Tư thế fowler là gì

Tránh biến chứng: sưng phổi, ứ máu phổi, tắt mạch, biến chứng thận …

Tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng được bình phục. Ngừa biến dạng cơ thể.

Nhận định người bệnh

Tình trạng tri giác: tỉnh, hôn mê…

Bệnh lý kèm theo: liệt, chấn thương cột sống, vết thương vùng lưng, khó thở, tim mạch…

Tổng trạng gầy, trung bình hay béo phì.

Dụng cụ

Gối đủ cỡ, gối cứng, gối mềm.

Bàn ăn cá nhân [nếu có].

Vòng cao su, hộp kê chân.

Giá gỗ hoặc ghế.

Tiến trình kỹ thuật

Tư thế nằm ngửa thẳng

Chỉ định

Tư thế trị liệu: sau ngất choáng, sau xuất huyết, bại liệt.

Chống chỉ định

Hôn mê

Nôn nhiều

Kỹ thuật

Người bệnh nằm thẳng lưng, chân duỗi thẳng, đầu có gối hoặc không gối, bàn chân được giữ thẳng góc với cẳng chân. 

Hình 31.1. Tư thế nằm ngửa thẳng

Cách kê gối                            

Tư thế nghỉ ngơi

Lót gối ở đầu, cổ [gối mềm]

Nơi thắt lưng [nếu người bệnh gầy]

Kheo chân

Người bệnh liệt

Cho người bệnh nằm gối đỡ cả đầu và vai

Lót vòng cao su có phủ vải dưới mông

Chêm gối dưới chân

Đặt gối dài dọc theo 2 bên chân

Dùng hộp gỗ [đã bao cho êm], đỡ bàn chân thẳng góc với cẳng chân

Lót 2 gối dưới 2 cánh tay người bệnh

Giữ ngón tay người bệnh hơi co lại bằng cách cho người bệnh nắm giữ  cuộn băng

Dùng vòng gòn lót gót chân hay cho gót chân ló ra ngoài mí đệm

Tư thế nằm ngửa đầu thấp

Chỉ định

Đề phòng ngất choáng

Ngất choáng [người bệnh nằm trong thời gian ngắn]

Sau khi chọc dò tủy sống

Kéo xương trong trường hợp

Gãy xương chân               

Hình 31.2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp

Kỹ thuật

Nằm đầu không gối, thân mình thẳng trên giường. 

Chân giường được quay hoặc kê cao tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Cần giữ ấm người bệnh bằng mền.

Tư thế nằm đầu hơi cao

Chỉ định

Bệnh hệ hô hấp, tim, gan

Dưỡng bệnh người già

Chống chỉ định

Rối loạn về nuốt Hôn mê, sau gây mê

Kỹ thuật:

Quay đầu giường, chêm gối cho người bệnh nằm ngửa đầu cao 15 - 30 độ

Chêm gối ở khuỷu chân

Dùng 2 gối để đỡ 2 tay

Tư thế nửa nằm nửa ngồi

Chỉ định

Khó thở trong các bệnh hô hấp, suyễn, viêm phổi, khí phế thủng. 

Bệnh tim.

Sau một số phẫu thuật ở bụng [nếu có ống dẫn lưu, cho người bệnh nằm nghiêng về phía ống].       

Thời kỳ dưỡng bệnh, nhất là đối với người lớn tuổi.

Hình 31.3. Tư thế nửa nằm nửa ngồi .

Kỹ thuật

Quay đầu giường lên cao 45 độ

Quay chân giường lên cao trên gối để người bệnh khỏi tuột

Giữ lưng người bệnh thẳng

Cách kê gối:

Cho người bệnh nằm gối đỡ cả đầu và vai.

Lót vòng cao su dưới mông nếu cần.

Đỡ bàn chân thẳng góc với cẳng chân.

Lót gối dưới tay hoặc cho người bệnh ôm gối.

Lưu ý: trường hợp bệnh tim nặng hoặc suyễn, người bệnh ngủ ở thế ngồi: dùng gối chồng trên bàn để người bệnh đặt tay và dựa ngực vào gối, ngủ cho thoải mái.

Tư thế nằm sấp

Chỉ định 

Chướng hơi ở bụng, người bệnh khó ngủ

Người bệnh bị mảng mục vùng lưng

Kỹ thuật

 Người bệnh nằm sấp, mặt nghiêng một bên, 2 tay để 2 bên đầu hay thẳng theo thân mình.

Cách lật sấp người bệnh

Cách 1: 

Cho người bệnh nằm một bên giường.

Điều dưỡng đứng về phía

sẽ lật người bệnh qua:          

Tay gần người bệnh đặt sát

vào thân mình người bệnh.

Hình 31.4. Tư thế nằm sấp

Chân xa chéo lên chân gần

[Nếu người bệnh nặng cân quá cần có thêm người phụ].

Để gối trên giường ngang tầm bụng người bệnh.

điều dưỡng: một tay nắm bả vai, một tay đặt ở mông, đặt người bệnh nghiêng và nhẹ nhàng đặt người bệnh nằm sấp.

Cách 2: 

Cho người bệnh nằm một bên giường.

Đặt 2 tay người bệnh dưới lưng. 

Điều dưỡng luồng cánh tay dưới mình người bệnh, một tay qua tới vai bên kia, một tay qua mông kéo người bệnh về phía điều dưỡng, nhẹ nhàng lật nghiêng người bệnh và đặt nằm sấp.

Cách kê gối: 

Dùng gối đỡ mặt và phần trên ngực người bệnh.

Sửa lại gối ở bụng.

Chêm gối từ phía dưới đầu gối đến cổ chân.

Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc trái

 

Hình 31.5. Tư thế nghiêng sang phải hoặc sang trái

Chỉ định

Nghỉ ngơi

Thăm khám hậu môn, đo nhiệt độ hậu môn

Thụt tháo

Kỹ thuật

Người bệnh nằm nghiêng sang phải hoặc trái, đầu có gối hoặc không, chân trên co nhiều, chân dưới hơi co hoặc duỗi thẳng.

Cách lật người bệnh nằm nghiêng

Cách 1:

Cho người bệnh nằm một bên giường.

Điều dưỡng đứng về phía sắp lật người bệnh.

Tay gần người bệnh dang xa thân mình, tay xa để trên bụng. 

Chân xa tréo lên chân gần.

Điều dưỡng một tay ở vai, một tay ở mông lật người bệnh về phía mình đứng.

Cách 2: điều dưỡng đặt:

Tay xa người bệnh dang xa thân mình, tay gần để trên bụng.

Chân gần tréo lên chân xa.

điều dưỡng luồn cánh tay dưới mình người bệnh, một tay qua tới vai bên kia, một tay qua mông kéo người bệnh về phía điều dưỡng, nhẹ nhàng lật người bệnh qua bên kia.

Cách kê gối: 

Chêm gối dưới đầu, cổ, vai.

Cho người bệnh ôm gối.

Chêm gối sau lưng.

Chân trên co cao có lót gối, chân dưới hơi co.

Đem người bệnh lên đầu giường

Người bệnh phụ giúp được

Gối che đầu giường.

Người bệnh chống chân lên.

điều dưỡng luồn 1 tay dưới vai, một tay dưới mông. 

Trong lúc người bệnh nhún mình, chống chân, điều dưỡng đỡ và đẩy theo.

Người bệnh không phụ giúp được: bất động hay bán bất động 

Gối che đầu giường.

Hai người điều dưỡng đứng cùng một bên.

Một người: một tay luồn dưới vai, một tay đặt ở thắt lưng.

Người kia: một tay đặt ở mông, một tay ở đùi.

Cả hai cùng đưa người bệnh lên một lượt.

Đem đệm lên:

Với hai người điều dưỡng: mỗi người đứng một bên ở giữa giường, nắm đệm lên và cùng nhấc một lượt.

Nếu người bệnh nặng cần 4 người, mỗi người một góc đệm.

Những điều cần lưu ý

Một người không nên đỡ người bệnh quá nặng.

Khi người bệnh có thể tự xoay trở, nên để họ tự làm, chỉ giúp họ khi cần.

Nên đứng bên cạnh giường về phía người bệnh nghiêng qua là tốt nhất.

Luôn giữ người bệnh đúng tư thế và xoay trở thường xuyên mỗi 2 giờ.

Khi chêm, nên chú ý chêm những vùng đè cấn.

Tư thế an toàn cho bệnh nhân cấp cứu giúp hạn chế tiến triển và các biến chứng của bệnh.

Người bệnh cấp cứu thường ở trong tình trạng có các chức năng sống không ổn định. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp sẽ góp phần làm giảm nhẹ tình trạng rối loạn chức năng sống của người bệnh, hạn chế tiến triển và các biến chứng của bệnh, giúp cho việc cấp cứu người bệnh có hiệu quả hơn.

Hình 1. Tư thế nằm ngửa đầu bằng
  • Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu bằng trên giường hoặc cáng [không gối đầu hoặc nâng cao đầu giường].
  • Tư thế này thường áp dụng cho các trường hợp như tụt huyết áp, người bệnh chấn thương cột sông, các cấp cứu cơ bản về hô hấp, tuần hoàn như bóp bóng qua mặt nạ, ép tim ngoài lồng ngực.
Hình 2. Tư thế nằm ngửa, chân cao
  • Đặt người bệnh nằm ngửa, kê chân cao. Tư thế này có tác dụng dồn máu ở chân về tim và giảm bớt tình trạng ứ trệ máu ở hai chân.
  • Tư thế này thường được áp dụng cho người bệnh bị mất máu nhiều, giảm thể tích tuần hoàn nặng, phù do tư thế… Tư thế này không được áp dụng cho người bệnh bị gãy chân hoặc vỡ xương chậu.
Hình 3. Tư thế nằm ngửa đầu cao
  • Đặt người bệnh nằm ngửa, nâng đầu giường, đầu cáng hoặc kê gối lên cao tùy theo tình trạng người bệnh và chỉ định của bác sĩ thường nâng cao khoảng 30 độ.
  • Tư thế này có tác dụng giúp thuận lợị cho tuần hoàn tĩnh mạch từ não trở về, giảm phù não. Tư thế này cũng giúp người bệnh dễ thở hơn, giảm được nguy cơ bị trào ngược và sặc vào phổi, đặc biệt là thích hợp cho các người bệnh chấn thương sọ não, tai biến mạch não, tăng áp lực nội sọ, nói chung đây là tư thế thích hợp cho đa số các người bệnh cấp cứu nếu không có rối loạn huyết động.
  • Tuy vậy, tư thế này cũng có nguy cơ ảnh hưởng không tốt lên người bệnh rối loạn huyết động, làm giảm tưới máu não nếu người bệnh bị tụt huyết áp.
Hình 4. Tư thế nằm nghiêng an toàn
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng về một bên, má áp xuống mặt giường, có thể đầu bằng hoặc đầu cao. Tư thế này có tác dụng giải phóng đường thở, tránh bị tụt lưỡi, dẫn lưu đờm dãi họng miệng ra ngoài, bạn chế nguy cơ hít vào phổi đặc biệt trong trường hợp người bệnh nôn.
  • Tư thế này thuờng được áp dụng cho người bệnh có rỗi loạn ý thức nhưng chưa có rối loạn hô hấp, tuần hoàn. Tuy vậy tư thế này cũng gây khó khăn khi chăm sóc và theo dõi hô hấp và huyết động của người bệnh.
Hình 5. Tư thế nằm nửa ngồi [tư thế fowler]
  • Đặt người bệnh nằm đầu cao 45 – 60° [nửa ngồi] hoặc đặt người bệnh ngồi trên giường tựa lưng vào đầu giường nâng cao, chân duỗi thẳng hoặc đặt thấp xuống cạnh giường.
  • Tư thế này có tác dụng làm cơ hoành dễ di động hơn, giảm đè ép của các tạng trong ổ bụng lên khoang ngực, làm giảm tuần hoàn tĩnh mạch trở về tím nên thuận lợi cho các cấp cứu như phù phổi cấp, suy tim, khó thở cấp.
  • Không nên áp dụng tư thế này cho các người bệnh có rối loạn ý thức nặng, tụt huyết áp.
Hình 6. Tư thế người bệnh chấn thương cột sống
  • Người tiếp nhận người bệnh cấp cứu cần lựa chọn tư thế thích hợp và đặt ngay người bệnh vào tư thế đó, sau đó tiếp tục thực hiện các biện pháp đánh giá, cấp cứu, chăm sóc và theo dõi người bệnh. Trong suốt quá trình đó, cần đánh giá chặt chẽ diễn biến của người bệnh để lựa chọn lại tư thế phù hợp với diễn biến của người bệnh.
  • Tư thế nằm đầu cao và nghiêng an toàn thích hợp với đa số người bệnh có tình trạng cấp cứu. Tuy vậy, cần chú ý với các người bệnh có rối loạn ý thức nặng hoặc rối loạn huyết động nặng.
  • Đối với những người bệnh còn tỉnh táo người bệnh thường tự chọn một tư thế mà tự người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất, trong trường hợp đó, nếu thấy tư thế người bệnh tự chọn là phù hợp, không có chổng chỉ định thì nên để người bệnh ở tư thế đó.

Video liên quan

Chủ Đề