Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

Gạt mưa là một bộ phận rất quan trọng. Tuy nhiên, do liên tục chịu ma sát cao khi hoạt động, và phải chịu sự tác động từ tia UV, các yếu tố môi trường khói bụi, ô nhiễm… nên gạt mưa sẽ nhanh bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Khi xuống cấp, gạt mưa thường bị kêu, gạt bị rung không ổn định. Đặc biệt vì lưỡi chai mòn nên gạt không còn sạch, làm kính dễ bị vệt, thậm chí nhoè mờ, gây cản trở nghiêm trọng tầm nhìn. Nếu không thay thế sớm sẽ rất dễ dẫn đến các tình huống nguy hiểm khi lái xe, nhất là lái xe trời mưa.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, gạt mưa xe ô tô nên được thay mới định kỳ. Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới với đặc trưng nắng nóng nhiều và mưa cũng nhiều. Điều này khiến gạt mưa rất nhanh lão hoá. Lưỡi bị mòn, rách, chai cứng… Cần bị cong vênh, không còn truyền lực tốt, dẫn đến gạt hoạt động kém hiệu quả.

Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

Thế nên việc thay gạt mưa ô tô định kỳ là rất quan trọng. Nhưng thực tế rất nhiều người dùng xe lơ là điều này. Không ít người đợi đến lúc gạt mưa bị xuống cấp nặng mới thay. Đây được xem như một sự liều lĩnh, “đánh cược” sự an toàn của bản thân và cả những người tham gia giao thông khác.

Gạt mưa ô tô bao lâu phải thay?

Thời gian thay gạt mưa ô tô định kỳ được khuyến cáo là từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo loại gạt mưa và mức độ sử dụng. Thay gạt mưa đúng hạn sẽ giúp kính luôn được làm sạch hiệu quả, đảm bảo tầm nhìn, lái xe an toàn. Trong trường hợp dùng nhiều với điều kiện khắc nghiệt hoặc nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa bị hỏng thì có thể thay gạt mưa sớm hơn.

Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

                                                           Thời gian thay gạt mưa sau 6-12 tháng sử dụng 

Dấu hiệu gạt mưa bị hỏng

Khi nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa xuống cấp, bị hỏng nên nhanh chóng kiểm tra và thay mới.

  • Gạt tạo vệt, kính mờ nhoè

Đây là dấu hiệu thường gặp khi gạt mưa bị xuống cấp. Nguyên nhân do lưỡi gạt bị chai cứng, bám dính nhiều bụi bẩn, bề mặt không còn mịn và phẳn. Nên khi gạt kính thường bị vệt, bị mờ nhoè nước.

Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

  • Gạt không sạch nước

Hai thanh gạt mưa oto đã được thiết kế kết hợp với nhau để dọn sạch nước trên kính lái. Nếu thấy gạt mưa không đẩy sạch hết nước cần phải kiểm tra gạt mưa. Trong trường hợp này có thể do một phần của đệm lưỡi cao su bị nứt vỡ, đệm không bám mặt kính hoặc thanh gạt gặp trục trặc.

Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

  • Gạt bị kêu

Gạt mưa bị kêu là một trong các dấu hiệu phổ biến cho thấy gạt mưa đang gặp trục trặc. Gạt mưa bị kêu rột rột, kịch kịch… có thể do lưỡi gạt, các thanh giằng ở lưỡi bị hư hỏng. Nếu lỗi ở thanh giằng thì cần gạt sẽ không tạo đủ lực để ép lưỡi gạt lên mặt kính, dẫn đến gạt vừa kêu vừa không sạch nước. Ngoài ra, nếu mô tơ yếu cũng dễ gây tiếng ồn khi gạt mưa hoạt động.

  • Lưỡi gạt bị mòn, chai, cứng

Tùy vào mức độ sử dụng và điều kiện sử dụng mà tuổi thọ lưỡi gạt sẽ khác nhau. Lưỡi gạt dù là cao su hay silicone khi còn mới thường mềm, dẻo và mịn. Nhưng khi đã bị lão hoá sẽ mòn, nứt, rách, chai cứng.

  • Các chốt khóa hoặc cần gạt bị gỉ sét

Nếu quan sát thấy các chốt khóa, cần gạt mưa oto bỉ gỉ sét thì có nghĩa gạt mưa đã xuống cấp nghiêm trọng cần thay mới cả bộ.

Lưỡi gạt mưa loại nào tốt?


Theo chất liệu lưỡi gạt, gạt mưa ô tô được chia thành 2 loại chính: gạt mưa cao su và gạt mưa Silicone.

Gạt mưa cao su

Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

                                                                                               Gạt mưa cao su

Gạt mưa cao su là gạt mưa có phần lưỡi được sản xuất từ cao su non. Đây là loại gạt mưa truyền thống, được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay.

Ưu điểm:

  • Giá bình dân.

Nhược điểm

 Lưỡi cao su kém bền, nhanh bị khô, nứt, chai cứng…

Thời gian sử dụng ngắn, tốn kém chi phí thay thế thường xuyên.

Thông thường thay 6 tháng/lần.

  • Gạt mưa Silicone                                                                     Gạt mưa Silicone là loại gạt mưa có lưỡi gạt sản xuất từ chất liệu silicone. Đây là loại gạt mưa khá mới, chỉ vừa xuất hiện vài năm nay.

  • Ưu điểm:

  • Lưỡi Silicone mịn hơn cao su, diện tích tiếp xúc nhiều hơn, ngăn không khí tốt nên cạnh quét sâu, gạt nước sạch hơn.
  • Lưỡi Silicone bền bỉ hơn cao su, chống mài mòn tốt hơn, chống UV tốt hơn nên thời gian sử dụng dài hơn (thường gấp đôi gạt cao su).
  • Nhược điểm:

  • Giá cao hơn gạt mưa cao su.

    So sánh gạt mưa cao su và Silicone

    Nếu so sánh hai gạt mưa cao su và Silicone, có thể thấy gạt mưa Silicone ra đời sau có nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạt cao su. Trong đó đáng kể nhất là gạt sạch hơn, có độ bền cao hơn, ít tốn chi phí thay thế nhiều lần.

    Khung gạt mưa loại nào tốt?


    Gạt mưa ô tô hiện có nhiều loại kết cấu khung khác nhau, trong đó có các loại phổ biến như:

    Gạt mưa khung sắt

    Gạt mưa khung sắt (hay khung xương cứng) là loại cổ điển, thường thấy trên các dòng xe cũ . Loại gạt này có khung được làm bằng sắt, bên ngoài phun sơn tĩnh điện chống gỉ. Cấu tạo khung xương sắt khá phức tạp gồm nhiều thanh kết nối với nhau qua các khớp để đảm bảo truyền lực dàn đều.

    Nhược điểm gạt mưa khung sắt là trọng lượng nặng, dễ bị hoen gỉ… nên những năm gần đây đa số người dùng đã từ bỏ loại khung này, chuyển sang dùng loại khung mới nhẹ hơn.

    Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

  • Gạt mưa khung mềm

    Gạt mưa khung mềm (còn gọi là gạt không xương) cũng là một loại gạt sử dụng kết cấu khung kiểu mới, được nhiều hãng lớn ứng dụng gần đây. Khung này được làm bằng cao su hoặc Silicone nên mềm, dẻo, đàn hồi tốt và trọng lượng nhẹ. Các ưu điểm này giúp gạt khung mềm có độ linh hoạt cao hơn và ôm khít mặt kính sát hơn.

  • Gạt mưa khung mềm

    Gạt mưa khung mềm (còn gọi là gạt không xương) cũng là một loại gạt sử dụng kết cấu khung kiểu mới, được nhiều hãng lớn ứng dụng gần đây. Khung này được làm bằng cao su hoặc Silicone nên mềm, dẻo, đàn hồi tốt và trọng lượng nhẹ. Các ưu điểm này giúp gạt khung mềm có độ linh hoạt cao hơn và ôm khít mặt kính sát hơn.

    Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

  • Gạt mưa 3 khúc

    Gạt mưa 3 khúc cũng là một loại gạt sử dụng kết cấu khung kiểu mới. Phần khung này thường được làm bằng nhựa ABS cứng, chia thành 3 khúc. 3 khúc này kết nối với nhau bằng một lõi thép mỏng để đảm bảo truyền lực mạnh và dàn đều. Do đó dù xe chạy tốc độ cao, gió lớn, gạt vẫn vận hành ổn định, không bị rung giật. So với gạt khung mềm thì gạt 3 khúc cứng cáp, phân bố lực tốt hơn.

    Có nên dùng gạt mưa xương mềm không

    Kinh nghiệm mua gạt mưa ô tô


    Chú ý kích thước

    Gạt mưa có nhiều kích cỡ (chiều dài khác nhau). Các loại kích cỡ gạt mưa ô tô: 14 icnh (350 mm), 16 icnh (400 mm), 18 icnh (450 mm), 19 icnh (475 mm), 20 icnh (500 mm), 21 icnh (525 mm), 22 icnh (550 mm), 23 icnh (575 mm), 24 icnh (600 mm), 25 icnh (650 mm), 26 icnh (650 mm), 27 icnh (675 mm), 28 icnh (700 mm)…

    Mỗi xe sẽ dùng gạt mưa có kích cỡ (chiều dài) riêng. Thông thường là 1 cây gạt dài (bên lái_ và 1 cây gạt ngắn (bên phụ), cũng có trường 2 cây bằng nhau (nhưng khá ít).

    Ví dụ:

  • Kích cỡ gạt mưa Hyundai i10: 22” và 16”
  • Kích cỡ gạt mưa Kia Morning: 22” và 16”
  • Khi mua gạt mưa, người mua cần biết kích thước gạt mưa của xe mình. Nếu không biết có thể tự tra cứu trên mạng hoặc trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe. Lưu ý chỉ mua gạt mưa đúng kích thước 

  •  
  • Kích cỡ gạt mưa Honda City: 26” và 14”
  • Kích cỡ gạt mưa Mazda 3: 24” và 19”
  • Kích cỡ gạt mưa Ford Ranger: 24” và 16”

    Nhận biết gạt nhái/giả

    Hiện nay gạt mưa oto có rất nhiều mẫu mã, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ… từ hàng trong nước đến nhập khẩu. Đa phần người mua thường ưu tiên hàng nhập của các thương hiệu lớn nổi tiếng. Tuy nhiên, đây lại là loại có nhiều hàng nhái, hàng giả nhất.                                                                                                                                                               Mai Linh