Đời cha ăn mặn đời con khát nước nghĩa là gì

Đời cha ăn mặn đời con khát nước có ý nghĩa như thế nào

Cha ông ta có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước“. Vậy tại sao lại nói như thế, liệu điều này có đúng hay không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Wikiachiase sẽ cùng bạn nhìn nhận vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, để có thể hiểu: tại sao đời cha ăn mặn đời con khát nước? Có thật “đời cha ăn mặn” thì “ đời con khát nước” hay không?

Nếu hiểu theo nghĩa bề mặt, nghĩa đen của câu nói trên thì “Đời cha” chính là đại diện thế hệ đi trước, những người lớn trong phạm vi gia đình, dân tộc có thói quen ăn uống không lành mạnh là “Ăn mặn” sẽ dẫn đến hệ quả những đứa con của họ sẽ bị “khát nước” bởi những đứa trẻ thường chưa quen với cách ăn uống này nên khi ăn quá mặn, chúng sẽ thấy khát nước. Hiểu theo nghĩa này rất khiên cưỡng. Nhưng nếu nhìn theo hướng các thành viên sống trong một gia đình, sinh hoạt ăn uống chung sẽ hình thành thói quen ăn ăn uống giống nhau, nên dĩ nhiên việc “Đời cha ăn mặn” thì “Đời con khát nước” là việc có thể hiểu được.

Ông cha ta muốn cảnh tỉnh con người cần sống có ích không nên làm những điều thất đức, những điều ác, điều xấu. Bởi “ác giả ác báo”, chúng ta nếu làm những điều xấu xa, ác độc thì chắc chắn theo quy luật nhân quả, những điều xấu ấy sẽ vận vào chính chúng ta và con cháu chúng ta sau này.

Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con

Còn nếu như cha mẹ làm điều thất đức thì con cái phải bị vạ lây, đã không nhận được phúc báo từ cha mẹ, lại phải cả đời khổ sở vì những tội ác, những điều xấu xa mà cha mẹ gây nên. Vậy nên mới có câu “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Ý là, cha mẹ làm điều thất đức thì ảnh hưởng đến hậu vận sau này, lại còn khiến con cái phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Thế hệ đi trước cần làm gương cho thế hệ đi sau noi gương, học tập tiếp thu những truyền thống quý báu của gia đình, của quê hương, đất nước. Chính vì thế, chúng ta cần sống tích đức, nhân hậu và có ích để tâm hồn chúng ta thanh thản, để con cháu chúng ta sau này không giống như chúng ta, sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu nói này mới nghe qua, thì dường như có chống trái với luật nhân quả. Vì theo luật nhân quả, ai làm người đó chịu, không thể người này ăn mà người khác lại no, hay người này uống mà người kia đã khát. Nghiệp quả mình gây, thì mình phải chịu nhận lấy, không ai thay thế cho ai. Thế thì, tại sao ở đây nói đời cha ăn mặn, đời con khát nước? Câu nói này, theo cách hiểu của chúng tôi, thì nó nói lên cái tác động ảnh hưởng qua lại trong đời sống gia đình.

Đã sống chung trong một gia đình, tất nhiên, ngoài biệt nghiệp ra, nó còn có sự cộng nghiệp.

 Biệt nghiệp là nghiệp báo riêng của mỗi chúng sinh, như mình học nhiều thì mình biết nhiều, mình ăn thì mình no, mình siêng năng thì mình dễ thành công, mình lười thì mình thất bại.

Cộng nghiệp là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh cùng sống trong một hoàn cảnh. Đã sinh chung một gia đình, một xứ sở hay một dân tộc, thì cái nghiệp quả phải có liên quan với nhau. Đó là vì: “Thông thường Thiêng Liêng hay sắp xếp cho những LINH HỒN cùng tầng bậc, cùng số vốn đức ở với nhau, giống như con người hễ giàu có tiền đức thì ở cùng tầng lớp giàu mà những người nghèo đức thì cũng phải ở cùng với những người nghèo đức”.

Ví như nếu không có sự cộng nghiệp, thì chắc chắn không có sự quan hệ gắn bó tương quan qua tình nghĩa cha con hay vợ chồng. Dù đây là duyên nợ oan gia chằng chịt của mỗi người với nhau trong quá khứ.

Đã nói là cộng nghiệp, thì ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng với nhau. Theo biệt nghiệp, thì ai làm người đó chịu. Như cha phạm pháp, thì cha phải chịu tù tội trước luật pháp, không ai có thể thay thế. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện cộng nghiệp, thì việc làm của người cha sẽ gây ra ảnh hưởng đến gia đình rất lớn. Ảnh hưởng tác động qua nhiều phương diện. Như sa sút về phương diện làm ăn, khó khăn trong vấn đề kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến sự học hành của con cái về mặt lý lịch, vật chất cũng như tinh thần.

Cha mẹ phải làm gì để tạo phúc phần cho con cái

Nếu làm cha mẹ ăn ở không có đạo đức, thì người con dễ bị hư hỏng. Thí dụ trong gia đình, người cha thì hay rượu chè say sưa be bét, còn mẹ thì cũng hay thích chơi bài bạc đỏ đen. Đã vậy, hai người còn xung khắc cãi vã rầy rà với nhau mãi. Cuộc sống giữa hai người không có một chút hạnh phúc. Cả hai đều sống buông thả như thế, thì bảo làm sao con cái trong gia đình nên thân cho được? Bởi cha mẹ thiếu đạo đức, thì làm sao dạy dỗ con cái. Tất nhiên, con cái cũng có cuộc sống bê tha mà thôi. Điều này, đã và đang xảy ra hằng ngày trong xã hội.

Bởi vậy trong cuộc sống ta thấy có những việc: cha làm con phải chịu liên can, con làm cha phải chịu ảnh hưởng. Đó là vì: Nhân quả nghiệp báo, có hai thứ: Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.

Nói chung, khi tâm ta ‘hướng chánh’ thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có phát xuất từ góc độ nào hay đã xảy ra bao lâu. Thừa hưởng cái hay của thế hệ đi trước, đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu của thế hệ đó để lại, là một điều tự nhiên. Đức Phật không khuyên chúng ta né tránh cái quả. Khi những nghiệp quả xấu của thế hệ trước truyền thừa đến chúng ta, nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhận chịu mà không làm gì cả để chuyển hóa thì thế hệ con cháu mình sẽ phải tiếp tục thừa hưởng!

Như Phật dạy, chúng ta có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng của mình, nhưng nếu không biết hướng tâm đến chánh đạo, mình sẽ chọn theo cái cộng nghiệp sẽ đưa đẩy mình đến cái kết quả tiêu cực như cha ông mình đã làm. Như trường hợp người hay nhậu nhẹt thích làm bạn với người thích rượu chè; ngược lại, người muốn tìm hạnh phúc sẽ thích thân gần với người có hạnh phúc. Cũng vậy, những kẻ tiêu cực, chán đời thường thích gần gũi với người thích phê phán, chỉ trích người khác! Muốn chấm dứt cái hậu quả “cha ăn mặn, con khát nước” truyền xuống từ trong gia đình, chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để cộng nghiệp gia đình sẽ chấm dứt trong đời mình và không còn tiếp tục cho đến đời sau.

Có 5 “nghiệp chướng” bố mẹ làm khiến con cái phải “trả nợ” suốt đời. Bao gồm: Tạo khẩu nghiệp; trộm cắp; rượu chè, cờ bạc; keo kiệt, không làm điều thiện; bất hiếu với cha mẹ. Bố mẹ và con cái là mối nhân duyên từ kiếp này sang kiếp nọ, là sự gắn kết chặt chẽ không thể tách rời. Người xưa có câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Những việc bố mẹ làm có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái sau này. Họ chính là người có tác động lớn nhất để sự phát triển và hình thành nhân cách của những đứa con. Vì thế, có những việc xấu bố mẹ làm trong đời sẽ khiến con sinh ra phải gánh tội thay, cả đời khổ sở, nghèo túng, bị lừa gạt… Rõ ràng, nếu chúng ta muốn dứt tuyệt những hệ quả xấu của đời trước để lại, thì mình phải biết hướng tâm đến những cái chân chánh, thiện lành. Chính hành động này sẽ giúp cho thế hệ sau tránh được hậu quả của tổ tông truyền lại.

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngoại lệ. Như cây đắng mà sinh trái ngọt. Có những gia đình, cha mẹ thiếu đạo đức, kém học thức, nhưng có những đứa con rất ngoan hiền, học giỏi đổ đạt thành tài. Những trường hợp ngoại lệ này, thật sự mà nói, ta thấy rất ít. Đại đa số, đều tác động chịu ảnh hưởng bởi cộng nghiệp rất lớn.

Tóm lại, câu nói trên không có gì là chống trái với luật nhân quả cả. Vì luật nhân quả, ta phải xét qua nhiều mặt. Không thể xét một cách đơn phương, cục bộ, một chiều được. Bởi lý nhân quả nó tương quan theo ước định của chiều thời gian. Và sự ảnh hưởng qua lại giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp đương nhiên là phải có. Đời cha gây ra những hành động xấu, tốt, tất nhiên, phải có ảnh hưởng đến đời con. Nếu đời cha là người ăn ở có đạo đức, hiền từ, có trình độ học vấn kiến thức khá, và có một đời sống cư xử gương mẫu, thì đời con chắc chắn là phải có ảnh hưởng tốt đẹp lây.

Ngược lại, nếu người cha là một người kém đạo đức, đời sống bê tha trụy lạc, có nhiều tánh xấu, thì tất nhiên sẽ gây tác động ảnh hưởng đến tính tình và đời sống của người con rất lớn. Như ăn mặn là nhân mà khát nước là quả. Chính vì cha mẹ ăn ở không có đạo đức mà có thể gây ảnh hưởng hậu quả cho đời con gánh chịu. Đây là nhân quả tương đồng tác động ảnh hưởng bởi cộng nghiệp mà ra.

Tuy nhiên con cái không thể vì câu nói này mà hình thành cái tinh thần ỷ lại vào phúc ấm tổ tiên; cuộc sống đen tối thì oán trách, đổ thừa cho cha mẹ mà không tự nhận rằng vì cái nhân xấu mình đã gây ra trong quá khứ. Và bậc cha mẹ cũng không khi con cái khá giả thì giành công, khoe khoang rằng phúc đức do mình tạo. Cha mẹ nhận công như vậy đã gián tiếp không khuyến khích chính con cái làm điều thiện để tạo nhân tốt cho nghiệp quả của bản thân chúng. Chúng ta phải tin và hiểu định luật nhân quả, phải tin tưởng nơi chính mình, chính mình tạo nhân cũng chính mình gặt quả, phải tin vào khả năng và sự cố gắng của chính mình trong việc hóa giải những nhân xấu bằng những nhân tốt để cải thiện đời mình và không ngừng làm việc tốt để tạo an lạc cho thế hệ sau, làm tốt cho cộng đồng.

 Người với người sống cùng gia đình luôn có sự cộng hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Để xây dựng xã hội tốt đẹp, bản thân mỗi chúng ta cần vượt lên mọi cảnh, rèn đức và tài, tạo dựng nhiều “quả tốt” cho mình cũng chính là đem đến “trái ngọt” cho người khác. Tránh để xảy ra tình trạng “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về câu tục ngữ trên, hãy để lại bình luận của bạn cho tôi biết nhé!

Xem thêm:

Duyên nợ vợ chồng trong đạo Phật

Video liên quan

Chủ Đề