Mặt trăng có phải là hành tinh không

Mặt Trăng, người bạn đồng hành trung thành của Trái Đất, một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong việc hình thành và duy trì sự sống của các sinh vật, trong đó có con người. Vậy bạn đã biết những gì về Mặt Trăng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
 

Mặt trăng có phải là hành tinh không

 

Mặt Trăng là gì?

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất đồng thời là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Cho đến nay, đây cũng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đặt chân tới.

Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất thực hiện những cuộc đổ bộ của con người xuống bề mặt Mặt Trăng với 6 lần hạ cánh. Năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay lên vũ trụ bằng con tàu Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của con người cũng ngừng lại khi chương trình Apollo chấm dứt.
 

Tìm hiểu những thông tin về Mặt Trăng

Mặt Trăng hình thành như thế nào và đến nay bao nhiêu tuổi?

Đa số các nhà thiên văn đều đồng ý rằng Mặt Trăng được hình thành cách đây 4,527 ± 0,01 tỷ năm trước, tức là khoảng 30 - 50 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời được hình thành. Đến nay giả thuyết chiếm ưu thế nhất về sự hình thành Mặt Trăng là giả thuyết vụ va chạm lớn. Theo đó, một vật thể cỡ Sao Hoả được cho là đã đâm vào tiền Trái Đất, đẩy ra một lượng vật chất đủ lớn vào quỹ đạo của Trái Đất và hình thành nên Mặt Trăng qua quá trình bồi tụ.

Khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất

Khoảng cách trung bình tính từ tâm của Trái Đất tới Mặt Trăng là 384.403 km. Ngoài ra do Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất nên khoảng cách giữa nó với Mặt Trời cũng gần tương đương với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, tức là khoảng 150.000.000 km.
 

Mặt trăng có phải là hành tinh không

 

Thông số của Mặt Trăng và so sánh với Trái Đất

Đường kính tại xích đạo: 3.476,2 km (bằng 0,273 lần Trái Đất).

Đường kính từ cực đến cực: 3.472,0 km (bằng 0,273 lần Trái Đất).

Diện tích bề mặt: 3,793 x 10^7 km2 (bằng 0,074 lần Trái Đất).

Thể tích: 2,197 x 10^10 km2 (bằng 0,02 lần Trái Đất).

Khối lượng: 7,347 673 x 10^22 kg (bằng 0,0123 lần Trái Đất).

Chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất

Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Vì Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ (tức là thời gian Mặt Trăng quay quanh trục của chính nó và quay quanh Trái Đất là như nhau) nên một mặt của nó luôn luôn hướng về Trái Đất. Phần bên kia không nhìn thấy còn được gọi là “Phần tối” của Mặt Trăng.
 

Mặt trăng có phải là hành tinh không

 

Bầu khí quyển của Mặt Trăng - Nhiệt độ trên bề mặt

Mặt Trăng có bầu khí quyển rất mỏng, hầu như không đáng kể. Tổng khối lượng bầu khí quyển của nó chưa tới 10^4kg. Với tầng khí quyển mỏng như vậy, bề mặt Mặt Trăng không thể giữ được nhiệt độ nên ban ngày nhiệt độ trung bình ở đây là 107 độ C còn ban đêm là - 153 độ C.

Trên đây là câu trả lời cho những câu hỏi Mặt Trăng là gì, kích thước, khối lượng của nó là bao nhiêu cũng như chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là như thế nào. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về người bạn đồng hành của Trái Đất.

Mặt trăng không phải là một hành tinh vì theo định nghĩa, một hành tinh là một "quả cầu đá hoặc khí hình cầu quay quanh một ngôi sao", theo About.com. Trong khi mặt trăng là một hình cầu quả cầu đá, nó quay quanh Trái đất chứ không phải mặt trời.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vật thể rõ ràng nhất trên bầu trời đêm. Nó cách bề mặt Trái đất và thiên thể gần nhất 240.250 dặm. Địa hình mặt trăng gồ ghề là nguyên nhân tạo ra các điểm tối và sáng, có thể quan sát được từ Trái đất.

Giả thuyết Người tác động khổng lồ, được đề xuất sau chuyến thăm Mặt trăng của 12 người Mỹ, cho rằng trong quá trình hình thành Trái đất, một vật thể lớn có kích thước tương đương với sao Hỏa đã tác động vào Trái đất theo một góc, ném các mảnh vỡ từ lớp phủ và lớp vỏ bên trên của nó để tạo ra mặt trăng. Lý thuyết dạy rằng tác động va chạm sau đó tan chảy và tham gia vào lõi làm mát của Trái đất để tăng lực hấp dẫn của nó đối với mặt trăng mới hình thành.

Việc phân loại lại Sao Diêm Vương thành hành tinh lùn vào năm 2006 để lại 8 hành tinh trong hệ mặt trời. Một số hành tinh trong số này, ngoài Trái đất, còn có các mặt trăng, trong đó Sao Mộc và Sao Thổ đều có hơn 60 mặt trăng quay quanh chúng.

Mặt trăng có phải là hành tinh không
Mặt trăng có phải là hành tinh không

Mặt Trăng của Trái Đất. Quay xung quanh Trái Đất ở khoảng cách trung bình 384.400km, Mặt Trăng của chúng ta là vệ tinh tự nhiên lớn nhất so với hành tinh mẹ trong hệ mặt trời.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ 2 trong hệ mặt trời. Titan là mặt trăng duy nhất có bầu khí quyền dày, có bề mặt đóng băng gồ ghề.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Mặt trăng Ganymade của sao Mộc có kích thước lớn lớn hơn cả sao Thủy và Sao Diêm vương.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Pan là mặt trăng của sao Thổ, được đặt theo tên thần rừng nửa người nửa dê trong thần thoại Hy Lạp. Pan được phát hiện vào năm 1990.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Europa là mặt trăng lớn thứ 4 của Sao Mộc. Người ra cho rằng có một đại dương tồn tại dưới bề mặt băng của Europa.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Phobos là mặt trăng lớn trong số 2 mặt trăng của Sao Hỏa (Mặt trăng còn lại là Deimos). Các nhà khoa học cho rằng Phobos nằm trong “xoắn ốc chết” có quỹ đạo chậm tiến về phía bề mặt Sao Hỏa.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Enceladus là mặt trăng đóng băng của sao Thổ.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io – mặt trăng của Sao Mộc, là vật thể có hoạt động địa chất tích cực nhất trong hệ mặt trời.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Callisto là vật thể có nhiều miệng núi lửa nhất trong hệ mặt trời. Callisto là mặt trăng lớn thứ 2 của sao Mộc, sau Ganymede.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Hyperion là mặt trăng lớn nhất không có hình cầu trong hệ mặt trời. Mặt trăng Hyperion của Sao Thổ có hình hạng như miếng bọt biển.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Atlas - mặt trăng có hình đĩa bay của sao Thổ.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Miranda, mặt trăng của sao thiên vương, có bề mặt đặc biệt. Vách đá Verona Rupes trên Miranda có độ cao 10.058 mét được cho là vách đá cao nhất trong hệ mặt trời.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Triton, mặt trăng của sao Hải vương. Cực nam của Triton là khí nitrogen và methane đóng băng.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Lapetus, một mặt trăng kỳ lạ của sao Thổ. Lapetus đặc biệt với bề mặt 2 nửa: một nửa sáng, một nửa tối.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Charon là mặt trăng lớn nhất của hành tinh lùn Sao Diêm Vương. Trên thực tế, Charon mới là mặt trăng lớn nhất so với hành tinh mẹ trong hệ mặt trời. Nhưng do Sao Diêm Vương là hành tinh lùn, Mặt Trăng của chúng ta vẫn được xem như vệ tinh tự nhiên lớn nhất.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Epimetheus - mặt trăng của Sao thổ, cuốn hút các nhà khoa học vì có chung quỹ đạo với một mặt trăng khác của hành tinh này là Janus.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Janus và Epimetheus là 2 mặt trăng cùng quay quanh sao Thổ và cứ mỗi 4 năm, 2 vệ tinh này lại đổi vị trí quỹ đạo cho nhau.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Methone - mặt trăng của sao Thổ, có hình quả trứng.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Umbriel là mặt trăng tối nhất của sao Thiên vương.

Mặt trăng có phải là hành tinh không

Dactyl là mặt trăng khác biệt nhất trong hệ mặt trời. Đây là vệ tinh tự nhiên của hành tinh Ida, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.