Logistics và quản lí chuỗi cung ứng là gì năm 2024

Quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logistics giữ vai trò quan trọng, có đóng góp to lớn trong việc nâng cao hiệu suất kinh doanh. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng và logistics rất hay bị nhầm lẫn. Sự khác biệt ở đây là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là tập hợp các tổ chức, hoạt động, thông tin, con người, nguồn lực liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm và đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Chuỗi cung ở đây bao gồm cả nhà cung cấp, nhà sản xuất, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển, bán hàng và khách hàng.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng là kiểm soát, giám sát, phối hợp mọi hoạt động sản xuất, tồn kho, địa điểm, chi nhánh phân phối, vận chuyển,... nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Logistics và quản lí chuỗi cung ứng là gì năm 2024

Quản trị logistics là gì?

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Như vậy, quản trị logistics là một phạm trù trong công việc quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị logistics sẽ bao gồm: hoạch định, thực thi, kiểm soát, vận chuyển, lưu trữ, thu thập dữ liệu, báo cáo và đánh giá mọi thông tin liên quan tới quá trình vận chuyển hàng hoá từ điểm xuất phát tới khách hàng.

Vậy cụ thể quản trị chuỗi cung ứng và logistics như thế nào?

So sánh

Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị logistics

Quy mô

Quy mô rộng, có thể là mạng lưới nhiều công ty cùng hợp tác để sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường

Hoạt động trong phạm vi một công ty

Công việc

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm: Quản trị logistics, nguồn cung cấp, sản xuất, đối tác, khách hàng,...

Quản trị logistics bao quát các hoạt động vận tải, kho bãi, đơn hàng, giao nhận, dữ liệu vận chuyển.

Mục tiêu

Giảm chi phí, tăng chất lượng toàn bộ sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi cung ứng

Giảm chi phí, tăng chất lượng hoạt động logistics

Qua bảng này có thể thấy quản trị chuỗi cung ứng và logistics là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Logistics và quản lí chuỗi cung ứng là gì năm 2024

Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò gì?

Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ tạo ra các lợi thế:

  • Tạo lợi thế cạnh tranh, định vị chỗ đứng trên thị trường
  • Đảm bảo hàng hoá cung ứng phục vụ nhu cầu thị trường, giảm tồn kho, giảm nguy cơ hoàn trả, giảm chi phí quản lý
  • Đảm bảo tiến độ và chất lượng cung ứng sản phẩm, vận chuyển nhanh, sản phẩm chất lượng, tối ưu chi phí và lợi nhuận

Thống kê giá trị của quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đem lại:

  • Giảm 25 - 50% chi phí chuỗi cung ứng SCM
  • Giảm 25 - 60% lượng hàng tồn kho
  • Tăng 25 - 80% độ chính xác dự báo sản xuất
  • Cải thiện 30 - 50% chất lượng vòng cung ứng đơn hàng
  • Tăng hơn 20% lợi nhuận sau thuế

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả

Quản trị chuỗi cung ứng có thể xây dựng theo nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và quy mô kinh doanh. Phổ biến nhất là hai mô hình sau đây:

Quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình đơn giản

Với mô hình này, một doanh nghiệp sẽ trực tiếp:

  • Trực tiếp mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp
  • Trực tiếp sản xuất sản phẩm, hàng hoá
  • Trực tiếp vận chuyển, bán ra tới tay khách hàng

Mô hình này thường áp dụng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với chủng loại hàng hoá ít, số lượng nhỏ.

Quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình phức tạp

Với mô hình này, doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có thể nhập nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Cũng có thể nhập từ các nhà máy, nhà thầu khác có hàng hoá tương tự để cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất.

Logistics và quản lí chuỗi cung ứng là gì năm 2024

Tương tự với sản phẩm đầu ra, công ty có thể trực tiếp vận chuyển và bán hàng hoá ra thị trường hoặc thông qua các bên vận chuyển, phân phối khác.

Với mô hình phức tạp hơn, việc quản trị chuỗi cung ứng đương nhiên sẽ có nhiều thách thức hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy trình quản trị khoa học, logic. Hiện nay, để hỗ trợ cho việc quản trị chuỗi cung ứng logistics nói riêng và quản trị chuỗi cung ứng tổng thể nói chung, doanh nghiệp có thể chọn quản lý bằng hệ thống phần mềm ERP. Xem thêm: 8 Yêu cầu của mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp hiện đại

Hệ thống phần mềm quản trị chuỗi cung ứng ERPViet

Phần mềm quản lý đã trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc quản trị cung ứng, đặc biệt là các chuỗi cung ứng phức tạp. Minh chứng rõ ràng nhất là ở các doanh nghiệp cung ứng quy mô lớn, sở dĩ họ đạt được bước tiến dài và xa như vậy là nhờ nắm bắt được công nghệ quản lý tiên tiến.

Doanh nghiệp đang gặp vấn đề với mô hình quản trị cồng kềnh, quy trình thiếu logic, hoạt động chưa thực sự hiệu quả và tối ưu? Việc quản lý thủ công, thiếu liên kết và đồng bộ đang khiến chuỗi cung ứng phát sinh chi phí, lãng phí và giảm doanh thu?

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học gì?

Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là học về nghiên cứu, phát triển cũng như quản lý các dịch vụ vận chuyển trong sản xuất và kinh doanh. Ngành này gồm các hoạt động lập kế hoạch, áp dụng và kiểm soát những luồng chuyển dịch hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra đến điểm tiêu thụ.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng làm việc ở đâu?

Làm việc ở đâu? Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có cơ hội việc làm rộng mở ở các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh, như: các cơ quan Nhà nước hải quan, thuế, các công ty vận tải đa phương thức, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, hãng hàng không, công ty xuất nhập khẩu,…

Logistics trong chuỗi cung ứng là gì?

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng doanh nghiệp. Theo đó, ngành Logistics là một ngành học liên quan đến việc quản lý, vận chuyển, lưu trữ hàng hóa và thông tin từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại của một quốc gia.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lương bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thường nằm trong khoảng 10-15 triệu đồng mỗi tháng. Sau khoảng 5 năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên, thường nằm trong khoảng 20-30 triệu đồng.