Đông kinh ở đâu

Hiện nay, ngày càng nhiều người bị bệnh động kinh. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh khá phổ biến. Bệnh lý này có nguy hiểm không, chữa trị như thế nào là câu hỏi được nhiều quan tâm.

Động kinh là bệnh xảy ra khi hệ thống thần kinh bị rối loạn. Lúc này hoạt động của não bộ bất thường, dẫn đến các cơn co giật hoặc bất thường về hành vi, cảm giác, thậm chí có lúc người bệnh còn bị mất nhận thức.

Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ hoặc có thể bắt đầu ở những người trên 60 tuổi. Bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ theo người bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu được chữa trị sớm thì những triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện dần.

Bệnh động kinh là bệnh phổ biến về thần kinh có thể gặp ở mọi đối tượng

Có nhiều trường hợp, khoảng 50% người bị động kinh không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý này. Chúng gồm:

  • Di truyền: Một số loại động kinh có thể di truyền cho thế hệ sau.
  • Do bệnh lý ở não bộ: Khối u trong não, đột quỵ có thể gây động kinh. Trong đó đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở người trên 35 tuổi.
  • Chấn thương đầu: Khi bị chấn thương ở đầu người bệnh có thể bị động kinh sau đó.
  • Chấn thương từ bào thai: Khi còn ở trong bụng mẹ, một số nhiễm trùng ở mẹ, sự thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy có thể khiến thai nhi bị động kinh.
  • Nhiễm trùng: Một số nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não di virus, bệnh AIDS có thể gây động kinh.
  • Rối loạn phát triển: Một số bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh có thể dẫn đến động kinh.

Khi bị động kinh, người bệnh sẽ thường bộc phát các cơn động kinh khi có sự phóng quá mức của một nhóm neuron trong não. Lúc này sẽ có các biểu hiện gồm:

  • Lú lẫn tạm thời.
  • Mất ý thức hoặc nhận thức.
  • Co giật không kiểm soát ở tay và chân.
  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không.
  • Ngã quỵ xuống.
  • Cảm thấy sợ hãi, lo lắng một cách thái quá.

Tùy thuộc vào triệu chứng, có thể phân động kinh thành động kinh toàn thể hoặc động kinh cục bộ.

Động kinh toàn thể

Là tình trạng xảy ra các cơn động kinh có liên quan đến toàn bộ khu vực não bộ. Các cơn động kinh này được chia thành 6 kiểu:

Cơn động kinh co cứng: Các cơ bắp của người bệnh bị căng cứng. Thường là ở vị trí lưng, cánh tay, chân nên có thể khiến người bệnh té ngã, quỵ xuống đất.

Bệnh động kinh khiến trẻ bị co giật, mất kiểm soát

Cơn động kinh vắng ý thức: Loại này thường xảy ra ở trẻ nhỏ với biểu hiện là các em nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc chỉ có những chuyển động nhỏ như máy môi, chớp mắt. Các cơn động kinh này thường xuất hiện theo chuổi và gây tình trạng mất nhận thức tạm thời.

Cơn động kinh giật cơ: Người bệnh xuất hiện các đợt giật ngắn, đột ngột hoặc có thể bị giật mạnh ở cánh tay, ở chân.

Cơn động kinh co giật: Các cơn co giật thường lặp đi lặp lại, đa số xảy ra ở phần cổ, cánh tay, mặt.

Cơn động kinh co cứng – co giật: Đây là kiểu động kinh nguy hiểm nhất, người bệnh vừa bị co giật, vừa bị co cứng cơ. Thậm chí còn bị mất kiểm soát bàng quang, tự cắn lưỡi.

Cơn động kinh mất trương lực cơ: Khi lên cơn động kinh, người bệnh sẽ mất kiểm soát cơ bắp nên dễ bị ngã.

Động kinh cục bộ

Đây là tình trạng xuất hiện các cơn động kinh khi một khu vực của não bộ bất thường. Chúng được phân thành hai kiểu:

Động kinh không mất ý thức: Các cơn động kinh gây thay đổi trong cảm xúc, giác quan, đôi khi kèm theo triệu chứng co giật không kiểm soát ở tay, chân và một số triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, ngứa ran…

Đoongk linh có suy giảm ý thức: Tình trạng này nặng hơn, người bệnh có thể bị mất ý thức. Biểu hiện là người bệnh nhìn chằm chằm vào khoảng không, không phản ứng lại với môi trưỡng xung quanh. Đôi khi, người bệnh còn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại như đi vòng tròn, chà hai bàn tay vào nhau…

Bệnh động kinh nếu không được kiểm soát có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm khi lên cơn động kinh:

  • Té ngã: Khi lên cơn động kinh, co giật, căng cứng cơ có thể khiến người bệnh té ngã, thậm chí té gây chấn thương ở đầu, gãy xương.
  • Tai nạn giao thông: Nếu đang tham gia giao thông mà lên cơn động kinh kèm tình trạng suy giảm hoặc mất ý thức thì rất dễ gây tai nạn.
  • Đuối nước: Khi đang bơi mà lên cơn động kinh thì khả năng bị đuối nước của người bệnh cao hơn 15 – 19 lần so với người bình thường.
  • Gây nguy hiểm khi mang thai: Phụ nữ có thai lên cơn động kinh mà không được hỗ trợ từ người khác có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Hơn nữa một số thuốc chữa động kinh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, một số người bị động kinh gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý có thể dẫn đến tự kỷ, thậm chí là tự tử.

Bệnh động kinh có thể được kiểm soát và người bệnh vẫn an toàn cho dù sống chung với căn bệnh này cả đời. Điều trị động kinh có thể áp dụng theo các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc giúp cải thiện, giảm thiểu các cơn động kinh

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc động kinh có tác dụng rõ rệt, giúp người bệnh không còn lên cơn động kinh hoặc giảm thiểu rất nhiều. Nếu người bệnh không tái phát các cơn động kinh thì có thể dừng thuốc. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này, cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý dừng, đổi thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nếu cảm thấy khó chịu hoặc bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn.

Phẫu thuật

Trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, các cơn động kinh vẫn tiếp tục xuất hiện, thậm chí nhiều hơn thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm loại bỏ vùng não bất thường, là nguyên nhân gây bệnh.

Phẫu thuật điều trị động kinh được chỉ định trong các trường hợp:

  • Cơn động kinh bắt nguồn từ một vị trí nhỏ được xác định rõ ràng trong não.
  • Vùng não bất thường không đảm nhận các vai trò quan trọng như lời nói, thị giác, chức năng vận động, ngôn ngữ….

Phẫu thuật có thể giúp chữa trị rất hiệu quả bệnh động kinh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm như có thể gây biến chứng ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng nhận thức của người bệnh.

Các liệu pháp khác

Ngoài hai phương pháp trên, có thể áp dụng các cách sau trong điều trị bệnh động kinh:

  • Áp dụng chế độ ăn Keto.
  • Kích thích thần kinh phế vị.
  • Kích thích não sâu.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cuối thời Trần, chính sự mục nát, triều đình bị Hồ Quý Ly thao túng. Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Thuận Tông là con rể của mình phải dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô [Thanh Hóa], đổi tên Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua của cháu ngoại mình là Trần Thiếu Đế, lên làm vua, lập ra nhà Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, vẫn đóng đô ở Thanh Hóa. Giặc Minh phương Bắc thấy nước ta có biến, bèn lập kế “Phù Trần diệt Hồ”, lấy cớ đưa quân sang giúp nhà Trần giữ cơ nghiệp, nhưng kỳ thực là xâm chiếm nước ta. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly rơi vào tay giặc Minh, nước ta lại bị giặc Bắc đô hộ, thành Đông Đô bị nhà Minh đổi thành Đông Quan, hàm ý rằng nước ta chỉ là một phần trong lãnh thổ của chúng. Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, đến năm 1428 thì dẹp tan quân Minh, đem lại nền thái bình cho đất nước. Sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, nhưng đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh.

Vậy là chỉ trong hơn 30 năm giai đoạn này, Thăng Long được/bị đổi tên tới 3 lần.

Hoàng thành thời nhà Lê được mở rộng gấp đôi so với Hoàng thành thời nhà Lý và thời nhà Trần.

Hoàng thành Đông Kinh có 3 cửa. Cửa phía Đông còn gọi là cửa Đông Hoa ở vị trí khoảng Hàng Cân, Hàng Đường ngày nay. Cửa phía Nam còn gọi là cửa Đại Hưng nằm ở khoảng Cửa Nam ngày nay. Cửa phía Tây còn gọi là cửa Bảo Khánh thuộc khu Giảng Võ hiện nay. Về cơ bản, Hoàng thành Đông Kinh được chia làm hai phần: Phần thứ nhất gọi là Cung thành, là nơi ở và làm việc của vua; Phần thứ hai là Hoàng thành.

Cung thành thời Lê có hình chữ nhật, tường thành được xây bằng gạch, cửa chính Đoan Môn ở phía Nam. Hai bên có hai cửa nách là Đông Tràng An và Tây Tràng An.

Năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại một loạt cung điện làm nơi thiết triều, nơi nhà vua làm việc và nơi ở của hoàng cung. Nổi bật trong số đó là điện Kính Thiên, Cần Chính, Vạn Thọ. Sau đó, Lê Thái Tổ lại cho dựng nhiều cung điện lớn khác, như Hội Anh, Cẩn Đức, Tường Quang, Giảng Võ, Thúy Ngọc, Thừa Hoa, Kim Loan, Bảo Quang, Thừa Thiên…

Điện Kính Thiên là điện chính, điểm nhấn trong quần thể lầu điện trong Cung thành thời Lê. Điện này được xây dựng lại trên nền cũ của điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý, Trần, nghĩa là nằm tại vị trí núi Nùng. Đây là nơi thiết triều, nhà vua cùng bá quan văn võ bàn tính việc nước, việc quân. Điện Kính Thiên được vua Lê Thánh Tông sửa lại năm 1965. Năm 1967, Lê Thánh Tông lại cho dựng đôi rồng đá ở hai bên thềm trước điện này. Đôi rồng đá ấy cho đến nay vẫn còn tồn tại và là di tích nổi tiếng tại Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Phía trước điện Kính Thiên, vua cho dựng điện Thị Triều dành cho các quan vào chầu vua, đồng thời dựng điện Chí Kính bên phải, điện Vạn Thọ bên trái.

Phía Đông Cung thành, nhà Lê dựng khu Đông Cung bao gồm hệ thống cung điện là nơi ở của hoàng thái tử và điện Phụng Tiên là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà vua. Cũng vì thái tử ở khu Đông Cung, nên dân gian vẫn gọi thái tử là Đông Cung, hoặc Đông Cung Thái tử.

Hoàng thành Đông Kinh càng về cuối đời Lê càng được xây dựng bề thế, hoành tráng. Tuy vậy, việc xây dựng cung điện thời kỳ này chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn chơi xa đọa của vua, khiến ngân khố kiệt quệ, nhân dân khốn cùng, các sử gia khi chép về những việc này đều nghiêm khắc phê phán.

Lê Hiến Tông, ông vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, trị vì từ năm 1497 đến năm 1504. Trong suốt thời gian trị vì, Hiến Tông cho xây dựng thêm nhiều cung điện tráng lệ: Thượng Dương, Giám Trị, Đồ Trị, Trường Sinh, hay điện Lưu Bôi với hệ thống dẫn nước từ xa về.

Đỉnh điểm của hoạt động xây dựng cung điện tràn lan là Lê Tương Dực, vị vua thứ 8 của triều đại Lê Sơ. Tương Dực yêu cầu Vũ Như Tô thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng tòa đại điện hơn trăm nóc, có gác Cửu Trùng đài sừng sững, đồ sộ. Phía trước tòa đại điện này là hồ nhân tạo rộng, thông với sông Tô Lịch để tiện cho việc du ngoạn của nhà vua. Công trình khiến ngân khố quốc gia kiệt quệ, dân chúng và quân lính phải nộp thuế, lao công vừa kiệt quệ, vừa cực nhọc bị chết nhiều không kể xiết. Bởi vậy, họ nổi dậy giết chết Tương Dực và Như Tô.

Thời kỳ này, Hoàng thành Đông Kinh rơi vào giai đoạn bạo loạn triền miên, cung điện được xây dựng nhiều nhưng cũng bị đốt phá nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề