II - BÀI TẬP BỔ SUNG - câu 30.a, 30.b phần bài tập bổ sung – trang 86 vở bài tập vật lí 9

Để hai ống dây đẩy nhau thì hai đầu gần nhau của hai ống phải cùng từ cực với nhau. Do đó áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều dòng điện trong hai ống dây là ngược nhau. Các trường hợp có thể có về chiều dòng điện trong hai ống được biểu diễn như hình vẽ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • 30.a.
  • 30.b.

II - BÀI TẬP BỔ SUNG

30.a.

Trong các câu sau đây, câu nào không đúng ?

Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường. Quy tắc nắm bàn tay trái cho phép:

A. Xác định chiều của đường sức từ khi biết chiều của lực điện từ và chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. Xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ và chiều của lực điện từ.

D. Xác định chiều lực điện từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ.

Phương pháp giải:

Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Lời giải chi tiết:

Chọn D: Quy tắc nắmbàn tay tráicho phép xác định chiều lực điện từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ.

30.b.

Hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau như hình 30.5, hãy biểu diễn các trường hợp có thể có của chiều dòng điện chạy qua các vòng của mỗi ống dây để hai ống dây đẩy nhau.

Lời giải chi tiết:

II - BÀI TẬP BỔ SUNG - câu 30.a, 30.b phần bài tập bổ sung – trang 86 vở bài tập vật lí 9

Để hai ống dây đẩy nhau thì hai đầu gần nhau của hai ống phải cùng từ cực với nhau. Do đó áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều dòng điện trong hai ống dây là ngược nhau. Các trường hợp có thể có về chiều dòng điện trong hai ống được biểu diễn như hình vẽ.