Hợp đồng lao đồng với hướng dẫn viên

Trải qua 2 năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành; nhiều người lao động từng là hướng dẫn viên du lịch; vốn kiếm được nhiều tiền; thì nay trở nên thất nghiệp. Đặc biệt là những hướng dẫn viên hợp đồng; không ít người phải đi tìm công việc khác thay thế nhưng vẫn gặp khó khăn; hoặc không tìm được việc mới do dịch bệnh. Vậy, hướng dẫn viên du lịch hợp đồng theo mùa vụ có được nhận hỗ trợ không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Bộ luật lao động 2019;

Nghị quyết 68/2020/NQ-CP;

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Nội dung tư vấn

Theo quyết định 23/2021/QĐ-TTg, hướng dẫn viên du lịch cũng thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ theo nghị quyết 68. Tuy nhiên, điều 31 của Quyết định 23 cũng đề ra 2 yêu cầu bắt buộc cần đáp ứng nếu muốn nhận được hỗ trợ. Cụ thể:

Điều 31. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ

Hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

1. Có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật Du lịch.

2. Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch; hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế; và hướng dẫn viên du lịch nội địa; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch; điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Theo đó, hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch; có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ [theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg], được hiểu là: hợp đồng lao động đó có thể được ký trước; hoặc sau ngày 1/1/2020; có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ [hết ngày 31/1/2022]; còn hoặc không còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ. 

Như vậy, hướng dẫn viên du lịch mùa vụ cũng là đối tượng được nhận hỗ trợ; tuy nhiên, cần đáp ứng yêu cầu về thẻ ngành và hợpđồng lao động như trên.

Hồ sơ xin nhận hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch mùa vụ

Căn cứ điều 33 của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg có quy định về hồ sơ xin nhận hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch mùa vụ bao gồm:

  • Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây:
  • Bản sao hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Thẻ hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.

Mức hỗ trợ dành cho hướng dẫn viên du lịch mùa vụ là 3.710.000 đồng/người; và được chi trả 1 lần cho người lao động.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102

Loại hợp đồng lao động được quy định hiện hành bao gồm?

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động bao gồm?

– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

5 trên 5 [1 Phiếu]

 Theo quy định, hướng dẫn viên có hợp đồng lao động 1 tháng trở lên phải đóng bảo hiểm xã hội.

Tiếp theo Công văn số 1343/TCDL-LH ngày 27/10/2017 về việc thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch,  triển khai quản lý hướng dẫn viên theo quy định của Luật Du lịch 2017, Tổng cục Du lịch hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao va Du lịch các tỉnh/thành về hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 như sau:

Hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Điều 19 và Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2017, đối với tất cả các hợp đồng lao đồng không có thời hạn hoặc có thời hạn từ một tháng trở lên, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội; người sử dụng lao động phải lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho hướng dẫn viên khi đi hành nghề hướng dẫn được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Hợp đồng hướng dẫn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 38 Luật Du lịch 2017 là hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp hướng dẫn viên không phải là nhân viên hợp đồng với công ty mà là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành khác. Đối với trường hợp hướng dẫn viên là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành thì phải có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp.

Tổng cục Du lịch đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành thông báo, hướng dẫn cho doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên trên địa bàn thực hiện đúng quy định của Luật Du lịch 2017. 

08:25, 06/12/2017

Tổng cục Du lịch vừa có Công văn 1615/TCDL-LH hướng dẫn về điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017. Cụ thể:

Mục lục bài viết

Đối với hướng dẫn viên có hợp đồng lao động [HĐLĐ] quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017. Đây là HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Theo đó:

  • Người lao động phải đóng BHXH;
  • Người sử dụng lao động phải lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH và thực hiện đóng BHXH theo quy định tại Điều 86 Luật BHXH. Số tiền đóng BHXH hằng tháng được trích từ tiền lương của người lao động.

Đối với hướng dẫn viên có hợp đồng hướng dẫn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 38 Luật Du lịch 2017: Trường hợp này, hướng dẫn viên không phải là nhân viên hợp đồng với công ty mà là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc là nhân viên hợp đồng của doanh nghiệp lữ hành khác.

Xem chi tiết Công văn 1615/TCDL-LH ngày 01/12/2017. 


  • Từ khóa:
  • Công văn 1615/TCDL-LH
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Điều kiện hành nghề

Một trong các điều kiện để hướng dẫn viên [HDV] đượcnhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 là phải có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ HDV. Trong khi đó, hiện nay, đa phần HDV chỉ có hợp đồng theo tour khiến nhiều HDV băn khoăn không biết có hợp lệ để làm hồ sơ nhận gói hỗ trợ không?

  • Hướng dẫn viên du lịch khó nhận hỗ trợ vì vướng thủ tục

  • Lần đầu tiên biểu dương mô hình văn hóa ứng xử trong các trường nghề

  • Điều kiện để hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ do khó khăn bởi dịch COVID-19

Hướng dẫn viên giới thiệu điểm du lịch Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN.

Do đặc điểm của nghề HDVdu lịch, trong số hơn 26.000 hướng dẫn viên được Tổng cục Du lịch cấp thẻ có tới 90% là hướng dẫn viên tự do đi hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp du lịch khác nhau. Với đặc thù của HDV tự do, khi đi hướng dẫn, HDV chỉ có hợp đồng theo tour theo khung thời gian chương trình tour công ty lữ hành với du khách. Thông thường các tour này có thời hạn dưới 30 ngày.

Chính vì đặc điểm này, khi có thông tin về gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và hướng dẫn tại Quyết định 23, trên các diễn đàn du lịch, nhiều hướng dẫn viên tranh luận hợp đồng theo tour có được coi là hợp đồng lao động hay không để làm hồ sơ theo quy định. Hai luồng ý kiến cho rằng: Hợp đồng lao động hợp lệ liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội và hợp đồng theo tour dưới 30 ngày, lạikhông đóng bảo hiểm xã hội có được coi là hợp đồng lao động?.

Về vấn đề này, đại diện các Sở quản lý du lịch tại địa phươngcũng đang chờ hướng dẫn từ Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết: Sẽ không có văn bản hướng dẫn bởi thuật ngữ“hợp đồng lao động” đã được quy định rõ tại Luật Du lịch và Quyết định 23. Còn thế nào là Hợp đồng lao động thì tuân theo quy định tại Luật Lao động.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế [Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội] cho biếtHợp đồng lao động theo Luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 không quy định thời gian tối thiểu mà chỉ quy định hợp đồng có thời hạn và không có thời hạn. Do đó, tên gọi là hợp đồng theo tour hay hợp động kinh tế chỉ được coi là hợp đồng lao động phải đọc nội dung quy định trong hợp đồng có các yếu tố của quy định hợp đồng lao động, áp dụng Điều 13. Cũng chưa thể đọc mỗi tên gọi của hợp đồng là hợp đồng theo tour, hợp đồng kinh tế, hợp đồng du lịch là có thể khẳng định được đó là hợp đồng lao động.

Về vấn đề này, luật sư Minh Ánh cho biết: Theo quy định của luật Lao động, khái niệm hợp đồng lao động theo Luật Lao động 2019đã được mở rộng. Trường hợp hai bên thể hiện bằng tên gọi khác nhưng hợp đồng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì hợp đồng đó vẫn được coi là hợp đồng lao động, điều chỉnh theo quy định của Luật Lao động, cụ thể ở đây là Điều 13.

Khi nhận người lao động vào làm việc ngắn ngày theo các chương trình thì người sử dung lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. “Do vậy, nếu nội dung hợp đồng theo tour thể hiện các nội dung trên sẽ được coi là hợp đồng lao động. Hồ sơ liên quan đến yếu tố hợp đồng lao độngphụ thuộc rất lớn vai trò thẩm định của Sở quản lý Du lịch địa phương”, luật sư Minh Ánh cho biết.

Liên quan đến yếu tố thời gian của hợp đồng lao động, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, tại Điều 33 Quyết định 23 cũng đã ghi rõ là cung cấp bản sao hợp đồng lao động có hiệu lực từ 1/1/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ. Hạn cuối cùng nộp hồ sơ là ngày 31/1/2022.

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ cho mỗi HDV du lịch là 3,71 triệu đồng/người, Để được chi trả số tiền này, theo hướng dẫn, các HDV cần có đủ các điều kiện sau: Có thẻ HDV còn hạn sử dụng; Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên các Hiệp hội về hướng dẫn du lịch; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDV du lịch tại điểm.
HDV du lịch có nhu cầu hỗ trợ cần gửi hồ sơ đề nghị đến Sở quản lý Du lịch nơi cấp thẻ cho HDV.

XL/Báo Tin tức

Trẻ em thuộc diện cách ly y tế được hỗ trợ như thế nào từ gói 26.000 tỷ đồng?

Bạn đọc hỏi: Gia đình tôi nằm trong diện đi cách ly, trong đó có em tôi đang học tiểu học. Vậy em tôi có được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng không và phải đóng những chi phí gì?

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Điều kiện,
  • hướng dẫn viên,
  • HDV,
  • nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng,
  • hợp đồng lao động,
  • doanh nghiệp,
  • kinh doanh dịch vụ lữ hành,
  • hợp đồng theo tour,
  • tiền công,
  • tiền lương,

Video liên quan

Chủ Đề