Lấy mẫu thí nghiệm nhựa đường

Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử nhựa đường được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Bảo Trúc, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Thuận. Tôi cần tìm hiểu quy định về về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông. Ban biên tập cho tôi hỏi: Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử nhựa đường được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.          

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Trong quá trình thi công xây dựng, Các công việc thí nghiệm sẽ phải được Nhà thầu thực hiện một cách chặt chẽ, chính xác theo đúng quy định và các tiêu chuẩn đã đề ra.

Một số tiêu chuẩn để thí nghiệm được nêu trong Bảng tổng hợp này, kèm theo là các trang thiết bị thí nghiệm, yêu cầu phải phù hợp với chỉ tiêu và tiêu chuẩn thí nghiệm tương ứng và phải được kiểm định, hiệu chuẩn thường xuyên theo quy định quản lý và sử dụng các dụng cụ đo lường của Nhà nước. 

Tài liệu này do HocThatNhanh sưu tầm, rà soát và tổng hợp lại, chia sẻ các bạn học viên sử dụng trong công việc lập và quản lý hồ sơ nghiệm thu chất lượng, bao gồm

– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là các thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.

– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: Thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các thí nghiệm khác.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:

– Thực hiện công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng. Trường hợp không đảm bảo chất lượng nhà thầu thi công xây dựng phải loại bỏ không đưa vào công trường xây dựng;

– Tất cả các kết cấu xây dựng như: Kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép, nền đất hiện trường, kết cấu nền đường, kết cấu móng đường, kết cấu mặt đường,… đều phải thực hiện thí nghiệm đánh giá chất lượng. Chất lượng kết cấu đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng mới được phép đề nghị chủ đầu tư nghiệm thu chất lượng, khối lượng phục vụ chuyển bước thi công, hoặc thanh quyết toán hạng mục công trình, công trình xây dựng;

Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đều phải có phiếu chứng nhận chất lượng vật liệu xây dựng theo từng lô sản phẩm và phải cung cấp phiếu này cho khách hàng. Các yêu cầu lấy mẫu, thí nghiệm đều phải tuân theo nội dung hướng dẫn này. Các phiếu chứng nhận chất lượng của cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng chỉ có ý nghĩa cam kết bảo hành chất lượng sản phẩm và không thay thế được các phiếu thí nghiệm vật liệu hiện trường do các đơn vị thi công xây lắp tổ chức thực hiện.

Trách nhiệm của chủ đầu tư:

– Kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD) của nhà thầu thi công;

– Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; Thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;

– Thí nghiệm đối chứng theo quy định trong hợp đồng xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

Ghi chú:

– Chi tiết tên công tác nghiệm thu, tần suất kiểm tra và quy cách lấy mẫu theo phụ lục đính kèm văn bản hướng dẫn này;

– Đối với các loại vật liệu, cấu kiện hay kết cấu công trình có khối lượng nhỏ hơn khối lượng như trên vẫn phải lấy mẫu thí nghiệm theo quy định;

– Đối với các dự án quy định tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu khác với các tiêu chuẩn nêu trên được ghi trong chỉ dẫn kỹ thuật hoặc đã có quyết định phê duyệt danh mục các tiêu chuẩn áp dụng (AASHTO, ASTM, JIS, …), Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công áp dụng các tiêu chuẩn đó để thực hiện công tác thí nghiệm;

– Đối với công tác bê tông: Quy định trên áp dụng đối với tổ mẫu thí nghiệm cường độ nén bắt buộc ở tuổi 28 ngày, khi có yêu cầu kiểm tra cường độ nén bê tông phục vụ công tác thi công (giải phóng kết cấu, chuyển bước thi công, …) các tổ mẫu để thí nghiệm ở tuổi 3, 7, 14, 21 ngày sẽ được lấy bổ sung theo quy định như trên.

STT

Tên công tác nghiệm thu

Tiêu chuẩn nghiệm thu

Tần suất kiểm tra

Quy cách mẫu cần lấy

1

Cát đổ bê tông, cát xây trát

TCVN 7570:2006– 200m3/ mẫu30kg2

Đá dăm, sỏi (dùng chế tạo bê tông)

TCVN 7570:2006– 350m3/ mẫu

50-100kg, tùy theo cỡ đá

3

Đá nguyên khai (dùng để sản xuất đá dăm)

TCVN 7570:2006

– 01 mỏ nguồn/ 1 mẫu hoặc khi thay đổi địa tầng

3 viên mẫu đá hộc (không nứt, om trong quá trình khai thác)

4

Xi măng

TCVN 6260:2009

TCVN 2682:2009

– 50 tấn/ 1 mẫu– 20 kg5

Gạch đất sét nung

TCVN 1450:2009

TCVN 1451:1998

– 100.000 viên/ 1 tổ mẫu– 20 viên6

Gạch bê tông tự chèn

TCVN 6476:1999– 15.000 viên/ 1 tổ mẫu– 15 viên7Gạch bê tôngTCVN 6477:2011– 60.000 viên/ 1 tổ mẫu– 15 viên8Gạch TerrazzoTCVN 7744:2007– 1000m2/1 tổ mẫu– 15 viên9Gạch ốp, látTCVN 7745:2007

TCVN 7483:2005

– 5000m2/ 1 tổ mẫu– 15 viên mẫu10

Đá ốp, lát nhân tạo

TCVN 8057:2009– 1 lô/1 tổ mẫu– 3 viên mẫu11

Đá ốp, lát tự nhiên

TCVN 4732:2007– 500m2/1 tổ mẫu– 3 viên mẫu12Thép cốt bê tôngTCVN 1651:2008

– 50 tấn/1 tổ mẫu/1 loại đường kính

– 3 thanh 50cm + 3 thanh 30cm

Thí nghiệm độ sụt:

– 1 lần thử /mẻ trộn đầu tiên với bê tông trộn tại hiện trường

– 1 lần giao hàng/1 lần thử với bê tông thương phẩm

– 1 ca/1 lần thử với điều kiện thời tiết, độ ẩm vật liệu ổn định

– 1 lần thử/ mẻ trộn đầu tiên, tối thiểu 1 ca/ lần thử với trường hợp thay đổi vật liệu và thành phần cấp phối bê tông

Kiểm tra trực tiếp tại hiện trường thi công

13

Bê tông

TCVN 4453:1995Thí nghiệm cường độ nén:

– 500m3/ 1 tổ mẫu với bê tông khối lớn có khối đổ lớn hơn 1000m3

– 250m3/ 1 tổ mẫu với bê tông khối lớn có khối đổ nhỏ hơn 1000m3

– 100m3/ 1 tổ mẫu với bê tông các móng lớn

– 200m3/ 1 tổ mẫu với bê tông nền, mặt đường

– 20m3/ 1 tổ mẫu với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…)

– 3 viên mẫu lập phương kích thước 10x10x10cm (cỡ đá £20cm), 15x15x15cm (cỡ đá £40mm), 20x20x20cm (cỡ đá >40mm)

Thí nghiệm cường độ kéo khi uốn (khi có yêu cầu của thiết kế): 200m3/1 tổ mẫu

– 3 viên mẫu 15x15x60cm, 10x10x40cm, 20x20x80cm tùy theo cỡ đá

Thí nghiệm độ chống thấm (khi có yêu cầu của thiết kế): 50m3/1 tổ mẫu

– 3 viên mẫu hình trụ D15x15cm

14

Thép các bon cán nóng (thép hình, thép tấm, …)

TCVN 5709:2009– 50 tấn/ 1 tổ mẫu/ 1 loại

– 3 thanh 50cm + 3 thanh 30cm

15

Nước (dùng trộn bê tông và vữa)

Thiết kế– 1 nguồn cung cấp/1 mẫu– 5 lít16

Thiết kế cấp phối bê tông, vữa xây trát

Theo yêu cầu của thiết kế

– 1 mẫu cát/ 1 loại, 1 mẫu đá/ 1 loại, 1 mẫu xi măng, 1 mẫu phụ gia (nếu có)

– 30kg cát/ 1 loại, 50kg đá 1 loại, 20kg xi măng cho mác cấp phối bê tông

17Vữa xây, trátTCVN 3121:2003

– 1 hạng mục thi công/1 tổ mẫu

– 3 viên mẫu kích thước 4x4x16cm

18

Đất đắp (hoặc cát đắp)

TCVN 4504:2005

TCVN 4447:2012

– 01 mỏ đất/ 1 mẫu, hoặc khi thay đổi địa tầng (thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý)

– 100kg

– Thí nghiệm độ chặt và độ ẩm lu lèn: 100-200m3/ 3 điểm (đối với đất sét, cát pha và cát không lẫn cuội sỏi, đá) hoặc 200-400m3/ 3 (đối với đất hoặc cát lẫn cuội sỏi)

Kiểm tra trực tiếp tại hiện trường thi công

Theo yêu cầu của thiết kế

– 1km/ 3 điểm (thí nghiệm đo mô đun đàn hồi)

19Nhựa đườngTCVN 7504:2005– 1 lô/1 mẫu– 5kg20Đá dăm nướcTCVN 9504:2012

– Vật liệu thô 1000m3/1 loại/1 mẫu

– 50-100kg thủy theo cỡ

– Vật liệu chèn 200m3/1 loại/ 1 mẫu

– 30kg

– 1 mẫu bột khoáng (đối với mặt đường)

– 5kg

– 100m/ 4 mặt cắt (thí nghiệm đo độ bằng phẳng bề mặt sau thi công)

21Đá dăm láng nhựaTCVN 8863:2011

– 1000m3/ 1 mẫu (thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý)

– 50kg mỗi loại

– 1 đoạn thi công/ 3 mẫu (thí nghiệm hàm lượng nhựa)

– Khay tôn 25x40cm

– 1km dài/ 1 làn xe/ 5 vị trí (thí nghiệm đo độ bằng phẳng)

22Đá dăm cấp phốiTCVN 8859:2011

– 3000m3/ 1 mẫu (các chỉ tiêu cơ lý đối với thí nghiệm mẫu tại nguồn cung cấp)

– 100kg

– 1000m3/ 1 mẫu (các chỉ tiêu cơ lý đối với thí nghiệm mẫu tại công trình)

– 100kg

– 200m3/ 1 mẫu (thí nghiệm độ ẩm, thành phần hạt trong quá trình thi công)

– 50kg

– 100m2/ 1 điểm (thí nghiệm độ chặt)

– 100m dài/ 1 làn xe/ 1 vị trí (thí nghiệm đo độ bằng phẳng)

23Cấp phối đá dăm kẹp đất (dùng cho lớp áo đường)TCVN 8857:2011

– 200m3/ 1 mẫu (thí nghiệm cơ lý)

– 100kg

– 100m dài/ 1 làn xe/1 điểm (thí nghiệm độ chặt)

24Cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng (dùng cho kết cấu áo đường)TCVN 8858:2011

– 500 tấn/ 1 mẫu (thí nghiệm thành phần hạt)

– 100kg

– 2000 tấn/ 1 mẫu (thí nghiệm độ hao mòn Los Angeles)

– 30kg

– 1 ca thi công/1 lần (thí nghiệm độ ẩm 1 trước khi lu lèn)

– 20kg

– 1 đoạn thi công/ 3 điểm thí nghiệm độ chặt

– 1km/ 6 mẫu (3 mẫu thí nghiệm nén, 3 mẫu thí nghiệm ép chẻ)

– Mũi khoan D = 100mm

– 1km dài/ 5 mặt cắt (thí nghiệm đo độ bằng phẳng)

15Thiết kế bê tông nhựaTCVN 8819:2011– 1 mẫu cát– 50kg– 1 mẫu đá/ 1 loại– 100kg– 01 mẫu bột khoáng– 20kg– 1 mẫu nhựa đường– 5kg26Bê tông nhựa trong quá trình sản xuấtTCVN 8819:2011

TCVN 7493:2005

– Đá dăm 200m3 hoặc 2 ngày/ 1 mẫu (thí nghiệm thành phần hạt, lượng hạt dẹt, hàm lượng bụi sét)

– 50kg

– Cát 200m3 hoặc 2 ngày/1 mẫu (thí nghiệm thành phần hạt, hệ số đương lượng cát)

– 30kg

– Bột khoáng 50 tấn hoặc 2 ngày/1 mẫu (thí nghiệm thành phần hạt, chỉ số dẻo)

– 5kg

– Nhựa đường 1 ngày/ 1 mẫu (thí nghiệm độ kim lún, hóa mềm)

– 5kg

-1 ngày/ 1 mẫu hỗn hợp sau khi trộn

– 20kg27Bê tông nhựa sau thi côngTCVN 8819:2011

– 2500m2 hoặc 330m dài/ 3 mẫu khoan (thí nghiệm thành phần hạt, độ chặt, hàm lượng nhựa)

– 25m dài/ 1 lần/ 1 vị trí (thí nghiệm độ nhám)

– 1km/ 1 làn xe/ 5 – 10 điểm (đo mô đun đàn hồi)

28Cọc bê tông cốt thépTheo yêu cầu của thiết kế

– Thí nghiệm cường độ bê tông cọc bằng phương pháp không phá hủy (trường hợp nghi ngờ về chất lượng)

TCVN 9393:2012

– Thí nghiệm nén tĩnh cọc 1% số lượng cọc nhưng không ít hơn 2 cọc (theo chỉ định của tư vấn thiết kế)