Lý thuyết: Các phép tính với số hữu tỉ

Bản để in

Các phép tính với số hữu tỉ

Mục lục

1. Cộng, trừ hai số hữu tỉ [edit]

2. Nhânhai số hữu tỉ [edit]

3. Chia hai số hữu tỉ [edit]

4. Quy tắc chuyển vế [edit]

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số\( \dfrac{a}{b} \) với \(a, b \in \mathbb{Z}\), \(b \neq 0\)

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là\(\mathbb{Q}\)


Cộng, trừ hai số hữu tỉ [edit]

Với \(x= \dfrac{a}{m}, y= \dfrac{b}{m} \), \((a, b, m \in \mathbb{Z}, m>0)\), ta có:

\( \boxed{ x+y= \dfrac{a}{m}+\dfrac{b}{m}=\dfrac{a+b}{m}}\)

\( \boxed{ x-y= \dfrac{a}{m}-\dfrac{b}{m}=\dfrac{a-b}{m}}\)

Ví dụ 1:

\( \dfrac{1}{6}\ \ \ \ \ \\ \ \ +\\ \ \ \ \ \ \ \\dfrac{2}{6}\\ \ \ \ \ \ \ \ =\ \ \ \\ \ \ \ \\dfrac{3}{6}\)

Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ là gì

Ví dụ 2:

\( \dfrac{1}{6} + \dfrac{-2}{6} = \dfrac{1+(-2)}{6}=\dfrac{-1}{6}\)\(\square\)

Ví dụ 3:

\( \dfrac{-1}{6} - 5 =\dfrac{1}{6} - \dfrac{30}{6} = \dfrac{-1-30}{6}=\dfrac{-31}{6}\)\(\square\)


Nhânhai số hữu tỉ [edit]

Với \(x= \dfrac{a}{b}, y= \dfrac{c}{d} \), ta có:

\( \boxed{x.y=\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}}\)

Ví dụ 4:

\(\dfrac{2}{4}.\dfrac{-6}{10}=\dfrac{2.(-6)}{4.10}=\dfrac{-12}{40}=\dfrac{-3}{10}\)\(\square\)

Ví dụ 5:

\(-6 .\dfrac{-6}{10}=\dfrac{-6}{1}.\dfrac{-6}{10}=\dfrac{(-6).(-6)}{1.10}=\dfrac{36}{10}=\dfrac{18}{5}\)

để đơn giản ta chỉ cần nhân \((-6)\) trực tiếp với tử số:

\(-6 .\dfrac{-6}{10}=\dfrac{(-6).(-6)}{10}=\dfrac{36}{10}=\dfrac{18}{5}\)\(\square\)


Chia hai số hữu tỉ [edit]

Với \(x= \dfrac{a}{b}, y= \dfrac{c}{d} \), \(y \neq 0\), ta có:

\( \boxed{x:y=\dfrac{a}{b}:\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c} = \dfrac{a.d}{b.c}}\)

Ví dụ 6:

\(\dfrac{2}{4} :\dfrac{10}{-6}=\dfrac{2}{4}.\dfrac{-6}{10}=\dfrac{2.(-6)}{4.10}=\dfrac{-12}{40}=\dfrac{-3}{10}\)\(\square\)

Ví dụ 7:

\(\dfrac{-6}{10}:(-6)=\dfrac{-6}{10}.\dfrac{1}{-6}=\dfrac{(-6).1}{10.(-6)}=\dfrac{1}{10}\)\(\square\)

Chú ý:

Thương của phép chia số hữu tỉ \(x\) cho số hữu tỉ \(y, (y \neq 0)\) được gọi là tỉ số của hai số \(x\)\(y\), kí hiệu là \( \dfrac{x}{y}\) hay \(x:y\).

Ví dụ 8:

Tỉ số giữa hai số \(-4,5\)\(9,3\) được viết là\(\dfrac{-4,5}{9,3}\) hoặc\(-4,5:9,3\)


Quy tắc chuyển vế [edit]

Tương tự như trong \( \mathbb{Z}\), trong\( \mathbb{Q}\) cũng có quy tắc chuyển vế:

Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó.

Với mọi \(x, y, z \in\mathbb{Q}:\ \ \ \ x+y=z\Rightarrow x=z-y\)

Ví dụ 9:

Tìm \(x\) biết: \(x+ \dfrac{8}{3}=\dfrac{-12}{7}\)

Giải:

Để tìm \(x\), ta chuyển \(\dfrac{8}{3}\) sang vế phải rồi thực hiện tính toán

\(x+ \dfrac{8}{3}=\dfrac{-5}{7}\)

\(x=\dfrac{-5}{7}-\dfrac{8}{3}\)

\(x=\dfrac{-15}{21}-\dfrac{56}{21}\)

\(x=\dfrac{-15-56}{21}\)

\(x=\dfrac{-71}{21}\) \(\square\)

Thẻ từ khoá:
  • số hữu tỉ
  • phép cộng số hữu tỉ
  • phép nhân số hữu tỉ
  • phép trừ số hữu tỉ
  • phép chia số hữu tỉ
  • quy tắc chuyển vế
  • tỉ số của hai số hữu tỉ