Đánh giá thư viện đại học thủ dầu một

(BDO) Hệ thống đánh giá, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) trên thế giới  (Webometric) năm 2022 vừa có kết quả thứ hạng. Theo đó, trường ĐH Thủ Dầu Một đã được xếp vị trí thứ 20 trên tổng số 184 trường ĐH và cơ sở có chức năng nghiên cứu tại Việt Nam. Kết quả bảng xếp hạng này của trường vào năm 2020 đứng vị trí thứ 39, năm 2021 xếp hạng 24.

Trong năm học 2021-2022, trường có 561 bài báo quốc tế, nâng tổng số bài báo tích luỹ của trường đến tháng 7-2022 là 1.210 bài báo quốc tế. Bên cạnh đó, theo thống kê dựa trên dữ liệu Scopus do tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học (Scimago) thực hiện, tại thời điểm tháng 8-2022, trường ĐH Thủ Dầu Một có 4 nhóm ngành được xếp hạng trong top 10 trường ĐH ở Việt Nam. Đó là, nhóm ngành kinh doanh, quản lý và kế toán; nhóm ngành về năng lượng; nhóm ngành kinh tế, kinh tế lượng và tài chính; nhóm ngành kỹ thuật.

Bảng xếp hạng là minh chứng cho những nỗ lực của trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế hàng năm, góp phần tăng cường giá trị thương hiệu của trường ĐH Thủ Dầu Một trên hệ thống giáo dục, nghiên cứu thế giới.

Hồng Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trường Đại học Thủ Dầu Một
Địa chỉ

Số 06 Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam

Thông tin
LoạiĐại học công lập
Khẩu hiệuKhát vọng - Trách nhiệm - Sáng tạo
Thành lập24 tháng 6 năm 2009; 13 năm trước
Hiệu trưởngTS. Nguyễn Quốc Cường
Websitehttp://tdmu.edu.vn [1]

Trường Đại học Thủ Dầu Một (tiếng Anh: Thu Dau Mot University) là một trường đại học đa ngành tại Bình Dương, được thành lập theo quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hoạt động theo loại hình công lập và đã được chứng nhận về chất lượng đào tạo bởi hệ thống Đại học Quốc gia.[1]

Tiền thân của Trường là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương - một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am tường nghiệp vụ giảng dạy và có tâm huyết với thế hệ trẻ. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.

Qua 12 năm hình thành và phát triển, Trường đã định hình là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực; phát triển theo mô hình đại học tiên tiến. Với triết lý "Khát vọng – Trách nhiệm – Sáng tạo", trường Đại học Thủ Dầu Một đã khẳng định vị thế của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh tri thức của tỉnh Bình Dương. Trường Đại học Thủ Dầu Một vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO  thế giới (từ năm 2015); Là thành viên liên kết của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á – AUN (từ năm 2017). Tháng 11/2017, trường đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia. Tháng 10/2019, trường tiến hành đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả đến tháng 4 năm 2021 trường có 11 ngành đạt chuẩn. Tháng 12/2019, trường đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA, kết quả đạt chuẩn 4 ngành.

Về nhân sự, trường hiện có đội ngũ 723 cán bộ - viên chức, trong đó có 28 GS-PGS, 144 TS,…. Bộ máy trường gồm Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, 13 khoa - viện, 11 phòng-ban chức năng, 12 trung tâm. Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường được sự cộng tác hỗ trợ của nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học uy tín trong và ngoài nước…… Bên cạnh đó, với tinh thần cầu thị và những nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc, Trường đã thu hút ngày càng nhiều chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế đến làm việc và hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH tại Trường.

Về đào tạo, trường đang đào tạo 48 ngành đại học, 11 ngành cao học, 1 ngành tiến sĩ, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm. Quy mô của trường là 15.000 sinh viên chính quy và 1000 học viên sau đại học. Trường đang tập trung hoàn thiện lộ trình xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo triết lý giáo dục hoà hợp tích cực, dựa trên sáng kiến CDIO, đáp ứng chuẩn AUN-QA. Ngoài ra, trường có 4 ngành đào tạo bằng tiếng Anh (4 ngành này đã đạt chuẩn AUN-QA) đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chuẩn quốc tế, phục vụ nhu cầu hội nhập.

Về nghiên cứu khoa học, thực hiện chiến lược xây dựng trường thành trung tâm nghiên cứu, tư vấn có uy tín, trường đang triển khai 4 đề án nghiên cứu trọng điểm là Đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ, Đề án nghiên cứu Nông nghiệp chất lượng cao, Đề án nghiên cứu Thành phố thông mình Bình Dương, Đề án nghiên cứu Chất lượng giáo dục. Các đề án, công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với ứng dụng, giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai năm liên tục, trường đều nằm trong top 50 cơ sở giáo dục có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam.

Về hợp tác quốc tế, trường đã thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với hơn 50 đơn vị giáo dục trên thế giới; đồng thời ký kết hợp tác cung ứng lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp nước ngoài đang đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, từ năm 2010, trường hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak, cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực ở hai lĩnh vực kinh tế và công nghệ thông tin.

Sơ lược về trường[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập vào năm 2009 theo quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, với mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo – nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, trung tâm văn hóa – giáo dục hàng đầu của tỉnh và khu vực.[2]

Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22 tháng 9 năm 2009, là trường Đại học trọng điểm, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương là cơ quan chủ quản của trường Đại học Thủ Dầu Một.[2]

Trường sẽ tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức ứng dụng khoa học – công nghệ trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bình Dương, của nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đổi mới và phát triển giáo dục Đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với đại học của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Hệ thống tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Các phòng, ban[sửa | sửa mã nguồn]

  • VĂN PHÒNG
  • PHÒNG TỔ CHỨC
  • PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
  • PHÒNG KHOA HỌC
  • PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
  • PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
  • PHÒNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
  • PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
  • PHÒNG THANH TRA
  • PHÒNG TRUYỀN THÔNG
  • BAN XUẤT BẢN
  • TẠP CHÍ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Các khoa - viện[sửa | sửa mã nguồn]

  • KHOA Y DƯỢC
  • KHOA KINH TẾ
  • KHOA KIẾN TRÚC
  • KHOA SƯ PHẠM
  • KHOA NGOẠI NGỮ
  • KHOA KHOA HỌC QUẢN LY
  • KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA
  • KHOA ĐÀO TẠO KIẾN THỨC CHUNG
  • VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  • VIỆN KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
  • VIỆN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
  • VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC
  • VIỆN ĐÔNG NAM BỘ

Trung tâm - Viện[sửa | sửa mã nguồn]

  • TRUNG TÂM TUYỂN SINH
  • TRUNG TÂM HỢP TÁC DOANH NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP
  • TRUNG TÂM HỌC LIỆU
  • TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
  • TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
  • TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
  • TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG XÃ HỘI
  • TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
  • TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐẠI HỌC
  • TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
  • TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Đoàn thể[sửa | sửa mã nguồn]

  • CÔNG ĐOÀN
  • ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
  • HỘI SINH VIÊN

Các ngành giảng dạy[sửa | sửa mã nguồn]

Luật

Quản lý nhà nước

Kế toán

Quản trị kinh doanh

Tài chinh - ngân hàng

Logistic và quản lý chuỗi cung ứng

Kỹ thuật xây dựng

Kiến trúc

Quy hoạch vùng và đô thị

Quản lý đô thị

Khoa học môi trường

Quản lý tài nguyên và môi trường

Quản lý đất đai

Công nghệ thông tin

Kỹ thuật phần mềm

Hệ thống thông tin

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Kỹ thuật điện

Kỹ thuật cơ điện tử

Công nghệ kỹ thuật ô tô

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu

Kỹ nghệ gỗ (Công nghệ chế biến lâm sản)

Toán học

Hóa học

Công nghệ sinh học

Công nghệ thực phẩm

Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Dinh dưỡng

Thiết kế đồ họa

Âm nhạc

Mỹ thuật ứng dụng

Truyền thông đa phương tiện

Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Trung Quốc

Ngôn ngữ Hàn Quốc

Công tác xã hội

Giáo dục học

Giáo dục mầm non

Giáo dục tiểu học

Sư phạm Ngữ văn

Sư phạm Lịch sử

Du lịch

Văn hóa học

Chính trị học

Quan hệ quốc tế

Tâm lý học

Thành tích và khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

* Nhà trường

- Huân chương lao động hạng nhất

- Bằng khen của Bộ Công an

- Bằng khen của UBND Tỉnh

* Đoàn Thanh niên

- Bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương

- Bằng khen của UBND tỉnh Bình Tây Ninh

- Bằng khen của UBND tỉnh Đăk Nông

- Bằng khen của Trung ương Đoàn

- Bằng khen của Trung ương Hội sinh viên

- Bằng khen của Tỉnh đoàn Bình Dương

- Bằng khen của Tỉnh đoàn Tây Ninh

Ngành Nghề Đào Tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngành nghề được đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một.

1. Bậc và loại hình đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

- Bậc đào tạo: Sau Đại học (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học)

- Loại hình đào tạo: chính quy, văn bằng 2, vừa học vừa làm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS, tiểu học và mầm non; bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường THCS, tiểu học và trường mầm non.

- Liên kết đào tạo đại học sư phạm và ngoài sư phạm theo hình thức vừa học vừa làm (chuyên tu, tại chức, văn bằng)

2. Quy mô đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng số sinh viên, học viên năm học 2019 - 2020: 15.000

Trong đó: + Đại học: 14.000 + Sau đại học: 1.000

3. Ngành nghề đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiến sĩ: Lịch sử Việt Nam
  • Thạc sĩ: 1.Ngôn ngữ Anh - 2. Quản lý giáo dục - 3. Lịch sử Việt Nam - 4.Hệ thống thông tin - 5.Ngữ văn - 6. Khoa học môi trường - 7. Quản trị kinh doanh 8. Kế toán - 9. Công tác xã hội
  • Đại học chính quy: 1. Luật - 2.Quản lý nhà nước - 3.Kế toán - 4. Quản trị kinh doanh - 5.Tài chinh - ngân hàng - 6. Kỹ thuật xây dựng - 7.Kiến trúc - 8. Quy hoạch vùng và đô thị - 9. Khoa học môi trường - 10. Quản lý tài nguyên và môi trường - 11. Kỹ thuật điện - 12. Quản lý công nghiệp - 13. Kỹ thuật phần mềm - 14.Hệ thống thông tin - 15. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - 16.Thiết kế đồ họa - 17. Hóa học - 18. Ngôn ngữ Anh - 19. Ngôn ngữ Trung Quốc - 20. Công tác xã hội - 21. Giáo dục học - 22. Giáo dục mầm non - 23. Giáo dục tiểu học - 24. Văn học - 25. Lịch sử - 26. Toán học - 27. Vật lý học -28. Sinh học ứng dụng - 29. Chính trị học - 30. Văn hóa học - 31. Quốc tế học - 32. Tâm lý học - 33. Quản lý đất đai - 34. Kỹ thuật Cơ Điện tử - 35. Công nghệ chế biến lâm sản - 36. Địa lý học - 37. Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - 38. Công nghệ kỹ thuật ô tô

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Kết quả kiểm định cấp cơ sở giáo dục”.
  2. ^ a b “GIỚI THIỆU”.