Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

CÂU HỎI:

Chào bác sĩ, em đang mang thai 22 tuần. Từ trước khi mang thai, em thường xuyên muốn đi tiểu, đi tiểu nhiều vào ban đêm và thường tiểu lắt nhắt. Đặc biệt bụng bầu lớn, em càng hay bị đau bụng dưới, muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu rất đau. Em đang bị bệnh gì thưa bác sĩ ? Và triệu chứng này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai


TRẢ LỜI:

Chào em, theo như những triệu chứng mà em mô tả, có thể em đã bị viêm đường tiết niệu từ trước khi mang thai, và ngày càng nặng hơn khi bầu bí.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ mang thai. Đôi lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng nhưng đa số đều có biểu hiện lên chức năng tiểu tiện tùy theo vị trí nào của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận một bên hoặc hai bên. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc đồng thời song song trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Các thói quen nhịn tiểu quá lâu hay thường xuyên mang giày cao gót cũng khiến dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu. 


Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận cấp, nhiễm khuẩn huyết…Chính vì vậy, đối với sản phụ thì cần phải có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. 
 

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng / lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh. Đồng thời cần chú ý vệ sinh vùng dưới hàng ngày, không nên nhịn tiểu khi muốn đi tiểu, và nếu có các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu nhiều lần nên đi đến các cơ sở y tế thăm khám ngay.  
 

Mọi thắc mắc, thông tin chi tiết xin mời liên hệ 
Tổng đài CSKH: 02363 509 808 
Thư Ký khoa sản: 02363 991 451 
Email:

Ban tư vấn Khoa Sản
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng


>> Bảng giá chi phí sinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Giới thiệu Khoa Sản Phụ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Gói khám tiền sản Tam Cá Nguyệt – Cho một thai kỳ khỏe mạnh

  • Các loại kháng khuẩn như cephalexin, nitrofurantoin, hoặc trimethoprim/sulfamethoxazole

  • Các nuôi cấy vi khuẩn chứng minh khỏi bệnh và đôi khi là liệu pháp điều trị bổ sung

Lựa chọn thuốc kháng khuẩn dựa trên cá nhân và kháng sinh đồ có nhạy cảm và kháng nhưng các lựa chọn ban đầu tốt theo kinh nghiệm bao gồm:

  • Trimethoprim/sulfamethoxazole

Nitrofurantoin là chống chỉ định ở bệnh nhân mang thai đủ tháng, trong khi sinh và khi sinh, hoặc khi bắt đầu chuyển dạ sắp xảy ra vì thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh là có thể. Phụ nữ mang thai bị thiếu G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase) không nên dùng nitrofurantoin. Tỷ lệ vàng da sơ sinh tăng lên khi phụ nữ mang thai dùng nitrofurantoin trong 30 ngày cuối của thai kỳ. Nitrofurantoin nên được sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ chỉ khi không có lựa chọn thay thế khác.

Trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) có thể gây dị tật bẩm sinh (ví dụ, khuyết tật ống thần kinh) và vàng da ở trẻ sơ sinh. Bổ sung axit folic có thể làm giảm nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh. TMP/SMX nên được sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ chỉ khi không có lựa chọn thay thế khác.

Sau khi điều trị, cần phải nuôi cấy để chứng minh đã khỏi bệnh.

Những phụ nữ bị viêm thận hoặc đã có nhiều đợt UTI có thể cần điều trị bổ xung, thường là với trimethoprim/sulfamethoxazole (trước 34 tuần) hoặc nitrofurantoin, cho phần còn lại của thai kỳ.

Ở những phụ nữ có khuẩn niệu hoặc không có nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm thận, nước tiểu cần được nuôi cấy hàng tháng.

Trong quá trình mang thai mẹ bầu có sức đề kháng yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của thai phụ đều có thể bị nhiễm khuẩn. Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai... Bởi vậy, các mẹ bầu cần được chuẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

1.    Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai:

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất ngề nghiệp và lối sống không khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh. Đối với phụ nữ niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện. Chính vì thế dễ bị lâu nhiễm bệnh lý từ bộ phần này qua bộ phận kia.
Khi mang thai, do thay đổi cấu trúc của xương chậu, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bàng quang của thai phụ khi bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Với phụ nữ mang thai thì bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ.


Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

Mẹ bầu lưu ý viêm đường tiết niệu khi mang thai (nguồn: Internet)

2.    Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai:

Biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu có những triệu chứng không rõ ràng nên nhiều chị em thường nhầm lẫn với những thay đổi của người mang thai thời kỳ đầu.
Một số triệu chứng đó là:

  • Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Đau xương chậu, đau lưng và bụng.
  • Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén.
  • Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi.

Viêm đường tiết niệu được chia thành 3 thể khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ: -    Thể nhiễm khuẩn: Vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo và không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện. Có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. -    Thể viêm bàng quang: Vi khuẩn lúc này đã bắt đầu phát triển rộng ra. Thai phụ sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…

-    Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng trên, người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi…Cơ thể thai phụ lúc này bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non

.

3.    Cách phòng trị cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu

-    Cách phòng bệnh:
Thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai là cách tốt nhất để phát hiện viêm đường tiết niệu. Với lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.
Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận.... Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.


Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

Vệ sinh sạch sẽ là cách điều trị viêm đường tiết niệu thai kỳ(nguồn: Internet)

-    Biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu thai kỳ:

Đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quang, mẹ bầu cũng có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi điều trị, cần xét nghiệm lại để có kết quả chính xác. Với thể viêm thận, bể thận cấp, thai phụ cần được nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bên cạnh đó cần có sự chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Trong trường hợp có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung... Sau khi điều trị khỏi, bạn vẫn nên làm các xét nghiệm nước tiểu để phòng bệnh tái phát.  Viêm đường tiết niệu khi mang thai là căn bệnh khá nghiêm trọng mẹ bầu cần chú ý . Nếu mẹ bầu biết cách đề phòng cẩn thận sẽ không quá nguy hiểm. Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/ lần đẻ theo dõi, phát hiện sớm bệnh. Mẹ bầu cũng nên nhớ chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. Cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ khám, điều trị bệnh phụ khoa hay viêm đường tiết niệu khi mang thai tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí. 

>>>xem thêm:

ngứa vùng kín trong thai kỳ 


viêm phụ khoa khi mang thai