Đường bay hà nội hồ chí minh bao nhiêu km năm 2024

Tổ lái của Vietnam Airlines thực hiện lượt bay thực nghiệm ""đường bay vàng" Hà Nội - TP HCM ngày 4-9. Ảnh: Minh Nghĩa

Hôm nay, 4-9, một tổ lái kỳ cựu của Vietnam Airlines cùng với cán bộ phòng Quản lý hoạt động bay Cục Hàng không Việt Nam đã thực hiện thêm 1 lượt bay thực nghiệm đường bay thẳng Hà Nội (sân bay Nội Bài) - TP HCM (sân bay Tân Sơn Nhất) với việc chốt lại kết quả chính xác là "đường bay vàng" tiết kiệm được 85 km về quãng đường, tương đương gần 190 kg nhiên liệu so với đường bay hiện tại.

Tổ lái gồm ông Đinh Đức Tuấn - cơ trưởng, là Phó trưởng Ban An toàn chất lượng và An ninh Vietnam Airlines; cơ phó là phi công Trần Lê Vân Tùng - giáo viên, phi công huấn luyện bay A321 và ông Nguyễn Trung Kiên - cán bộ Phòng Quản lý hoạt động bay của Cục Hàng không Việt Nam.

Mặc dù kế hoạch bay thử nghiệm đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM sử dụng không phận Lào và Campuchia đã kết thúc ngày 1-9 nhưng Cục Hàng không Việt Nam vẫn chỉ đạo Vietnam Airlines bay thử nghiệm lại một lần nữa trên buồng lái giả định (SIM) của loại máy bay A321 vào ngày hôm nay 4-9.

Theo kế hoạch, tổ lái thực hiện 2 chuyến bay chặng Hà Nội - TP HCM. Mỗi chuyến bay đều chở theo 10 tấn hàng, tương đương 150 hành khách. Các thông số về trọng tải, tốc độ, nạp nhiên liệu, sức gió… đều như nhau. Riêng đường bay thực hiện khác nhau, một chuyến bay theo đường bay mới: bay thẳng Hà Nội - TP HCM sử dụng không phận Lào và Campuchia. Chuyến bay còn lại bay theo đường bay hiện tại.

Chuyến bay thử nghiệm ngày 4-9 được thực hiện trên buồng lái giả định của loại máy bay A321. Ảnh: Minh Nghĩa

Theo “đầu bài”, chuyến bay thẳng Hà Nội - TP HCM được khai thác trong điều kiện tối ưu về mực bay. Cụ thể là bỏ qua các “rào cản” như mực bay thấp (nhà chức trách hàng không Lào chỉ cho bay ở độ cao FL 240 - FL 280 (7.300 m - 8.500 m) để không gây quá tải cho công tác điều hành không lưu của họ. Các khu vực hạn chế bay do Bộ Quốc phòng quản lý cũng được bỏ qua để chọn mực bay tốt nhất cho chuyến bay thử nghiệm ở độ cao 10.668 m.

Theo slot (lượt bay) được sắp xếp, chuyến bay thử nghiệm bằng A321 rút chèn, lăn ra đường băng lúc 3 giờ sáng tại sân bay quốc tế Nội Bài, chở theo 150 hành khách. Từ lúc cất cánh đến lúc đạt độ cao ổn định để chuyển sang chế độ bay bằng, thời gian bay là 18 phút 30 giây. Lúc 3 giờ 37 phút, hệ thống máy tính thông báo đã vào không phận Lào (Hapin). Lúc 4 giờ 2 phút máy bay vào không phận Campuchia (Vanoy). 10 phút sau, máy bay vào không phận Việt Nam, giảm độ cao để hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Hệ thống máy tính trong buồng lái thông báo máy bay vừa kết thúc hành trình dài 643 dặm, tương đương 1.191 km, thời gian bay 1 giờ 43 phút, mức tiêu hao nhiên liệu 4.140 kg nhiên liệu.

Ngay sau đó, tổ lái thực hiện một chuyến bay từ Nội Bài đi Tân Sơn Nhất theo đường bay hiện hữu. Hệ thống máy tính trong buồng lái thông báo máy bay vừa kết thúc hành trình dài 689 dặm, tương đương 1.276 km, thời gian bay 1 giờ 48 phút, mức tiêu hao nhiên liệu 4.330 kg nhiên liệu.

Như vậy kết quả bay thực nghiệm cho thấy "đường bay vàng" sử dụng không phận Lào và Campuchia rút ngắn được 5 phút bay, tương đương quãng đường 85 km và gần 190 kg nhiên liệu.

Trong ngày 4-9, Vietnam Airlines hoàn thiện ngay hồ sơ báo cáo kết quả bay SIM A321. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá về chi phí, lợi ích của đường bay thẳng và tiến hành so sánh với đường bay hiện đang sử dụng, hoàn thiện báo cáo đánh giá gửi về Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải. Đường bay mới tiết kiệm được nhiên liệu nhưng lại phát sinh thêm chi phí quá cảnh phải trả cho 2 nước Lào và Campuchia.

Đề án nghiên cứu đường bay thẳng HN - TP.HCM rút ngắn thời gian và khoảng cách bay so với đường bay cũ vừa được tái khởi động sau nhiều năm và nhiều lần đề xuất của các chuyên gia.

Tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng và Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Sok An trong khuôn khổ chuyến thăm Campuchia hôm 21/8, hai bên đã nhất trí tạo thuận lợi cho việc thiết lập đường bay thẳng Hà Nội - TP.HCM.

Không chỉ là bay thẳng

Có mặt trong đoàn công tác của Bộ GTVT thăm Campuchia, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Đinh La Thăng và Phó Thủ tướng Sok An đã thống nhất cho nghiên cứu lập đường bay thẳng giữa Hà Nội - TP.HCM qua không phận Campuchia. Trước đó, phía Lào cũng đã ủng hộ chủ trương này. Các bên thống nhất sẽ thành lập tổ nghiên cứu cụ thể về đường bay thẳng, các vấn đề kỹ thuật, yếu tố kinh tế để đường bay đạt hiệu quả.

Ông Lại Xuân Thanh phân tích: Nếu Lào và Campuchia đồng ý đề nghị của Việt Nam về giảm giá điều hành bay (phí không lưu) thì yếu tố kinh tế của đường bay thẳng sẽ được tháo gỡ. Bởi nếu mở đường bay này, các hãng hàng không chỉ bay khi có hiệu quả tài chính và bản thân nước bạn cũng có lợi. Cục Hàng không Lào và Campuchia đều ủng hộ nhưng phải chờ trình chính phủ nước họ đồng ý việc giảm phí cho các hãng hàng không Việt Nam.

“Khó khăn nhất là yếu tố kỹ thuật, cụ thể là tổ chức vùng trời, mực bay và tầm phủ radar. Nếu đặt trong hệ thống đường bay Đông - Tây qua lãnh thổ Việt Nam, riêng đường bay thẳng mới giữa Hà Nội - TP.HCM sẽ tạo thêm khoảng 13 giao cắt với đường bay Đông - Tây nên về mặt an toàn và với hướng dẫn hàng không của Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO), hàng không 3 nước phải nghiên cứu, tính toán kỹ” - ông Lại Xuân Thanh nói.

Theo ông Lại Xuân Thanh, do đường bay thẳng mới sẽ cắt với rất nhiều đường bay quốc tế trên không phận Lào nên việc tính toán phân cách mực bay vừa hiệu quả kinh tế, tiêu chuẩn vùng trời và an toàn tuyệt đối là vấn đề khó. Hay như hệ thống radar giám sát phải phủ hết tất cả điểm trên đường hàng không này, trong khi hiện vẫn còn một số khu vực ở Lào, Campuchia chưa phủ hết radar. Việt Nam cũng phải tổ chức lại vùng trời, vùng cấm bay giữa quân sự và dân dụng.

TS Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc điều hành Hãng Hàng không Hải Âu, cho rằng đường bay thẳng rất đáng nghiên cứu và nếu làm được thì tốt, dù có nhiều vấn đề khó và phụ thuộc vào nhiều nước liên quan, phía Việt Nam không quyết định một mình được. Trong đó, yếu tố kinh tế là vấn đề khó nhất, phải đạt được hiệu quả thì đường bay thẳng mới khả thi, sau đó mới là những vấn đề kỹ thuật.

Đường bay hà nội hồ chí minh bao nhiêu km năm 2024
Nếu lập được đường bay thẳng, thời gian bay giữa Hà Nội và TP.HCM sẽ được rút ngắn khoảng 110 km.

Hành trình chìm nổi

Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc nghiên cứu lập đường bay thẳng từ Hà Nội - TP.HCM lần này cũng tương tự ý tưởng từ những năm 1980 của nhiều chuyên gia trong ngành hàng không cùng đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn và ông Trần Đình Bá sau này. Một số chuyên gia đề xuất “đường bay vàng” phân tích đường bay giữa Hà Nội -

TP.HCM hiện nay là bay vòng, dài hơn đường bay thẳng qua Lào và Campuchia nên đang lãng phí 26 phút với máy bay Boeing 777, tính bình quân lãng phí khoảng 25% chi phí sản xuất; làm tốn kém thêm khoảng 300 triệu USD chi phí của các hãng hàng không mỗi năm…

Cựu phi công Mai Trọng Tuấn, người từng gây xôn xao dư luận với đề xuất lập đường bay thẳng nói trên vào tháng 3/2009, cho biết khoảng 30 năm trước (tháng 9/1984), trong một dự án mang tên VUETA có đề cập việc mở đường bay chung cho cả 3 nước Đông Dương, kéo thẳng kinh tuyến 106 độ Đông, từ Hà Nội - TP.HCM và rút ngắn được quãng đường bay 110 km. Nếu bay theo đường bay này, 9 chuyến bay được lãi ra một chuyến. “13 năm sau, nhiều nội dung của dự án VUETA được triển khai gần hết nhưng còn nội dung về đường bay thẳng chưa được thực hiện, trong khi tần suất của đường bay Hà Nội - TP.HCM ngày càng nhiều. Tháng 4/2009, tôi quyết định tái đề xuất đường bay này trình lên Thủ tướng” - ông Mai Trọng Tuấn nói.

Thời điểm đó, đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn không được Cục Hàng không Việt Nam đồng ý. Đến tháng 2/2012, ông Trần Đình Bá đề xuất “Dự án hạch toán kinh doanh có lãi cho Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam theo phương pháp Trần Đình Bá”. Tuy nhiên, khi đó Cục Hàng không trả lời rằng các tính toán của ông Trần Bình Bá là thiếu thông tin nên chưa có cơ sở khoa học và không khả thi.

Giải thích về việc bác bỏ đề xuất về “đường bay vàng” trong quá khứ, ông Lại Xuân Thanh cho rằng trước đây, công nghệ dẫn đường khó có thể thay đổi khi lập đường bay thẳng mới hoàn toàn từ Hà Nội - TP.HCM qua Lào, Campuchia nên khó khả thi. Muốn bay thẳng, ngành hàng không phải lắp đặt các cơ sở đài trạm dưới mặt đất để làm đường hàng không trên trời. “Điều này không khả thi vì Lào, Campuchia khó thể lắp đặt hệ thống đài trạm cho đường bay thẳng của Việt Nam. Nhưng đến nay, cả 3 nước đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi, xây dựng hệ thống điều hành bay mới theo công nghệ vệ tinh, radar giám sát (không cần xây dựng đài trạm dưới mặt đất - PV) do Nhật Bản tài trợ nên đường bay thẳng có tính khả thi, lại được các bên ủng hộ nên mới khởi động” - ông Thanh phân tích.

Theo ông Thanh, gần đây, đề án này nhận được sự ủng hộ tích cực của Bộ Quốc phòng theo hướng có chính sách, chiến lược rõ ràng cho phát triển kinh tế, trong đó có đường bay thẳng, nếu hiệu quả.

Nhiều đường bay trong khu vực cần được nắn thẳng

TS Lương Hoài Nam cho biết ý tưởng “đường bay vàng” từng được Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam đưa ra hội nghị các hãng hàng không tiểu vùng sông Mê Kông để kiến nghị nhà chức trách các nước xem xét trong 3 năm liên tục từ 2006-2008.

Trong biên bản hội nghị này, thống nhất đề nghị chính phủ các nước trong khu vực nghiên cứu thỏa đáng và thiết lập thêm các đường không lưu thẳng nhất có thể được thay thế cho một số đường bay hiện tại để các hoạt động hàng không trở nên hiệu quả và kinh tế hơn.

“Đường bay thẳng Hà Nội - TP.HCM không được nêu tên cụ thể trong biên bản hội nghị, vì ngoài nó ra, trong phạm vi tiểu vùng sông Mê Kông còn một số đường bay quốc tế cũng cần đường nắn thẳng” - ông Nam nói.