tập viên…. Đài Tiếng nói Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Mời quý thính giả lắng nghe ca khúc "Tự hào Tiếng nói Việt Nam" do nhà báo, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân sáng tác, phổ thơ của nhà báo Vũ Văn Hiền - Nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Chúng ta cùng lắng nghe giọng hát trong trẻo của ca sĩ Anh Thơ qua ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”, một sáng tác nổi tiếng của nhạc sỹ tài hoa Nguyễn Tài Tuệ. Từ khi ra đời, ca khúc này đã được thính giả cả nước đón nhận vì đã thể hiện được tấm lòng kính yêu của nhân dân dành cho Hồ Chủ Tịch, vị cha già dân tộc. Năm 1965, ca khúc này đã đạt được giải thưởng cao nhất theo bình chọn của thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • NSND Lê Dung là giọng ca lớn của nền âm nhạc Việt Nam. Bà được công chúng yêu mến qua các tác phẩm opera kinh điển cũng như những ca khúc của dòng nhạc trữ tình cách mạng. Bà sở hữu một giọng hát nữ cao vút, âm vang khỏe đầy đặn mà thật ngọt ngào cùng kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện. Có thể nói, giọng hát của bà là một trong những giọng nữ cao đẹp nhất của Việt Nam. Chúng ta cùng thưởng thức tiếng hát của NSND Lê Dung qua ca khúc "Rừng Hà Tuyên quê em" một sáng tác của nhạc sĩ Lê Việt Hòa.

  • Ca khúc “Hát mừng anh hùng Núp” là một trong những sáng tác đầu tay của NSND Trần Quý. Ông chia sẻ, khi viết về anh hùng Núp, một con người với những chiến công vĩ đại, hình ảnh anh hùng Núp phải gắn liền với âm hưởng dân gian Tây Nguyên. Khi đó, ông chưa hiểu rõ về âm nhạc Tây Nguyên, ông đã dành rât nhiều thời gian để tìm hiểu về dân ca Tây Nguyên, các bài thơ và ca dao của Tây Nguyên, bản trường ca Đam San, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Tây Nguyên… và bài hát về anh hùng Núp đã được ra đời….

  • Bác Nguyễn Văn Bẩm, một thính giả yêu nhạc đã gắn bó lâu năm với Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông là một trong những chiến sĩ lái xe trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại thời kỳ kháng chiến cứu nước. Bác cũng có rất nhiều câu chuyện muốn tâm sự và kể cho các bạn trẻ biết về những ngày tháng vô cùng gian nguy. Ông rất yêu thích ca khúc “Bài ca người lái xe” bởi đã cô đọng được những cảm xúc rất chân thật trong cuộc chiến đấu anh dũng của những người lái xe Trường Sơn năm xưa. Tinh thần, tình cảm của mỗi người lính đã được toát lên trong từng thanh âm, giai điệu, tiết tấu âm nhạc của bài hát. Chúng ta cùng lắng nghe nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn chia sẻ về hoàn cảnh ra đời bài hát.

  • Bài hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, một sáng tác của nhạc sĩ Doãn Nho, phổ thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh, là một trong những hài hát hay nhất về Binh chủng tăng thiết giáp. Trước khi trở thành nhà thơ nổi tiếng, tác giả Hữu Thỉnh đã từng là một chiến sĩ của binh chủng tăng thiết giáp. Ông lấy cảm hứng từ nguyên mẫu chiếc xe tăng T34 cùng những ký ức không thể quên trong cuộc chiến, với sự đoàn kết nhường cơm sẻ áo cùng đồng đội trong khoang nhỏ hẹp của chiếc xe tăng, để viết nên những vần thơ vừa bình dị, vừa dạt dào yêu thương.

  • Cố nhạc sĩ Vũ Thanh, tên đầy đủ là Vũ Văn Thanh (1933-1997), quê gốc ở Từ Liêm, Hà Nội. Ông là nguyên Phó Trưởng ban Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong gần 45 năm công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, cố nhạc sĩ đã để lại cho nhân dân cả nước những bài ca đã đi cùng năm tháng như "Bài ca Hà Nội", "Hà Nội mùa thu", "Rừng chiều", "Cá lội đồng xanh", "Vũng Tàu biển hát"...Ca khúc "Bài ca Hà Nội" sẽ được trình bày qua giọng hát của nghệ sỹ Kiều Hưng.

  • Một thính giả là cựu thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa đã gửi thư đến chương trình với mong muốn được nghe lại bài hát “Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh”, một sáng tác nổi tiếng của nhạc sỹ Văn Ký. Bài hát thể hiện ý chí sục sôi của những người thanh niên xung phong tiếp bước cha anh trên con đường giải phóng dân tộc.

  • Mời quý thính giả cùng nghe ca khúc lãng mạn “Dòng sông quê anh - Dòng sông quê em” qua phần thể hiện của NSƯT Việt Hoàn và ca sĩ Anh Thơ. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Đoàn Bổng phổ thơ Lai Vu với hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng của tình yêu, thể hiện tình yêu sâu đậm với quê hương đất nước.

  • Hãy cùng lắng nghe tâm sự của nhạc sĩ An Thuyên về hoàn cảnh ra đời bài hát “Ca dao em và tôi”. Ông viết dựa trên câu chuyện dân gian Trương Chi và Mỵ Nương. Yếu tố đi vào lòng người của bài hát chính là yếu tố mang đậm màu sắc dân ca trong cả giai điệu và ca từ. Ca khúc đã khắc họa nét đẹp của người con gái, đó là nét đẹp hiền dịu và thủy chung được hun đúc từ bản chất vốn có của người phụ nữ Việt Nam…

  • Ca khúc "Đất nước lời ru" một sáng tác của nhạc sĩ Văn Thành Nho là một trong những ca khúc nằm lòng được nhiều thế hệ nghe đài yêu mến. Tựa đề của bài hát đã thể hiện không chỉ là một ca khúc ru con thuần túy mà còn được nâng lên một tầm cao mới. Người mẹ trong ca khúc đã được tác giả so sánh với biểu tượng của đất nước, của Tổ quốc. "Đất nước lời ru" với tiếng hát của ca sĩ Anh Thơ đã làm say đắm lòng người qua bao thế hệ trên làn sóng phát thanh.

  • Một thính giả đã từng là chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam chia sẻ: mỗi khi nghe những bài hát viết về người lính, ông luôn cảm thấy yêu đời và rất tự hào. Ông đặc biệt thích một bài hát của nhạc sĩ Thế Hiển có tựa đề “Hát về anh người chiến sĩ biên cương”. Lời bài hát rất hay và ý nghĩa, qua đó như thấy được hình ảnh những người chiến sĩ nơi địa đầu Tổ quốc, mặc gió, mặc sương, vẫn vững vàng đứng gác để bảo vệ giấc ngủ cho đàn em thơ, bảo vệ mùa xuân và hòa bình cho đất nước.

  • Ca khúc “Lời ca dâng Bác” của nhạc sĩ Trọng Loan sáng tác năm 1968. Ông viết ca khúc từ đáy lòng mình với sự thành kính vị Lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc. Động lực thôi thúc ông viết thật nhanh ca khúc này là khi nghe tin sức khỏe của Hồ Chủ Tịch dần yếu đi. Trong quá trình sáng tác, ông chợt nhớ đến những giai điệu dân ca miền Trung quê hương Bác. Giai điệu mượt mà, dịu dàng nhưng vô cùng sâu lắng, thể hiện tình cảm của Bác khi nhớ tới đồng bào miền Nam.

  • Một cựu chiến binh gửi thư đến chương trình chia sẻ ông là một thính giả nghe Đài đã từ rất lâu. Ông luôn yêu thích và không bỏ sót chương trình nào của Đài Tiếng nói Việt Nam, có những ca khúc ông đã thuộc nằm lòng và luôn mang đến nhiều cảm xúc mỗi lần nghe lại. Khi còn phục vụ chiến đấu, chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, pháo rơi đạn nổ ngang dọc đầy trời, chiếc radio nhỏ luôn đeo bên mình đã động viên ông cùng các đồng đội bằng những bài hát mà một trong số đó là ca khúc “Hoa sim biên giới”. Ca khúc mà mỗi lần nghe lại, ký ức của ông như quay trở về với đồng đội, với bạn bè trong cuộc chiến năm xưa....

  • "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" là một ca khúc nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sỹ Trần Kiết Tường và cũng là một trong những ca khúc hay nhất ngợi ca sự nghiệp Cách mạng vĩ đại, tư tưởng, đạo đức và nhân cách sáng ngời Hồ Chí Minh. Mời quý thính giả lắng nghe chia sẻ về cảm xúc của nhạc sĩ Trần kiết Tường khi sáng tác ca khúc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” và lắng nghe ca khúc này qua giọng hát của NSND Quốc Hương.

  • Một cựu thanh niên xung phong đã gửi thư đến Chương trình yêu cầu nghe và tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài hát "Bài ca Trường Sơn". Ca khúc làm ông nhớ lại những kỷ niệm xưa với các đồng đội cũ và là niềm an ủi của ông lúc tuổi già. Mời quý thính giả lắng nghe nhạc sĩ Trần Chung, tác giả của ca khúc "Bài ca Trường Sơn" và cũng là nguyên Biên tập viên của Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của bài hát.

  • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên được biết đến với các ca khúc phổ biến như “Một sớm mai hồng”, “Trường Sa quần đảo thân thương”, “Chúng tôi muốn hòa bình”, “Hành khúc Tuổi trẻ”, "Những năm tháng không quên" và có nhiều ca khúc đạt giải thưởng hàng năm của Hội nhạc sĩ Việt Nam.