Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

TL; DR: Rất dài, đọc khi có thời gian. Nhân đọc tin về Kpop, hồi sau sẽ rõ. Review lớp nghĩa 2, nên dành cho những bạn đã xem phim.

Hồi ức sát nhân (Memories of M**der - MoM) là một tác phẩm đến từ đạo diễn Hàn hiện đang nổi tiếng nhất hiện nay, Bong Joon-Ho, người đã đem về cho Hàn Quốc giải Oscar vào năm 2020. Đây cũng là một trong những phim hay nhất của Bong, được review khá thường xuyên song thường chưa được hiểu đúng.

Một thị trấn nhỏ yên bình ở Nam Hàn đột nhiên bị khuấy động bởi sự xuất hiện của những án mạng hiếp dâm tàn bạo. Hai thanh tra địa phương Park và Cho cùng một thanh tra đến từ Seoul là Seo được giao nhiệm vụ truy tìm manh mối. Nhưng hết lần này đến lần khác, mọi nỗ lực của họ đều vô vọng và các thi thể cứ lần lượt xuất hiện. Liệu có phải tất cả án mạng này đều đến từ cùng một hung thủ, kẻ giết người hàng loạt đầu tiên và không thể cản nổi trong lịch sử Hàn Quốc?

Phân cảnh cuối phim có lẽ là một trong những trường đoạn được ca ngợi và ấn tượng nhất:

Nhiều năm sau vụ án, thanh tra Park đã từ bỏ nghề cảnh sát và trở thành doanh nhân, một lần đi ngang cánh đồng hiện trường vụ án đầu tiên. Ông dừng xe, tiến lại, cúi xuống nhìn vào ống cống, nơi năm xưa phát hiện án mạng. Ngẩng lên thì gặp một cô bé, cô kể bữa trước cũng có một người đàn ông đến đây làm như vậy, người đó nói cách đây lâu lắm rồi đã từng làm một việc dưới này, nên muốn đến xem lại. Bàng hoàng, Park hỏi người đó trông ra sao, cô bé nói trông rất bình thường. Cảnh cuối, Bong thẫn thờ, rồi quay đầu nhìn thẳng vào ống kính, chẳng rõ là quyết tâm hay vô vọng.


Phần lớn phim thriller & suspense đều có chủ đề là cảm giác nhỏ bé của con người trước cái ác. Nhưng ở MoM, cái ác này không được outsourced vào một thực thể ma quỷ vĩ đại, mà lẩn khuất trong những thực thể chẳng ai ngờ. Cảm giác căng thẳng ớn lạnh đến từ những gì gần gũi này càng được nhấn mạnh nhờ phối cảnh một làng quê yên ả ở bên một vùng rừng núi hùng vĩ, một cái gì tưởng thanh bình khoáng đạt, mà thoắt toả ra mùi kinh dị thâm u.

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review


Tuy nhiên, còn hơn một phim hình sự phá án, MoM mang thêm một ý nghĩa khác, mà chỉ hiểu được nếu nắm rõ bối cảnh bộ phim và chú ý đến các chi tiết bên lề.

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review


Ở trường đoạn cuối trên, thanh tra Park và kẻ thủ ác đều cùng đến nhìn lại vào ống cống, gặp cùng 1 bé gái, và bé gái này tò mò trước hành động kỳ quặc của cả hai. Ở đây ta bắt gặp ẩn ý về tính song trùng giữa người thanh tra và kẻ tội phạm. Ẩn ý này thực ra đã từng được rải rắc từ lâu ở cảnh 2 thanh tra Park và Cho ngẫu nhiên cùng tên với 2 kẻ tình nghi lớn nhất, và đến đây thì nó trở nên rõ ràng. Tồn tại một liên hệ định mệnh ngẫu nhiên hoặc quỷ quyệt nào đó đang kết nối cả thanh tra, kẻ tình nghi, lẫn tội phạm, và quàng lên tất cả họ một dấu hiệu đồng loã.

Nhưng, nó là dấu hiệu nào?

Kẻ tình nghi cuối cùng và lớn nhất, Park Hyeon Gyu, người kết phim sẽ được minh oan, từng nói rằng: Tôi đến từ Gwangju.

MoM là một phim dựa trên sự kiện có thật. Song không chỉ bản thân vụ án trung tâm, mà nhiều tình tiết thoáng qua trong phim cũng mang liên hệ với đời thực.

Bộ phim lấy bối cảnh tháng 10 năm 1986, 6 năm sau cuộc nổi dậy Gwangju tháng 5 năm 1980, còn gọi là cuộc thảm sát Gwangju. Theo báo cáo chính thức từ chính quyền, sự kiện tàn khốc này đã kéo theo cái chết của 127 thường dân và 144 cảnh sát. Thế nhưng, thống kê về người chết tháng đó tại Gwangju thì lại tăng hơn thường lệ gần 2300 người, và dầu chẳng ai dám đoán con số thương vong thật, đây vẫn là một vệt thương đau trong lịch sử Hàn Quốc.

Hyeon Gyu là một người trẻ đến từ Gwangju, 28 tuổi, chẳng thể nào không mang ký ức đẫm máu về những gì xảy ra khi anh ta là thanh niên ở đó. Song cũng chính Hyeon Gyu, khi là nạn nhân của một cuộc thanh trừng và vô tội với vụ án chính, lại đồng thời có thể cũng là tội phạm trong một bối cảnh khác. Bởi cậu bé tàn tật đã hoảng loạn khiếp hãi khi thấy ảnh anh ta, lẫn bởi câu nói đa nghĩa “Trẻ con cũng biết các ông đã tra tấn người vô tội. Nhưng tôi sẽ không nằm trong số đó đâu.”

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review


Mà không chỉ những kẻ tình nghi đều có tội, ngay cả thanh tra Park, Cho, và Seo, cũng chẳng hoàn toàn trong sạch. Trong hành trình chiến đấu với cái ác, chính họ cũng làm việc ác. Họ đánh đập, ép cung, hành hạ nghi phạm và cả người dân trong làng, làm những việc mà thâm tâm cho rằng “tao đánh mày vì tao muốn tốt cho mày thôi thằng nhóc” và rằng đang chiến đấu cho một greater purpose. Nhưng một ý định tốt không triệt tiêu được sự tổn thương, với kết cục là cái chết của cậu bé thiểu năng Baek Kwang-ho.

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Mỉa mai nữa, chính họ cũng là nạn nhân bởi cái ác tương tự từ cấp cao hơn. Khi xếp của Park đánh anh này, anh ta ngã lăn quay với tư thế hệt những nạn nhân án mạng, hệt cú ngã của kẻ tình nghi Hyeon Gyu cuối phim. Như vậy là tình nghi, thanh tra, nạn nhân, thủ ác đều nhào trộn. Ai dường như cũng từng tổn thương ai đó, lẫn ai rồi cũng đều là nạn nhân của một ai đó khác. Người ta truy tìm một hung thủ, mà làm lộ ra biết bao nhiêu hung-thủ-wanna-be và hung-thủ-would-have-been.

Đến đây, hãy nhớ lại cảnh Park nhìn vào ống cống:

Nhìn đủ sâu vào hố, cái hố sẽ nhìn lại bạn. Truy đuổi ác quỷ và rồi trở thành chính con quỷ. Hay là đứa con duy nhất của bạo lực, sẽ chính là bạo lực.

Nhưng bạo lực này từ đâu mà sinh ra và nhờ đâu mà lan rộng?

Đầu phim đám trẻ con trai ngây thơ lặp lại hành động của thanh tra Park, cậu thanh niên thiểu năng lắp bắp nhắc lại hành động của kẻ sát nhân cùng với một bộ mặt mơ màng đầy khoái cảm; rồi ảo mộng của gã đàn ông mặc quần lót đỏ khi đọc được những tin về các án mạng hiếp dâm. Các cảnh này đều dường như ngụ ý về một mô hình học tập hành vi hay một phản ứng có tính dây chuyền nào đó. Nhưng nếu đã dây chuyền, thì cần phải có một mối nối đầu tiên. Đâu sẽ là cái mối nối tiên khởi và là hạt giống inception ấy?  

Hãy quay lại với Hyeon Gyu và Gwangju.

Bộ phim tên là Hồi ức sát nhân.

Nhưng kẻ sát nhân nào?

Kẻ sát nhân giết 4 người trong phim?

Kẻ sát nhân đã giết 10 phụ nữ thực ngoài đời?

Hay kẻ sát nhân đã giết gần 2300 người biểu tình năm đó?

Kẻ mà không ai dám nói tên, kẻ mà mãi mãi chẳng tìm ra, kẻ mà lịch sử bỏ ngỏ không thể truy lùng “kẻ giết người hàng loạt đầu tiên và không thể cản nổi trong lịch sử Hàn Quốc”?

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review


Đến đây thì ta đã tìm ra thủ phạm mà Bong thật sự muốn nói đến. Chẳng ngẫu nhiên trong phim rất vu vơ có cảnh đội cảnh sát được điều đi để đàn áp người biểu tình ở một tỉnh khác.  

Nhưng hệt như câu truyện trong phim không có một thủ phạm, Bong cũng chưa thoả mãn với việc vạch ra chỉ một nhân vật độc tài nào đó ở ngoài đời.  

Cô bé cuối phim đã mô tả tay sát thủ là “có một khuôn mặt đơn giản, khuôn mặt của một người bình thường”? Ánh nhìn trực diện nhưng hoang mang chiếu tới màn ảnh của thanh tra Park cuối phim, là dõi tới kẻ thủ ác đơn độc đứng đâu đó trong khán giả, hay là ánh nhìn tự vấn của chính Park lẫn chất vấn toàn khán giả? Rằng cái hình hài ghê rợn này của cái ác có phải nhào nặn từ sự dự phần của tất cả chúng ta?

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review


À, nhưng twist của twist là, không phải tất cả chúng ta đâu.

Một nửa chúng ta thôi.

Điều Bong lên án không phải là một vài cá nhân ma quỷ, mà là một hệ thống ma quỷ đã hợp thức hoá cái ác tầm thường và cho phép nó trở thành một cách sống, một totem, một ritual, của từng viên thanh tra, từng người chồng, từng thanh niên, từng cậu nhóc.

Như vậy, hơi vòng vèo dưng cái đích cuối cùng cũng ló rạng:

Lời tuyên án thầm lặng dành cho một chế độ trưởng phụ tàn ác.

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Poster phim là một cô gái mặc váy đỏ xa xa, và gần hơn, luôn ở sau lưng, là một cột bù nhìn. Kết hợp với kẻ thủ ác trong phim luôn lên cơn điên và giết những cô gái mặc đồ đỏ, thì cột bù nhìn chính là hoán dụ vị trí cho kẻ thủ ác đang âm thầm dõi theo từ sau cô gái váy đỏ.

Nhưng tại sao lại chọn cột bù nhìn, hình ảnh này được lặp đi lặp lại ở nhiều poster lẫn cảnh trong phim, dù có vẻ không mang hiệu ứng gì đặc biệt. Tất nhiên, là vì nó có mang một hiệu ứng đặc biệt. Bù nhìn chính là biểu tượng cho thập giá – cái dấu hiệu dễ nhận nhất thế giới về đức tin trưởng phụ lớn nhất thế giới. Một bài viết xưa về Batman Begins từng phân tích tay kẻ ác biệt danh Scarecrow chính là ẩn dụ cho vai của Jesus, dù đi theo đường hoàn toàn độc lập với MoM. Có vẻ như bù nhìn = thập giá đã là một convention trong phim ảnh anti-C của cánh tả.

Đến đây hãy xem tiếp cô gái mặc váy đỏ? Nếu từng đọc review về Tenet trong đó tổng hợp một loạt cảnh phim ấn tượng có phụ nữ mặc đồ đỏ, ắt bạn đã đoán ra: Thì còn là gì đây ngoài hoán dụ của cô điếm thành Babylon - nàng ác nữ tối hậu trong Kinh Thánh chứ? Cô điếm thành Babylon luôn mặc đồ tím hay đỏ, như một cái biểu tượng phổ thông về dục vọng và nổi loạn.

Như vậy là, trong thế giới của Bong, dường như mọi đàn ông đều là kẻ ác và các phụ nữ trẻ, đẹp, không tuân mệnh đều có thể là nạn nhân. Những đàn ông này coi những phụ nữ này đều là những cô điếm thành Babylon, nghĩa là đối tượng của cả khinh bỉ lẫn thèm khát, cả sợ hãi lẫn căm hận. Như một vị Chúa toàn năng độc đoán, những đàn ông này nguyền rủa các cô điếm ấy về tất cả những bất mãn họ gặp phải, sẵn sàng giáng xuống phụ nữ một cơn thịnh nộ công chính sấm sét, như cách mà cậu bé thiểu năng trong phim đã ngây thơ thổ lộ “Phụ nữ nào mà nhăn mặt chê tôi xấu, tôi sẽ giết cô ta”.

Lạm bàn, nhân xem lại mấy cái cảnh poster bù nhìn - thánh giá trên cánh đồng, không hiểu sao cảm giác như poster phim Mỹ, hệt cái có thể tưởng tượng ra về mấy phim bôi xấu người dân vùng rốn Mỹ - the land of religions and guns. Có thể vì Bong cũng học tập mô hình từ mấy phim đó mà ra, mà cũng có thể vì, Âu hay Á thì các tự sự anti-conservative quanh quẩn đều thế cả. (Self-note: xem lâu rồi không nhớ nhưng mấy cái phim kinh điển kinh dị về đồi ngô thảm sát này nọ có một khả năng cũng toàn anti-C theo paradigm này)

Tuy nhiên, ở vùng đất quê mùa xứ Hàn này, không chỉ lên án các đàn ông cục cằn bạo lực, Bong còn muốn chúng ta cảnh giác với cả những bé trai nữa:

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Đầu phim, ngay trước cảnh phát hiện án mạng, là cảnh các bé trai đang cầm vợt côn trùng chơi trên cánh đồng, khung hình dừng lại ở một cậu bé, trước mắt cậu là một con châu chấu to. Ngẫu nhiên, đến cảnh thi thể nạn nhân tìm thấy trong ống cống, ở chân cô gái cũng đậu một con châu chấu.

Tình tiết thoáng qua ấy đã tóm gọn tinh thần cả phim, nó chính là dấu hiệu nhận diện một thứ tội tổ tông mang tên giống đực, một thứ “toxic masculinity” được khéo léo ẩn ý khi ngầm so sánh những con châu chấu bị bắt bỏ lọ giống các nạn nhân vừa bị hiếp giết, các bé trai hiếu động giống những mầm mống kẻ thủ ác tương lai, và hẳn nhiên, kết nối sự nghịch ngợm trong trò chơi con trẻ với một thiên tính tiềm ẩn về bạo lực. (Squid Game has entered the chat)

Đã cất công từ đàn ông suy diễn cả đến bé trai, thì chẳng thể nào quên từ phụ nữ suy diễn sang bé gái. Đầu phim là cảnh những cậu bé hiếu động, tiềm năng thủ ác, kết phim là cảnh một bé gái ngây thơ, tiềm năng nạn nhân.

Ở trường đoạn này, khi vừa đồng nhất Park với kẻ sát nhân bằng hành động cùng nhìn xuống ống cống, vừa đặt sự ngây thơ ngơ ngác của cô bé ở phe đối lập với cả hai, Bong muốn khẳng định:

Phụ nữ là những sinh vật trong trắng vô tội duy nhất trong bộ phim này. Họ sẽ mãi mãi đứng ngoài, mãi mãi không hiểu được cái thế giới mà đàn ông tự tưởng tượng ra với những biểu tượng và các ám ảnh tối đen trong ống cống, những fetish và các giấc mơ trong rừng, những ritual và các bài hát vang lên vào các đêm mưa, tất cả những nguyên liệu nhào nặn nên một cơn điên nam tính. Chỉ là, dẫu hiểu hay không, họ vẫn chẳng tránh được trở thành nạn nhân thầm lặng của những ảo mộng tàn ác vô lý ấy.

Cũng chính vì như thế, cảnh cuối chốt lại bộ phim bắt buộc phải là một bé gái, và bé gái này còn từng hồn nhiên trò chuyện sát gần kẻ sát nhân trong gang tấc, mới có thể gây ra hiệu ứng làm thanh tra Park rúng động, làm khán giả bàng hoàng và thôi thúc một khát khao phản tỉnh.

Final Verdict:

Bạn nào từng đọc tôi vài bài sẽ đoán ra toàn bộ các đoạn tuyên ngôn lâm ly trên là thuật lại lời Bong chứ không phải lời tôi. Tuy nhiên tôi cũng không có nhu cầu phát biểu lời mình trong một review phim, nhất khi nó đã triển khai ở nhiều bài không review phim khác. Tôi chỉ nhắc lại precaution này cho những ai chưa quen.

Tóm lại thì, MoM không chỉ đá xéo chính quyền Chun Doo Hwan khi ẩn dụ về thảm sát Gwangju, mà còn đồng nhất chế độ này, lẫn các giá trị conservative nói chung, và cả hệ thống tôn giáo trưởng phụ Kito, với cùng một khái niệm “nam tính độc hại”, đi kèm nó là đầy đủ phẩm chất của độc tài, cổ lỗ, bạo lực, ngu độn, mà đại diện bằng xương thịt trong phim là những người đàn ông ở ngôi làng xa xôi lạc hậu nọ.

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review

Mặt khác, bất chấp các agenda khá nhàm chán và ói mửa trên, vẫn phải thừa nhận Hồi ức Sát nhân là một phim hay và tôi rất, rất thích nó.  Như từng nhắc ở review Parasite, đặc trưng của phim Bong là đánh lạc hướng khán giả đi theo 1 hướng còn ý nghĩa thật luôn nằm ở hướng khác. Mặt khác, tuy thông điệp tìm ra nhờ những chi tiết vụn vặt, nhưng sự vụn vặt này không bị gimmicky mà hoà hợp sẵn với giọng điệu của phim, kể có không đãi ra được các tình tiết trên, thì có gì đó trong cái không khí nửa kinh dị nửa u buồn của MoM cũng lờ mờ phảng phất một niềm day dứt.

Sự bí ẩn trên chính là phẩm chất của một so sánh thông minh, điều mà ngày nay Hollywood đã đánh mất. Ẩn dụ không nên quy giản về một vài phép thế vai công nghiệp, mà cần phải như một cú trompe de l’oeil gây sửng sốt. Nhìn một góc thì chẳng liên quan gì, nhìn góc khác lại đích xác phải như thế. Một thứ bất quy tắc và khả giải bất khả giải chi gian.

Chỉ là, Bong có bao giờ tự hỏi, nếu không vô tình được nhúng trong một môi trường trưởng phụ, được lớn lên trong một thế giới quan nam tính với những symbols, models, dreams, fetish and ritual, được trao tặng sẵn cái nhu cầu quẫy đạp, dùng ý chí cá nhân phóng chiếu ra bên ngoài để bung phá khỏi tử cung tối đen của mẹ Tự nhiên, thì liệu Bong hay bất kỳ ai có thể tạo ra được một tác phẩm tinh thần tinh xảo mà vẫn khoáng đạt như MoM hay không? Và liệu thế gian này còn có cơ hội sinh ra được văn hoá, khoa học, và nghệ thuật hay không?

Cũng như sau chót, nếu một đứa trẻ từ bé đã được dạy phải kiềm giữ nam tính, sau này lớn lên, liệu nó cũng có thể bảo vệ được người nữ nào?

Đến đây thì chính tôi cũng tự hỏi, sao Bong không nhận ra một sự thật, mà ông đáng nhẽ ra cần phải là người hiểu rõ nhất:

Bên cạnh những nhân vật nữ ấn tượng đến khuynh loát màn ảnh ông tạo ra, như trong Mother, như trong Parasite, tình cờ sao, chẳng hề mỉa mai, lại sẽ luôn là những cậu con trai yếu đuối, bất lực, và bơ vơ đến thảm hại?

Phần 2:Đến Snowdrop …

Hồi ức kẻ sát nhân 2022 review