Dấu hiệu của vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là một phạm trù pháp lý có ý nghĩa quan trong thực tiễn của hoạt động hành pháp của nước ta. Vi phạm hành chính là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật, đây là loại vi phạm trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp thông tin để trả lời cho câu hỏi “Vi phạm hành chính là gì?”

Dấu hiệu của vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ pháp lý:

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. (Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Từ quy định trên, có thể thấy vi phạm hành chính có 4 dấu hiệu đó chính là: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi, phải được pháp luật về trách nhiệm hành chính quy định. Đây là những dấu hiệu chung của vi phạm pháp luật. 

Ví dụ tiêu biểu cho hành vi vi phạm hành chính đó chính là đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật an toàn giao thông. 

2. Đặc điểm và dấu hiệu của vi phạm hành chính

Các đặc điểm và dấu hiệu vi phạm hành chính dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được cụ thể nhất về một hành vi vi phạm hành chính là gì?

+ Mặt khách quan của vi phạm hành chính đó là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan vi phạm hành chính, bao gồm hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm. 

+ Khách thể của vi phạm hành chính đó chính là các quan hệ được pháp luật bảo vệ. 

+ Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. 

+ Mặt chủ quan của hành vi vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của cá nhân vi phạm hành chính,  thể hiện ở yếu tố lỗi. mục đích, động cơ của nó. 

3. Phân loại vi phạm hành chính

Căn cứ vào dấu hiệu hành vi thì vi phạm hành chính gồm hai dạng, vậy hai dạng vi phạm hành chính là gì?

+Vi phạm ở dạng hành động: là làm điều pháp luật cấp hoặc không làm đúng điều pháp luật cho phép.

+Vi phạm ở dạng không hành động: không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định, những hành vi vi phạm không được thể hiện bằng các động tác, cử chỉ ra bên ngoài. 

4. Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm

Sau khi hiểu rõ vi phạm hành chính là gì, thì chúng ta có thể phân biệt chúng với tội phạm. Việc phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm chủ yếu dựa trên những dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính và tội phạm, bao gồm:

+ Về mặt khách quan:

Xét về hành vi vi phạm, dấu hiệu phân biệt đầu tiên giữa vi phạm hành chính và tội phạm chính là ở mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Vi phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với mức tội phạm. 

Xét về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả thiệt hại, mặt khách quan của đa phần các cấu thành vi phạm hành chính không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả thiệt hại của hành vi và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của nó. Ngược lại, trong mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc.

+ Về mặt khách thể:

Để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội là vi phạm hành chính hay tội phạm phải xem xét tiêu chí khách thể, quan hệ xã hội bị hành vi đó xâm hại. Trong trường hợp cùng xâm hại một quan hệ xã hội thì sự phân biệt có thể xem xét ở dấu hiệu: hành vi đó đã bị xử phạt hành chính chưa, nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.

+ Về chủ thể của hành vi vi phạm: Pháp luật nước ta quy định, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Ngược lại, trong hình sự thì chủ thể thực hiện tội phạm chỉ có thể là cá nhân.

+ Về mặt chủ quan: Dấu hiệu cơ bản nhất trong mặt chủ quan để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm là dấu hiệu lỗi. Mức độ chống đối trong lỗi vi phạm hành chính cũng không cao bằng hình sự. Đa số lỗi trong vi phạm hành chính do thiếu thận trọng, vô tình hay cùng lắm là coi nhẹ những nghĩa vụ pháp lý.

Ngoài ra, trong hình sự, lỗi gắn liền với mục đích, động cơ của người vi phạm còn trong hành chính chỉ cần người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai trái của mình là đủ để xác định có vi phạm hành chính.

5. Xử lý vi phạm hành chính là gì?

Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động bắt buộc khi phát hiện ra vi phạm hành chính. Vậy xử lý vi phạm hành chính là gì? Có thể quan niệm về vi phạm hành chính như sau: Xử lý vì phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế mang tinh quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được xác định cho nhiều cơ quan, cán bộ- công chức nhà nước có thẩm quyền. Thẩm quyền này được nhà nước quy định chủ yếu tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản liên quan như các Nghị định quy định chi tiết xử phạt các hành vi vi phạm hành chính. 

Vi phạm hành chính là một dành hành vi vi phạm pháp luật. Tuy vi phạm hành chính có thể chưa gây hậu quả nghiêm trọng tới các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ như tội phạm nhưng vi phạm hành chính đã thể hiện sự không tuân thủ quy định pháp luật, kéo theo những hậu quả, thiệt hại khác. Do vậy, các hành vi vi phạm hành chính phải được xử lý kịp thời và triệt để. 

Để tìm hiểu chi tiết hơn về câu hỏi vi phạm hành chính là gì hoặc các vấn đề liên quan, hãy liên lạc với Công ty Luật ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp tận tâm, tư vấn nhiệt tình với mức giá tốt nhất cho quý khách hàng. Công ty Luật ACC hy vọng đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý:

  •         Hotline: 19003330
  •         Zalo: 084 696 7979
  •         Gmail:
  •         Website: accgroup.vn