Hạt tophi ảnh hưởng xương khớp như thế nào

     Đơn cử như trường hợp của người bệnh Phạm Văn M. 69 tuổi, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng sưng nóng đỏ đau nhiều khớp, kèm theo đó là tình trạng các hạt tophi đã vỡ gây nhiễm trùng tại chỗ và biến chứng nhiễm trùng máu. Sự xuất hiện hạt tophi (hay còn gọi là u cục) dưới da là kết quả của quá trình tiến triển ở bệnh nhân gút. Đây cũng là một trong số các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh. Vậy hạt tophi xuất hiện khi nào và có tác động ra sao tới sức khỏe bệnh nhân gút?

Khi mới xuất hiện, hạt tophi có kích thước nhỏ nên nhiều bệnh nhân gút thường bỏ qua. Theo thống kê, hạt tophi xuất hiện sau 10 năm kể từ khi có cơn gút cấp hoặc sớm hơn trong trường hợp bệnh nhân cao tuổi. Ban đầu, chúng xuất hiện với kích thước nhỏ (khoảng vài milimet), không đau nhưngảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hạt tophi nằm dưới da với chất bột màu trắng, thường xuất hiện tại các vị trí như: xung quanh khớp (khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay), sụn vành tai,…

 

Hạt tophi ảnh hưởng xương khớp như thế nào

Hạt tophi xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bệnh nhân gút.

So với cơn đau gút cấp thì hạt tophi dường như vô hại. Tuy nhiên, nếu người bệnh không kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu, các hạt tophi sẽ xuất hiện nhanh, nhiều hơn với kích thước lớn dần, cố định, gâybiến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Khi hạt tophi bị vỡ, có thể gây loét và hoại tử rất khó chữa lành. Mặt khác, axit uric trong hạt tophi có thể được hòa tan trở lại, đi vào máu và tiếp tục gây ra cơn gút cấp, khiến bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn. Ở giai đoạn nặng, bên cạnh những tổn thương tại khớp, gút còn có thể gây ra hậu quả nặng nề như tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,…

Hiện nay, trong điều trị gút, bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm đặc hiệu như colchicin, thuốc hạ axit uric máu,…nhưng chúng có thể gây nhiều tác dụng phụkhi dùng lâu dài như tiêu chảy, loét dạ dày, dị ứng, suy gan, thận,... Đối với những trường hợp xuất hiện hạt tophi nhỏ, người bệnh cần dùng thuốc, tuân thủ phác đồ bác sĩ chỉ định nhằm làm giảm kích thước của nó. Trong trường hợp hạt tophi kích thước lớn, bệnh nhân có thể được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.

Hạt tophi ảnh hưởng xương khớp như thế nào

Ảnh minh họa.

Mục tiêu trong điều trị gút hiện nay là giúp bệnh nhân giảm đau trong cơn gút cấp, có chế độ dự phòng tái phát, ngăn ngừa sự hình thành hạt tophi và những biến chứng do bệnh gây ra. Một biện pháp đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này và được khẳng định qua nghiên cứu khoa học làthực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong.

Sản phẩm Hoàng Thống Phong có thành phần chính là trạch tả giúp tăng cường đào thải axit uric, kết hợp cùng nhiều thảo dược như: ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh,… Hoàng Thống Phong có tác dụng giảm đau, giảm sưng khớp, cải thiện vận động, hạ axit uric, từ đó dự phòng, hỗ trợ điều trị bệnh gút, đồng thời ngăn chặn sự hình thành và biến chứng do hạt tophi gây ra.Nghiên cứu về tác dụng của Hoàng Thống Phong tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 theo phác đồ: Cho bệnh nhân dùng thuốc colchicin phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày, sau đó, chỉ dùng Hoàng Thống Phong đơn độc trong 6 tháng đã cho thấy: 88,9% bệnh nhân có nồng độ axit uric trở về giới hạn bình thường, không bị tái phát cơn gút cấp và không gặp tác dụng phụ.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân gút cần tuân thủ phác đồ điều trị, thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý kết hợp với uống Hoàng Thống Phong hàng ngày để góp phần làm giảm sự hình thànhvà ngăn chặn biến chứng do hạt tophi.

Uy tín của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa gút đã được khẳng định:

1. Năm 2013, Hoàng Thống Phong đã được trao cúp và giấy chứng nhận giải thưởng Tin & Dùng, là sản phẩm hàng đầu trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh gút do người tiêu dùng & độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.

2. Năm 2014, Hoàng Thống Phong đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.

SKĐS - Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, sưng viêm ở một số vị trí của các khớp và thường là ở ngón chân cái. Các cơn đau của bệnh gout có thể đến và đi làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Người mắc gout ngày càng trẻ hóa và đặc trưng hạt tophi

Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng các tinh thể urate ở các mô. Gout biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính.

Điều đáng quan ngại là người mắc gout ngày càng trẻ hóa trong độ tuổi 30 - 40 và tỉ lệ này ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đa số người mắc gout thường xem nhẹ tình trạng bệnh, cho rằng bệnh gout không nguy hiểm bằng các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… nên không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến các khớp ở chi dưới. Khi bệnh gout nặng hơn hoặc tiến triển thành mạn tính, nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc, dẫn đến đau và cứng khớp, hình thành hạt tophi ở khớp, bệnh thận do gout... Nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh dễ bị biến dạng xương khớp, giảm chức năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Khi những hạt tophi bị vỡ, nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao, gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết...

Như vậy, có thể nói khi mắc gout không được kiểm soát và điều trị, sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, gây ra nhiều biến chứng của gout mạn tính, với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện hạt tophi.

Hạt tophi thực chất là những khối u, cục nổi trên bề mặt da tại các khớp của người bệnh. Các biểu hiện này không chỉ làm mất thẩm mỹ, nếu không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách có thể khiến tophi bị vỡ gây nhiễm trùng máu, lở loét, hoại tử…

Hạt tophi ảnh hưởng xương khớp như thế nào

Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu.

Đặc điểm của hạt tophi và những hệ luỵ

Hạt tophi thường được biểu hiện trông giống những khối u nhỏ, phồng phát triển trên các khớp ngay dưới da.

Mặc dù phát triển bên dưới lớp da, nhưng các hạt tophi vẫn có thể dễ dàng sờ và trông thấy được. Các hạt có thể từ 1 đến rất nhiều hạt, kích thước thay đổi, có thể rất khó phát hiện (0.5 - 1mm) hoặc rất to (3 - 10cm).

Hạt tophi thường chứa dịch lỏng, sệt hoặc tinh thể rắn giống tổ chức bã đậu. Qua lớp da có thể thấy màu trắng nhạt của tinh thể urat trong hạt tophi.

  • Nguyên nhân gây bệnh gout và độ tuổi dễ mắc

  • Những điều cần biết khi dùng thuốc trị bệnh gout

Hạt tophi có lúc ở tình trạng viêm cấp làm da nóng, đỏ. Theo thời gian, phát triển to dần, vỡ chảy ra chất nhão và trắng như phấn, hoặc rỉ dịch vàng. Vết lở loét da do hạt tophi vỡ sẽ rất lâu liền, gây nhiễm trùng mạn tính. Đây là gánh nặng cho các bệnh nhân.

Các hạt tophi không tự gây đau, nhưng bệnh nhân vẫn sẽ có cảm giác khó chịu bởi khớp bị sưng hoặc tổn thương. Da bị kéo căng do hạt tophi hình thành và xuất hiện các phản ứng viêm.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, hạt tophi có thể ăn mòn xương, phá hủy sụn, gây đau đớn và suy nhược cơ thể.

Điều quan trọng, các hạt tophi thỉnh thoảng sẽ dẫn đến những đợt đau trội lên dữ dội, thường được gọi là cơn gout cấp.

Các triệu chứng điển hình cơn gout cấp như:

  • Khu vực xung quanh hạt sưng đau và nóng, mềm.
  • Khó cử động khớp bị ảnh hưởng trong nhiều ngày, kể cả khi cơn đau đã thuyên giảm.
  • Cường độ đau khớp có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là trong vài giờ kể từ khi đợt cấp bắt đầu.
  • Biên độ chuyển động của khớp bị ảnh hưởng giảm đi đáng kể.

Hạt tophi ảnh hưởng xương khớp như thế nào

Những thực phẩm mà người bệnh gout cần dùng là rau xanh giàu chất xơ.

Lời khuyên thầy thuốc

Hạt tophi thường xuất hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên. Theo các nghiên cứu cho thấy, hạt tophi xuất hiện sau 10 năm kể từ khi có cơn gout cấp hoặc sớm hơn trong trường hợp bệnh nhân cao tuổi. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Vì vậy, với người bệnh gout việc tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh là vô cùng quan trọng.

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh gout tái phát. Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: Rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, cà chua, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho… các loại ngũ cốc, trứng, sữa…

Uống nhiều nước để tăng thải acid uric và cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học.

Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress căng thẳng thần kinh.

Nếu chế độ ăn uống sinh hoạt đạt hiệu quả, acid uric máu dưới 6mg%, không có cơn gout, không có hạt tophi và tổn thương thận, thì không cần dùng thuốc hạ acid uric.

Gout là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng người bệnh đến khám các vấn đề về xương khớp. Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, làm hạn chế vận động.

Nhiều người bệnh chỉ dùng thuốc khi có các triệu chứng sưng đau khớp. Sau đó khi thấy các triệu chứng cải thiện thì tự ý bỏ thuốc, gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.