Đồng sỹ huy là ai

Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phan Quốc Việt (SN 1980, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á) để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá kit test COVID-19.

Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) thành lập từ năm 2007, tên cũ là Công ty CP Thương mại - Sản xuất và Dịch vụ Việt Á, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại quận Phú Nhuận (TP.HCM).

Tháng 11/2013, Phan Quốc Việt và ông Đồng Sỹ Huy (SN 1981) cùng góp vốn thành lập Công Y tế Việt Á (Viet A Medical). Công ty này đăng ký ngành nghề chính là hoạt động các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.

Phan Quốc Việt tại cơ quan công an. (Ảnh: Bộ Công an)

Năm 2016-2017, doanh nghiệp này trúng gói thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho Bệnh viện Quân y 175. Thời điểm năm 2017, vốn của Công ty Việt Á được tăng từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

Năm 2018-2019, Việt Á tiếp tục trúng gói thầu cung cấp hóa chất dung dịch khử khuẩn, dụng cụ xét nghiệm và sinh phẩm xét nghiệm cho Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Việt Á trúng gói thầu cung cấp hóa chất sinh phẩm xét nghiệm chuyên khoa và dung dịch khử khuẩn (gồm 609 danh mục) theo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu số của Bộ Y tế.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Việt Á trúng gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm (gồm 3.296 danh mục).

Ngoài ra, Công ty Việt Á còn là đối tác của nhiều bệnh viện khác như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh; Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định; Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ; Bệnh viện C Đà Nẵng. Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các nguyên liệu xét nghiệm cho một số cơ quan thú y.

Tháng 1/2018, Phan Quốc Việt, ông Đồng Sỹ Huy và Việt Á cùng ông Võ Anh Triết tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH Du Lịch Lạc Việt. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đăng ký hoạt động chính là điều hành tour du lịch.

Đáng chú ý, khi dịch COVID-19 bùng phát, Công ty Việt Á hợp tác với Học viện Quân Y sản xuất thành công kit thử xét nghiệm COVID-19 "made in Vietnam", với tệp khách hàng gồm nhiều bệnh viện lớn và là một trong số các công ty do Phan Quốc Việt đứng đầu.

Ngày 9/1/2020, Việt Á đã ký kết hợp đồng với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đầu tư nâng cấp một số cơ sở y tế theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư 28,336 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BOT, thời gian thực hiện kéo dài 47 năm.

Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BTY về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán SARS-CoV-2 được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Khi đưa vào sản xuất, bộ kit có giá thành vào khoảng 400.000 – 600.000 đồng/kit. Thời điểm này, ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cho biết, hiện công ty đã chuẩn bị sẵn sàng 100.000 kit.

Việt Á được lựa chọn tham gia vào quy trình nghiên cứu, sản xuất bộ kit này vì được đánh giá là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sinh phẩm xét nghiệm. Hiện nay, năng lực sản xuất của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á khoảng 10.000 bộ kit thử COVID-19 trong 1 ngày. Khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần.

Đến tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.

Phan Quốc Việt từng nhấn mạnh với báo chí rằng không cổ xúy cho việc một số doanh nghiệp lợi dụng tinh thần người Việt dùng hàng Việt để đẩy giá sản phẩm lên cao.

"Quan điểm của tôi là người Việt dùng hàng tốt giá tốt. Doanh nghiệp sản xuất trong nước phục vụ cho chính người dân của mình. Vậy tại sao phải tăng giá lên cắt cổ người dân mình", Phan Quốc Việt từng khẳng định.

Bộ kit test COVID-19 "made in Vietnam".

Tuy nhiên, khác với những gì khẳng định trên báo chí, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Quốc Việt để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá kit test COVID-19.

Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test COVID-19 của các địa phương trên cả nước, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố hợp thức hồ sơ chỉ định thầu.

Sau đó, để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và nhóm của Công ty Việt Á nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền "hoa hồng" hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bước đầu xác định được Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng. Đồng thời, Việt chi tiền "hoa hồng" ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, số tiền gần 30 tỷ đồng.

Quang Tuyền (Tổng hợp)

Do tuổi cao, sức yếu, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã từ trần vào lúc 11 giờ 42 phút ngày 4/4/2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ở tuổi 96 (Theo thông tin từ Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương). Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên sinh ngày 1, tháng 3, năm 1923, tên thật Nguyễn Hữu Vũ, quê ở xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng  Bình, xuất thân trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ, do chịu ảnh hưởng của gia đình, ông sớm đã có tinh thần chống thực dân Pháp. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lấy bí danh là Nguyễn Văn Đồng.

Đồng sỹ huy là ai

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.


Năm 1940, ông được cử làm Bí thư chi bộ Trung Thôn (mật danh là chi bộ Bình). Cùng năm này, ông theo học bậc trung học tại trường Saint Marie ở thị xã Đồng Hới (nay là TP.Đồng Hới). Một năm sau, ông được phân công làm Bí thư chi bộ tại trường. Những hoạt động của ông sớm bị chính quyền thực dân theo dõi. Vì vậy, khi đang học năm thứ 3 bậc Thành chung, ông bị thực dân Pháp truy nã và phải chuyển vào bí mật tại Lào và Thái Lan, hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước để gây dựng cơ sở. Năm 1944, ông bí mật trở về Việt Nam hoạt động, phụ trách Phủ ủy Quảng Trạch, làm chủ nhiệm báo Hồng Lạc và xây dựng chiến khu Trung Thuần, huấn luyện quân sự, tham gia Cách mạng Tháng 8. Sau Cách mạng Tháng 8, ông được bầu làm Chủ nhiệm Việt Minh, kiêm Chỉ huy trưởng bộ đội Quảng Bình. Năm 1946, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I. Khi chiến tranh Đông Dương nổ ra, ông được phân công làm Chính trị viên kiêm Tỉnh đội trưởng Quảng Bình. Trong thời gian 1947-1948, ông chỉ huy nhiều trận tấn công quân Pháp, vì vậy, để tránh liên lụy đến gia đình, ông dùng tên mới là Đồng Sĩ Nguyên, cái tên về sau gắn bó với ông trong cuộc đời còn lại.

Năm 1950, ông được rút về Việt Bắc học lớp trung cao quân sự, sau đó được điều về Tổng cục Chính trị làm phái viên, biệt phái tham gia Bộ Tư lệnh cánh phối hợp Trung - Hạ Lào trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954. Sau năm 1954, ông được điều về Bộ Tổng tham mưu, phụ trách Cục Động viên dân quân. Năm 1959, ông được phong quân hàm đại tá. Năm 1961, ông được cử sang Trung Quốc học trường Cao cấp Quân sự Bắc Kinh. Năm 1964, ông về nước và được đề bạt giữ chức vụ Tổng tham mưu phó một thời gian ngắn, sau đó được điều về làm Chính ủy Quân khu 4 năm 1965, sau đó là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Trung - Hạ Lào.


 

Đồng sỹ huy là ai

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong một lần tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng.


Cuối năm 1965, ông bị thương, phải về Hà Nội điều trị. Đầu năm 1966, ông được cử giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, kiêm Chủ nhiệm Hậu cần tiền phương. Đầu năm 1967, ông được điều làm Tư lệnh Đoàn 559, ông giữ chức vụ này đến năm 1976. Năm 1974, ông được phong vượt cấp từ đại tá lên Trung tướng. Năm 1976, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng, phụ trách Tổng cục Xây dựng kinh tế, rồi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Năm 1979, ông được điều trở lại quân đội, giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Thủ đô.Từ năm 1982, ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị khóa V, Ủy viên Chính thức Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (1986-1991), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau khi thôi chức Bộ trưởng, ông được giao nhiệm vụ Đặc phái viên Chính phủ đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rồi là cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về quốc lộ Hồ Chí Minh (Quốc lộ Trường Sơn). Ông đã cùng các tướng lĩnh khác đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đưa con đường vận tải chiến lược này thành một trong những mấu chốt thành bại trong chiến tranh, được giới truyền thông mệnh danh là "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm".

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng năm 2007 và Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tháng 12-2018).

Quỳnh Nhi