Công văn chí phí quá tặng khách hàng miễn phí năm 2024

Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 9 - Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông Mobifone (TP. Cần Thơ) hàng năm thường tổ chức hội nghị khách hàng theo hình thức thuê bao trọn gói, gồm các chi phí: tổ chức, quà tặng, người dẫn chương trình, ca sĩ, bàn tiệc ăn uống... Công ty vẫn hạch toán toàn bộ chi phí vào dịch vụ mua ngoài.

Chi phí quà tặng nằm trong gói dịch vụ nên không có hoạt động nhập, xuất kho và không đăng ký tại Sở Công Thương. Công ty đề nghị giải đáp, chi phí quà tặng có phải xuất hóa đơn để nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) không? Chi phí người dẫn chương trình, ca sĩ trong gói dịch vụ có được hạch toán không

Về vấn đề này, Cục Thuế TP. Cần Thơ có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT quy định giá tính thuế thì: "Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này".

Điểm b, Khoản 2.4 Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp: “Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  1. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng”.

Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định: “Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 19/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT”.

Theo trình bày, hàng năm Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 9 - Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông Mobifone có tổ chức hội nghị khách hàng bao gồm các chi phí: tổ chức, quà tặng, người dẫn chương trình, ca sĩ, bàn tiệc ăn uống... theo hình thức thuê bao trọn gói.

Căn cứ các quy định trên, các chi phí nêu trên nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC: phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Riêng đối với khoản chi quà tặng thì doanh nghiệp vẫn được hạch toán vào chi phí được trừ, đồng thời doanh nghiệp phải xuất hóa đơn và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Dịp cuối năm là dịp mà các doanh nghiệp đi biếu quà tặng cho khách hàng thay cho lời cảm ơn vì đã đồng hành trong một năm vừa qua. Tuy nhiên nhiều kế toán vẫn đang mơ hồ không biết rằng chi phí cho mặt hàng biếu tặng dịp Tết này sẽ được xử lý như nào, có phải xuất hóa đơn không, có được tính vào chi phí hợp lý không,… Trong bài viết này, Bizzi gửi đến bộ phận kế toán các công ty thông tin xử lý và hạch toán chi phí hàng biếu tặng dịp Tết theo đúng quy định

Công văn chí phí quá tặng khách hàng miễn phí năm 2024

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng biếu tặng dịp Tết có được khấu trừ không?

Tại khoản 5, điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho,biếu, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”

Do đó, hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng khách hàng hay thưởng cho nhân viên dịp Tết được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2. Hàng biếu tặng Tết có phải chịu Thuế GTGT đầu ra không?

Tại khoản 3 điều 7 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”

Do đó, hàng hóa dịch vụ được sử dụng làm quà tặng biếu khách hàng chịu Thuế GTGT đầu ra.

Giá tính Thuế GTGT là giá tính Thuế GTGT của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm phát sinh hoạt động tặng, biếu khách hàng.

Công văn chí phí quá tặng khách hàng miễn phí năm 2024

3. Chi phí mua quà tặng có phải xuất hóa đơn không?

Theo khoản 7, điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC:

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”

Do đó, hàng biếu, tặng dịp Tết sẽ phải lập hóa đơn.

Công văn chí phí quá tặng khách hàng miễn phí năm 2024

4. Có được xếp vào loại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập tính thuế Thu nhập doanh nghiệp không?

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  2. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  4. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”

Theo đó, khoản chi phí mua hàng biếu, tặng khách hàng dịp Tết sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi xác định Thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên.

5. Các lưu ý khi hạch toán chi phí hàng biếu, tặng

  • Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá về và tặng ngay cho khách hàng/đối tác bên ngoài doanh nghiệp, chưa nhập kho thì hạch toán như sau:

Nợ TK 641.

Nợ TK 133.

Có TK: 111, 112, 331

Có TK 3331

  • Trường hợp doanh nghiệp mua hàng về, nhập kho sau đó mới thực hiện tặng thì hạch toán như sau:

Nợ TK 641.

Có TK: 152, 153, 156

Có TK 3331

Căn cứ vào từng trường hợp để hạch toán hàng hóa là quà tặng.

  • Đối với bên nhận, thực hiện hạch toán hàng được tặng như sau:

Nợ TK 156, 142, 642.

Có TK 711.

Công văn chí phí quá tặng khách hàng miễn phí năm 2024

6. Mức phạt nếu không thực hiện theo đúng quy định

Mức tiền phạt đối với hành vi không lập hóa đơn đối với hàng cho, biếu tặng: 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng (theo điểm b khoản 2 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP):

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

Hy vọng với những bài viết này, các kế toán sẽ nắm rõ và tháo gỡ được các vướng mắc liên quan đến vấn đề quà biếu tặng dịp tết để hạn chế rủi ro không mong muốn.