Dấu hiệu mọc răng ở trẻ nhỏ

Thông thường đến tháng thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, đến tháng thứ 24 là trẻ đã mọc hoàn thiện răng trên cung hàm. Khi đó, ba mẹ cần quan tâm đến những dấu hiệu trẻ mọc răng để có thể chăm sóc tốt nhất cho con mình. Dưới đây, Nha khoa Trẻ sẽ giúp ba mẹ nhận biết được thời điểm trẻ mọc răng cũng như cách chăm sóc cho trẻ nhé!

Trẻ mọc răng đến tháng 24 là hoàn thiện

1. Trẻ mọc răng có biểu hiện gì?

Triệu chứng mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có nhiều trẻ trải qua quá trình mọc răng rất nhẹ nhàng và thoải mái nhưng cũng có trẻ bị sốt, quấy khóc và chán ăn. Vì vậy, các ba mẹ cần tìm hiểu những biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng để có sự chuẩn bị tốt nhất.

1.1 Sốt nhẹ

Đây là triệu chứng gặp phải ở hầu hết trẻ em, bởi trẻ mọc răng tại đúng thời điểm mất đi khả năng miễn dịch nhận được từ mẹ nên dễ bị tổn thương và bị ốm. Cách nhận biết dấu hiệu bé mọc răng rõ nhất lúc này chính là vị trí mọc răng của trẻ xuất hiện hiện tượng sưng, tấy đỏ.

Hãy kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên và nếu cần thiết thì ba mẹ có thể hỏi ý kiến chuyên gia việc có nên dùng thuốc hạ sốt hay không nhé.

Trẻ mọc răng có thể sẽ bị sốt nhẹ

1.2 Chảy nước dãi

Một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng là hiện tượng chảy nước dãi. Khi bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 trong hệ thần kinh trung ương làm tăng khả năng tiết nước bọt, đồng thời cấu tạo khoang miệng của trẻ còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa linh hoạt nên dễ khiến nước dãi chảy ra ngoài.

Chảy nước dãi khá thường gặp khi trẻ mọc răng

1.3 Triệu chứng ho

Bé mọc răng có bị ho không cũng là dấu hiệu nhiều bố mẹ băn khoăn bởi nó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm họng.

Thực tế, trẻ mọc răng cũng có tác động đến họng của trẻ gây ra cảm giác khó chịu và bị ho. Mặc dù đây là biểu hiện thông thường khi bị cảm nhưng nếu xuất hiện cùng các triệu chứng mọc răng khác thì sẽ là thời điểm trẻ mọc răng.

1.4 Thường xuyên nhai cắn

Khi các răng mọc lên, nhú ra khỏi nướu thì việc trẻ khó chịu và ngứa lợi là không tránh khỏi, trẻ sẽ muốn gặm cắt bất cứ thứ gì để làm dịu cảm giác đó.

Lúc này, ba mẹ nên cho trẻ chơi những đồ chơi có thể gặm cắn, tốt nhất là làm bằng chất liệu silicon và cao su tự nhiên đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Lợi khó chịu khiến trẻ muốn gặm cắn đồ vật xung quanh

1.5 Mặt bị nổi mẩn

Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ tiết nhiều nước bọt. Chúng sẽ chảy xuống cầm, mặt, cổ và nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa.

Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm, vệ sinh kỹ lưỡng hơn cho trẻ trong giai đoạn này, hãy lau nước dãi thường xuyên và bôi kem chống hăm để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhé!

1.6 Chán ăn, khó ngủ hay cáu gắt

Những dấu hiệu này thường gặp nhất khi bé mọc răng, bởi khi đó nướu của trẻ đang khó chịu có thể bị đau nhức khiến chán ăn.

Hơn nữa hiện tượng đau nhức không chỉ xảy ra vào ban ngày mà cả vào ban đêm khiến trẻ tỉnh giấc, quấy khóc. Lúc này, việc ba mẹ cần làm là dỗ dành con trẻ để xoa dịu cảm giác đau nhức và giúp bé dễ ngủ hơn.

Xem thêm: Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ – mẹ nên biết để chăm sóc tốt nhất cho bé

                    Trẻ mấy tháng mọc răng? Những vấn đề mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Ăn uống vô tình tác động đến nướu làm trẻ càng đau nhức hơn

2. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Với những dấu hiệu trẻ mọc răng ở trên, dù ít hay nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, ba mẹ cần xây dựng một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng cho con mình giúp bé có quá trình mọc răng thoải mái nhất.

Massage lợi cho trẻ

Đây là một cách làm dịu cơn đau của trẻ, mẹ có thể thể thực hiện massage lợi cho bé bằng ngón tay hoặc cho trẻ ngậm đồ chơi tốt cho răng lợi.

Chườm lạnh

Ba mẹ có thể giúp trẻ giảm đau khi mọc răng bằng cách chườm lạnh với các vật dụng như khăn ướt, vòng mọc răng để trong ngăn đá để đặt lên vị trí mọc răng.

Thuốc giảm đau

Trong trường hợp bé mọc răng bị đau nhức nhiều, quấy khóc liên tục thì ba mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Nhưng ba mẹ đừng quên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi thực hiện.

Dỗ dành khi trẻ khó chịu

Dỗ dành để giúp bé phân tâm, xao nhãng quên đi cảm giác đau nhức khi trẻ mọc răng. Đồng thời, ba mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài chơi để bé được thoải mái hơn.

Thăm khám nha sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường

Ngoài những dấu hiệu bé mọc răng ở trên, thì đặc biệt cảnh giác với các triệu chứng khác như sốt cao, nôn, tiêu chảy. Nếu ba mẹ đã sử dụng các cách chăm sóc như hướng dẫn nhưng không thấy hiệu quả thì nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám cụ thể.

Xem thêm: Mẹo giúp bé mọc răng không đau không sốt có thể mẹ chưa biết

Thăm khám răng miệng cho trẻ tại nha sĩ khi thấy dấu hiệu bất thường

Với những kiến thức ở trên, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ biểu hiện và cách chăm sóc trẻ mọc răng rồi chứ. Nha khoa Trẻ chúc ba mẹ và các bé sẽ có một giai đoạn mọc răng thuận lợi cho sự phát triển của trẻ và đồng thời giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp ngay từ sớm.

Tác giả:

Bé mấy tháng mọc răng? Thông thường các bé sơ sinh thường bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Trước khi mọc răng khoảng 2 - 3 tháng trẻ sẽ có những dấu hiệu điển hình giúp cha mẹ dễ nhận biết. Một số trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng khi được 3 - 4 tháng tuổi. Nhưng cũng có trẻ không mọc răng đầu tiên khi được tròn 12 tháng. 

Lần đầu làm mẹ khiến nhiều mẹ trẻ bối rối do thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là nhầm lẫn giữa các triệu chứng bệnh thông thường với dấu hiệu mọc răng ở trẻ. Với mỗi trẻ đều có quá trình mọc răng khác nhau. Nhiều bé không có bất kỳ triệu chứng nào khi mọc răng, nhưng cũng có trẻ đau, sốt và quấy khóc. Dưới đây là những dấu hiệu bé mọc răng điển hình nhất cha mẹ có thể tham khảo:

Dấu hiệu đầu tiên khi bé mọc răng đó là phát ban quanh miệng, ngực hoặc ở cổ. Nguyên nhân là do khi bé mọc răng chảy nhãi nhiều gây nứt nẻ vùng da quanh miệng và nổi mẩn đỏ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc Vaseline để thoa lên vùng da cho con. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ.

Dấu hiệu bé mọc răng rất thường gặp đó là chảy nước dãi. Trong quá trình mọc răng sẽ gây kích thích và trẻ tiết ra nhiều nước dãi hơn bình thường. Đa phần trẻ sơ sinh từ 10 tuần tới 4 tháng đều có dấu hiệu này khi mọc răng. 

Triệu chứng này tiếp tục xuất hiện cho tới khi bé mọc những chiếc răng sau đó. Vì vậy, khi thấy con thường xuyên chảy dãi mẹ có thể dùng yếm đeo cho bé để đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ có thể lau nhẹ cằm của bé thường xuyên để tránh tình trạng nứt nẻ. 

Dấu hiệu bé mọc răng tiếp theo đó là bị ho hoặc có phản xạ dùng tay để bịt miệng lại. Khi bắt đầu mọc răng một số bé ho nhiều dẫn tới tình trạng bị ọc sữa. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và bạn cũng không phải quá đau đầu lo lắng. Còn nếu thấy trẻ ho nhiều kèm theo triệu chứng cúm, cảm lạnh hay dị ứng cần theo dõi vì rất có thể con bị ốm. 

Một dấu hiệu bé mọc răng mà mẹ không nên bỏ qua đó là, bé sẽ thường xuyên thích cắn. Vì khi răng mọc ra sẽ gây áp lực cho nướu khiến bé cảm thấy khó chịu nên thích cắn. Bé có thể ngậm bất kỳ thứ gì như đồ chơi hay cắn núm vú khi ti mẹ. Trong trường hợp này mẹ nên cho bé ngừng bú và có thể dùng nướu chuyên dụng cho bé nhai. 

Nhiều bé khi mọc răng vì đau đớn do nướu bị viêm nên thường quấy khóc. Khi mọc chiếc răng đầu tiên trẻ thường đau nhất và với những chiếc răng sau đó bé sẽ dần thích nghi hơn. Lúc này mẹ nên dành thời gian dỗ dành con và có thể dùng khăn lạnh để chườm nướu. 

Do mọc răng khiến miệng của con bị đau, nên nhiều trẻ có thể cáu gắt khoảng vài tiếng. Hoặc có một số bé quấy khóc nhiều lần trong ngày và thậm chí kéo dài trong nhiều tuần. 

Ăn kém cũng là một trong những dấu hiệu bé mọc răng thường gặp. Trẻ mọc răng sẽ có cảm giác đau nướu khi mỗi lần ti mẹ hay bú bình. Vì thế, nhiều bé trong giai đoạn mọc răng thường có cảm giác khó chịu và lười bú hơn bình thường. Ngoài ra, một số loại thức ăn nấu quá đặc cũng khiến bé lười ăn khi đang mọc răng. 

Một số trẻ có hiện tượng tụ máu nướu răng khi mọc răng. Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường, mẹ có thể dùng khăn lau hay miếng gạc lạnh để giảm cơn đau. Còn nếu thấy khối máu bị tụ vẫn không giảm mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nhi khoa. 

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ nhỏ

Thường thì răng sữa của trẻ sẽ mọc ở vị trí trung tâm trước, sau đó di chuyển dần ra ngoài theo thứ tự sau:

  • Răng mọc đầu tiên là hai chiếc ở giữa miệng, thường là hai cặp ở hàm dưới

  • Răng cửa bên cạnh hai chiếc răng trung tâm

  • Răng hàm đầu tiên

  • Răng nanh có vị trí hai bên răng cửa bên

  • Răng hàm thứ hai ở sau

Trên đây là những dấu hiệu bé mọc răng thường gặp nhất. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ sớm nhận biết và có cách chăm sóc con yêu tốt nhất trong giai đoạn mọc răng. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 26 tháng 11 năm 2021