Nguyên nhân người nam bộ phát âm sai

MỤC LỤC

I. DẪN LUẬN:
Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, là ngôn ngữ toàn dân và được sử dụng trên hầu hết
lãnh thổ Việt Nam để làm công cụ giao tiếp cho người Việt nói chung. Tuy nhiên, tùy theo từng
vùng miền sử dụng chúng tiếng Việt được chia thành từng ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ hình thành
từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương.Tùy vào sự khác nhau giữa kinh tế và
xã hội giữa những địa phương này thì ngôn ngữ của chúng cũng sẽ khác nhau.
Ở Viêt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ
trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Tất nhiên phương ngữ
vùng nào sẽ được vùng đó sử dụng để giao tiếp, nhưng nhìn chung phương ngữ Bắc vẫn được sử
dụng rộng rãi hơn, ví dụ như trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay các văn bản hành
chính, khoa học, thời sự, v.v… Các phương ngữ khác nhau chủ yếu ở ngữ âm rồi đến từ vựng,
cuối cùng là vài sự khác biệt về ngữ pháp.Tuy nhiên, với xu hướng ngôn ngữ hiện tại, ta cũng có
thể thấy được mối quan hệ phức tạp giữa tiếng Việt toàn dân và tiếng Việt phương ngữ hiện nay.
Lý do là vì, sự di chuyển mạnh mẽ của dòng người giữa ba miền Bắc-Trung- Nam, giữa các địa
phương cũng như trong nội bộ của một địa phương đang tạo ra những xáo trộn đáng kể giữa các
phương ngữ tiếng Việt và giưa phương ngữ với tiếng toàn dân. Chẳng hạn, các ngôn từ thuộc
phương ngữ Nam Bộ đang tràn ra tiếng Việt toàn dân cũng như tiếng Việt phương ngữ Bắc Bộ và
Trung Bộ. Ví dụ: trễ, kẹt, mắc, nhí, trái cây, heo, bông, chả giò, mắc cỡ, thắng, banh, ráng...; có
sự pha trộn các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách giao tiếp giữa các vùng miền,
tạo ra một dạng phương ngữ tiếng Việt mới. Ví dụ, sử dụng tiếng Việt phương ngữ Bắc Bộ lại
pha yếu tố phương ngữ Nam Bộ, sử dụng yếu tố phương ngữ Nam Bộ lại pha yếu tố phương ngữ
Bắc Bộ, hoặc sử dụng tiếng Việt phương ngữ Trung Bộ lại pha yếu tố phương ngữ Bắc Bộ và
Nam Bộ, từ đó tạo ra một biến thể tiếng Việt pha trộn. Từ đó có thể thấy, phương ngữ Nam Bộ
nhìn chung đang có những tác động mạnh mẽ đến ngôn ngữ toàn dân cũng như các phương ngữ
vùng miền khác. Bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung làm rõ đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp và từ
vựng của phương ngữ Nam Bộ, từ đó có thể hiểu rõ hơn về một phương ngữ lớn và mang tầm
ảnh hưởng rộng rãi đến ngôn ngữ tiếng Việt nói chung.

II. NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÍ CỦA VÙNG PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ:

- Về phạm vi: vùng phương ngữ Nam bộ gần như trùng khít với vùng văn hóa Nam
bộ cũng đồng thời là vùng địa lí hành chính Nam bộ, bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành: Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh,
Long An, Tiền giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Chia làm ba khu vực là
Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ
- Về vị trí địa lí: phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển
Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung
Bộ.
- Về địa hình: Đây là vùng đồng bằng sông nước rất đặc trưng với sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt; địa hình tương đối bằng phẳng, đồi núi không nhiều, tập trung chủ yếu ở
miền Đông với độ cao trung bình thấp (khoảng 700m).
- Về cách thức sinh sống của người dân Nam Bộ:
+ Cách thức hoạt động sản xuất: mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất,
đồng thời cũng đa dạng nhất so với các vùng miền khác: Ở Nam Bộ truyền thống nông
nghiệp lúa nước của người Việt được phát huy ở mức tối đa (Nam Bộ sản xuất trên 50%
lượng lúa của cả nước), đây cũng là nơi sản xuất 70% trái cây của cả nước. Và do sở hữu
một vùng sông nước giàu thủy sản và có ba mặt giáp biển nên Nam Bộ cũng là một ngư
trường giàu có nhất nước, là cơ sở để phát triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến
thủy sản.
+Việc giao thương, đi lại cũng mang đặc thù sông nước rất rõ ràng: khi giao thông
đường bộ chưa phát triển thì hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt không những
không là rào cản mà còn là con đường đi lại, vận chuyển dễ dàng và được ưa chuộng nhất
của người dân Nam Bộ. Chính vì vậy, từ xưa, các trung tâm giao thương lớn của vùng đều
được hình thành ven bờ sông, rạch để thuận lợi cho việc mua bán và vận chuyển hàng hóa.
Đặc biệt ở miền Tây Nam Bộ còn có các chợ nổi (chợ nổi Long Xuyên – An Giang, Cái

Răng – Cần Thơ, Phụng Hiệp – Hậu Giang, Cái Bè – Tiền Giang…) mà ở đó mọi hoạt
động từ mua bán đến sinh hoạt thường nhật đều diễn ra trên sông nước.
+ Về ăn uống: cơ cấu bữa ăn của người Nam Bộ thể hiện rõ cuộc sống của cư dân
miền sông nước với thức ăn chính là thủy hải sản. Và một món ăn mang nét đặc trưng của
người Nam Bộ chính là mắm – là một món ăn dân dã nhưng cũng đồng thời là một đặc sản
mang đậm hương vị quê hương.
+ Về cư trú: Một mặt do điều kiện tự nhiên tác động, mặt khác do lối sống phóng
khoáng, dễ hòa nhập, dễ thích nghi, “rày đây mai đó” nên nhà ở của người Nam Bộ
thường tạm bợ hoặc họ có thể sinh sống trên ghe, thuyền…đặc biệt là có khả năng sống
chung với lũ.

Do địa hình bằng phẳng cùng với sự thích nghi một cách mạnh mẽ với cảnh sông
nước của người dân bản xứ nên toàn vùng đất Nam Bộ hầu như không có sự khác biệt về
sâu sắc về văn hóa, đặc biệt là về ngôn ngữ - một yếu tố vốn bị tác động mạnh mẽ bởi môi
trường, địa lí. Chính vì vậy, đi khắp các tỉnh của vùng Nam Bộ ta rất khó bắt gặp những
đặc điểm ngôn ngữ khác biệt nhau. Phải tinh tế và am hiểu nhiều về phương ngữ Nam Bộ
mới có thể nhận ra một vài điểm sai khác rất nhỏ về ngữ âm giữa các địa phương.
2. NGỮ ÂM:

2.1.Âm đầu:
2.1.1.Những hiện tượng biến đổi phụ âm đầu:
a) Bj, Dj, Zj, chj, kj, tl: Đây là những phụ âm kép mà yếu tố thứ hai là âm đệm, hay là một thuộc
tính của âm đầu hiện nay chưa rõ. Theo GS. Hoàng Thị Châu, yếu tố thứ hai là một thuộc tính
của phụ âm đầu nhưng trước đây đã từng lầm tưởng là âm đệm.
Phụ âm Bj hiện nay là một phụ âm môi – môi xát hữu thanh. Theo như sự miêu tả của
A.de.Rhodes cách đây hơn ba thế kỷ: “Có hai âm B, một âm không hoàn toàn giống với âm b của
chúng ta. Khi phát âm, luồng không khí không thoát mà được hút vào. Còn âm B kia thì không
hoàn toàn giống âm v của chúng ta, cũng không bật hơi mạnh mà hai môi hé mở trong khi phát
âm. Đó là một âm môi như trong tiếng Do Thái cổ, chứ không phải âm răng”

Phụ âm Dj (thổ ngữ Bắc Bình Trị Thiên) có phương thức cấu âm như Bj, là phụ âm xát hữu
thanh, ngạc hóa mạnh. Nhưng nó là phụ âm đầu lưỡi – răng, có thể so sánh với phụ âm đầu của
các từ this, that, the trong tiếng Anh. (Để tiện việc in ấn, j chỉ là ký hiệu ghi lại hiện tượng ngạc
hóa mạnh, D là phần chữ quốc ngữ)
Như vậy, từ điển của A.de.Rhodes đã ghi lại một dãy phụ âm xát hữu thanh ngạc hóa
mạnh, bao gồm Bj, Dj, Zj và G của tiếng Việt đầu thế kỉ XVII.
Sang đến thế kỷ XX, trong phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Trung có sự mất đi hiện
tượng ngạc hóa (tức mất j) ở những phụ âm kép tàn dư, kết quả tạo thành sẽ là các phụ âm xát
như v, z, Z (sau đó chuyển thành z). Phương ngữ Nam thì ngược lại, yếu tố ngạc hóa lấn át phụ
âm trước nó và biến thành phụ âm đầu j ở cả ba trường hợp. Phụ âm j có ba nguồn gốc khác nhau
ấy phát âm hoàn toàn giống nhau: là phụ âm mặt lưỡi, ngạc, xát, hữu thanh. Cũng có thể đồng
nhất nó với bán phụ âm hoặc bán nguyên âm j.
Vậy, trong các phương ngữ phía Nam, bán nguyên âm j đã xuất hiện ở vị trí âm đầu và xuất
hiện với một tần số khá cao tạo nên sự khu biệt khá lớn giữa phương ngữ Nam với phương ngữ
Bắc và phương ngữ Trung, vì nó đã thay thế cho ba phụ âm /v/ (v), /z/ (d), /z/ (gi) ở các phương
ngữ khác.
Xét các ví dụ:
vỗvề /vo3 ve2/ - jỗ jề /jo3 je2/
vộivàng /voj6 vaŋ2/ - jội jàng /joi6 jang2/
véovon /vɛw5 vɔn1/ - jéo jon /jɛw5 jɔn1/
dỗdành /zo3zɛ̆ŋ2/ - jỗ jành /jo3jɛ̆ŋ2/
dungdăng /zuŋ1 zăŋ1/ - jung jăng /juŋ1 jăŋ1/
daidẳng /zaj1 zăŋ4/ - jai jẳng /jaj1 jăŋ4/
giặcgiã /zăk6 za4/ - jặc jã /jăk6 ja4/
giòngiã /zɔn2 za3/ - jòn jã /jɔn2 ja3/
giữgìn /zɯ3 zin2/ - jữ jìn /jɯ3 jin2/

b) Sự tác động của âm đệm /-w-/ đến các phụ âm mạc và hầu đứng trước nó như /k/, /ŋ/, /h/, /ʔ/ đã

làm xuất hiện âm /-w-/ ở vị trí phụ âm đầu. Như vậy, bán nguyên âm /-w-/ đứng trong hệ thống
phụ âm đầu của các phương ngữ Nam có thể xem là đặc trưng khu biệt nó với các vùng phương
ngữ khác trên cả nước.
/ʔw/ – /w/: oan /ʔwan1/ - wang /waŋ1/
uyên /ʔwen1/ - wiêng /wieŋ1/
uy /ʔwi1/ - wi /wj1/
/hw/ – /w/: hoa huệ /hwa1 hwe6/ - wawệ /wa1 we6/
huy hoàng /hwi1 hwaŋ2/ - wi wàng /wi1waŋ2/
huênh hoang /hweŋ1 hwaŋ1/ - wênh wang /weŋ1 waŋ1/
/ŋw/ – /w/: nguyễn /ŋwien3/ - wiễng /wieŋ3/
ngoại /ŋwaj6/ - wại /waj6/
nguy /ŋwi1/ - wi /wi1/
/kw/ – /w/:qua /kwa1/ - wa /wa1/
quên /kwen1/ - wên /wen1/
Ngoài ra, dưới sự tác động của âm đệm, phụ âm kh /x/ còn chuyển hóa thành phụ âm ph
/f/.Tuy nhiên, phụ âm /x/ trong trường hợp này vẫn còn giữ lại những tính chất khác như khe xát,
vô thanh chứ không bị biến đổi hoàn toàn. Ví dụ:
/xw/ – /w/: khoai lang /xwaj1 laŋ1/ - phai lang /faj1 laŋ1/
Khuya khoắt /xwie1 xwăk5/ - phia phắc /fie1 făk5/
khóa /xwa5/ - phá /fa5/
khỏe /xwe3/ - phẻ /fe3/
khoái /xwaj5/ - phái /faj5/
/ɣw/ biến thành một phụ âm môi, tuy vẫn giữ phương thức cấu âm xát hữu thanh là /v/,
nhưng rồi nó lại biến đổi một lần nữa thành /j/ như tất cả những từ bắt đầu bằng /v/.
/ɣw/ – /v/ - /j/: bà góa /ba2 ɣwa5/ - bà vá /ba2 va5/ - bà giá /ba2 ja5/
c) Phương ngữ Nam Bộ vẫn chưa có sự phân biệt giữa các âm bẹt lưỡi với quặt lưỡi, giữa âm đầu
lưỡi với gốc lưỡi trong giao tiếp thường ngày. Ví dụ:
/ʈ/ - /c/: trong trắng /ʈɔŋ1ʈăŋ5/ - chong chắng /cɔŋ1 căŋ5/
trời /ʈɤj2/ - chời /cɤj2/
trước /ʈɯɤk5/ - chước /cɯɤk5/

/ʂ/ - /s/: sao sáng /ʂaw1 ʂaŋ5/ - xao xáng /saw1 saŋ5/
sặcsỡ /ʂăk6 ʂɤ3/ - xặc xỡ /săk6 sɤ3/
Ở Tây Nam Bộ còn có sự chuyển hóa giữa âm rungr /z/ thành âm gốc lưỡi g, gh/ɣ/. Ví dụ:
/z/ - /ɣ/: rổ rá /zo4 za5/ - gổ gá /ɣo4 ɣa5/
ròng rã /zɔ̆ŋ2 za3/ - gòng gả /ɣɔ̆ŋ2 ɣa4/
d) Tại một số địa phương ở Tây Nam Bộ, điển hình là Bến Tre còn có hiện tượng phát âm tr /ʈ/
thành t /t/. Ví dụ:
/ʈ/ - /t/: trong trắng /ʈɔ̆ŋ1 ʈăŋ5/ - tong tắng /tɔ̆ŋ1tăŋ5/
Bến Tre /ben5ʈɛ1/ - Bến Te /bən5 tɛ1/
 Tiểu kết:
Sự biến đổi các phụ âm đầu (quặt lưỡi → bẹt lưỡi, môi-răng → ngạc…) trong phương ngữ
Nam Bộ có thể là do nhiều nguyên nhân:
Về mặt xã hội, một mặt là do sự chi phối của các yếu tố lịch sử (khai khẩn, mở mang dần
về phía Nam, có sự gián tách so với tiếng Việt chuẩn).Mặt khác là do bản tính chất phát, giản dị,
phóng khoáng của con người trên vùng đất biền này: linh hoạt, dễ thích nghi với môi trường mới,

luôn có những thay đổi kịp thời theo hướng đơn giản và thuận tiện để phù hợp với điều kiện sinh
hoạt - lao động của mình.
Về mặt ngữ âm, hiện tượng chuyển từ âm quặt lưỡi sang đầu lưỡi, đồng hóa âm đệm ở một
số phụ âm còn là kết quả tất yếu của quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ.

2.1.2.Bảng hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Nam Bộ:

b
m
v

Âm

tiếng Việt
/b-/
/m-/
/v-/

ph

/f-/

t
th
d
n
x

/t-/
/th/
/d-/
/n-/
/s-/

s

/ʂ-/

l
ch

/l-/
/c-/

tr

/ʈ-/

nh
kh

/ɲ-/
/x-/

h

/h-/

r
d, gi
c, k
qu
g, gh
ng, ngh

/ʑ-/
/z-/
/k-/
/k-/
/ɣ-/
/ŋ-/

ʔ

/ʔ-/

Âm

Âm
phương
ngữ
Nam Bộ
/b-/
/m-/
/j/
• /f-/
• /w-/ (trường hợp /f/ đứng
trước /-w-/)
/t-/
/th/
/j-/
/n-/
/s-/
• /ʂ-/
• /s-/
/l-/
/c-/
• /ʈ-/
• /c-/
/ɲ-/
/x-/
• /h-/
• /w-/ (trường hợp /h/ đứng

trước /-w-/)
/j-/
/j-/
/k-/
/w-/
/ ɣ-/
/ŋ-/
• /ʔ-/
• /w-/ (trường hợp / ʔ-/ đứng
trước /-w-/)

Như vậy, hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Nam Bộ gồm 23 phụ âm, bao gồm các
phụ âm uốn lưỡi như phương ngữ Trung /ʂ/, /ʈ/, /ʑ/. Tuy nhiên, càng xuôi về miền Tây Nam Bộ,
ba phụ âm trên càng bị biến đổi khá mạnh, đặc biệt là phụ âm /ʑ/.So với các phương ngữ khác thì
phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/ nhưng bù lại có thêm phụ âm /w/, không có phụ âm /z/ nhưng
thay vào đó lại có thêm phụ âm /j/.
2.2.Phần vần
2.2.1.Âm đệm:
2.2.1.1.Xét trong mối quan hệ với phụ âm đầu:

Trong phương ngữ Nam, âm đệm /-w-/ triệt tiêu hoàn toàn những phụ âm phía sau, tức là
những phụ âm răng, lợi, ngạc. Ví dụ:
Tuyêntruyền /twien1 ʈien2/ - tiêng triềng /tieŋ1 ʈieŋ2/
duyên /zwien1/ - diêng/jieŋ1/
tuyết /twiet5/ - tiếc /tiek5/
Âm đệm /-w-/ tác động đến các phụ âm mạc và hầu theo lối đồng hóa ngược tạo nên hai
kiểu biến đổi (đã được trình bày ở mục 1.1).
a) Kiểu thứ nhất là đồng hóa hoàn toàn phụ âm đầu đứng trước nó như /k/, /ŋ/, /h/, /ʔ/, kết quả là
làm xuất hiện một phụ âm /-w-/ ở vị trí phụ âm đầu. Gọi là đồng hóa hoàn toàn vì dù nó là phụ

âm hầu hay âm mạc, vô thanh hay hữu thanh, tắc hay xát đều không để lại một dấu vết khu biệt
nào (phần này đã được trình bày ở mục 1.1).
b) Kiểu thứ hai là đồng hóa bộ phận, tức là phụ âm chỉ bị môi hóa, còn những tính chất được khác
được giữ lại. Điển hình như phụ âm kh /x/, khi đứng trước âm đệm /-w-/ thì bị chuyển hóa thành
âm ph /f/ nhưng vẫn giữ lại những tính chất khác như khe xát, vô thanh.
2.2.1.2.Xét trong mối quan hệ với nguyên âm:
- Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, âm đệm /-w-/ khi đứng trước nguyên âm â /ɤ̆/ thì sẽ chuyển
nguyên âm này thành nguyên âm ư /ɯ/ đồng thời kéo theo sự chuyển đổi về âm cuối /n/, /t/ thành
/ŋ/, /k/:
chuẩn /cwɤ̆n4/ - chửng /cɯŋ4/
luật /lwɤ̆t6/ - lực /lɯk6/
thuận /thwɤ̆n5/ - thựng /thɯŋ5/
- Trong phương ngữ Nam Bộ, nguyên âm a /a/ khi đứng sau âm đệm /-w-/ thì ngay lập tức bị đồng
hóa. Xét ví dụ:
loan /lawn1/ - lon /lɔn1/
toán /twan5/ - tón /tɔn5/
choáng /cwaŋ5/ - chón /cɔn5/
Để tránh hiện tượng đồng âm gây nhiễu thông tin, đối lập trong âm tiết lúc này không nằm
ở âm đệm mà chuyển sang nguyên âm. Tính tròn môi của âm đệm /-w-/ trong những âm tiết trên
sẽ chuyển hoàn toàn sang nguyên âm a /a/, biến a thành nguyên âm tròn môi.
 Tiểu kết:
Như vậy, thông qua những ví dụ đã dẫn có thể kết luận, âm đệm /-w-/ đang biến mất trong
phương ngữ Nam Bộ. Mặc dù âm đệm /-w-/ cũng đóng vai trò khá lớn trong âm tiết, tuy nhiên
người dân Nam Bộ đã bỏ qua yếu tố này trong quá trình phát âm. Nguyên nhân là do người Nam
bộ luôn có xu hướng đơn giản hóa cách phát âm và điều này trở thành thói quen cho cả cộng
đồng. Các từ có sự kết hợp của âm đệm thường phải tròn môi gây không ít khó khăn trong việc
phát âm.Người từ vùng khác đến thường không hiểu lắm khi nghe người Nam bộ nói chuyện và
cho rằng người Nam bộ phát âm sai, từ đó sự thể hiện trên chữ viết cũng sai theo. Tuy nhiên thực
tế thì không phải vậy, đó chỉ là cách nói thường ngày để đơn giản hóa cách phát âm, ít tốn năng
lượng.Đây cũng chính là một trong những đặc trưng quan trọng, khu biệt phương ngữ Nam Bộ

với các vùng phương ngữ khác trên đất nước.
2.2.2.Âm chính:

Phương ngữ Nam Bộ có đầy đủ âm chính giống hệ thống âm chính của tiếng Việt mặc dù
vẫn có một số hiện tượng biến đổi như:
2.2.2.1.Biến đổi giữa nguyên âm dòng trước với nguyên âm dòng trước:
• /i/ - /e/:
bệnh /beŋ6/- bịnh /biŋ6/
mênh mông /meŋ1 moŋ1/- minh mông /miŋ1 moŋ1/
mệnh lệnh /meŋ6 leŋ6/ - mịnh lịnh /miŋ6 liŋ6/
kềnh càng /keŋ2 kaŋ2/- kình càng /kiŋ2 kaŋ2/
thênh thang / theŋ1 thaŋ1/ - thinh thang / thiŋ1 thaŋ1/
êm ái /ʔem1 ʔaj5/ - im ái /ʔim1 ʔai5/
kềm chế /kem2 ce5/ - kìm chế /kim2 ce5/
bếp /bep5/ – bíp /bip5/
nếp /nep5/ – níp /nip5/
con nghêu /kɔn1 ŋew1/ – con nghiu /kɔn1 ŋiw1/
nếu /new5/ – níu /niw5/

/ie/ - /i/:
tiêm chích /tiem1 cik5/ – tim chích /tim1 cik5/
tìm kiếm /tim2 kiem5/ – tìm kím /tim2 kim5/
thiệp mời /thiep6 mɤj2/ – thịp mời /thip6 mɤj2/
hiếu thảo /hiew5 thaw4/– híu thảo /hiw5 thaw4/
chiếu /ciew5/ – chíu /ciw5/
2.2.2.2.Biến đổi giữa nguyên âm dòng giữa với nguyên âm dòng giữa:

• /ɯ/ (ư) - /ɤ /(ơ):
gửi /ɣɯj4/ - gởi /ɣɤj4/
thư/tʰɯ1/ - thơ /tʰɤ1/
• /ɤ̆/ - /ɯ/ - /ă/:
bậc /bɤ̆k6/ - bực /bɯk6/
chân /cɤ̆n1/ - chưng /cɯŋ1/
dâng /zɤ̆ŋ1/ - dưng /jɯŋ1/
thật /tʰɤ̆t6/ - thực / tʰɯk6/
gật /ɣɤ̆t6/ - gặt /ɣăt6/
trật /ʈɤ̆t6/ - trặk /ʈăk6/
• /ɯɤ/ - /ɯ/ - /ɤ/:
lượm/lɯɤm6/- lựm/lɯm6/ hoặc lợm /lɤm6/
cưỡi /kɯɤi3/ - cửi /kɯj4/ hoặc cởi /kɤj4/
bướm/bɯɤm5/–bớm/bɤm5/
cướp /kɯɤp5/ – cớp /kɤp5/
2.2.2.3.Biến đổi giữa nguyên âm dòng sau với nguyên âm dòng giữa:
• /o/ - /ɤ/:
trộm /ʈom6/ – trợm /ʈɤm6/
chôm chôm /com1 com1/ – chơm chơm /cɤm1 cɤm1/
hộp /hop6/ – hợp /hɤp6/
tốp ca /top5 ka1/ – tớp ca /tɤp5 ka1/
• /ɔ/ - /ɤ/:
Bom /bɔm1/ – bơm /bɤm1/:
móm mém /mɔm5 mɛm5/ – mớm mém /mɤm5 mɛm5/:
cuộc họp /kuok6 hɔp6/ – cuộc hợp /kuok6 hɤp6/
• /uo/ - /ɯ/ - /ɤ/:
luộm thuộm /luom6 thuom6/ – lựm thựm/ lɯm6 thɯm6/ - lợm thợm
/lɤm6 thɤm6/
buồm /buom2/ – bờm /bɤm2/
2.2.2.4.Biến đổi giữa nguyên âm dòng sau với nguyên âm dòng sau:

• /o/ - /u/:
thối /tʰoj5/- thúi /tʰuj5/
tôi /toj1/ - tui /tuj1/
• /uo/ - /u/:
con muỗi /kon1 muoj3/– con mũi /kon1 muj3/
trái chuối /ʈai5 cuoj5/ – trái chúi/ʈaj5 cuj5/
cuối cùng /kuoj5 kuŋ2/ - cúi cùng /kuj5 kuŋ2/

Ngoài những hiện tượng biến đổi dễ nhận thấy trên đây, phương ngữ Nam Bộ còn có hiện
tượng phát âm chuyển đổi khuôn vần/ɯw/(ưu) hay /ɯɤu/ (ươu) thành /u/ (u) trong phương ngữ
Nam Bộ:
Ví dụ: mưu trí /mɯw1 ʈi5/ - mu trí /mu1 ʈi1/
rượu bia /ʑɯɤw6 bie1/ - rụ bia /ʑu6 bie1/
Sự chuyển đổi giữa nguyên âm a ngắn /ă/ và nguyên âm a dài /a/ cũng là một trong những
đặc trưng đáng chú ý của phương ngữ Nam Bộ:
máu/măw5/ - máo /maw5/
tay /tăj1/ - tai /taj1/
sáu /şăw5/ - sáo /şaw5/
máy /măj5/ - mái /maj5/

 Tiểu kết:

Có thể thấy, sự tác động giữa nguyên âm và phụ âm cuối đã tạo ra những biến đổi lớn về cả
hai phía nguyên âm và phụ âm, làm thay đổi hẳn hệ thống vần trong phương ngữ Nam Bộ cả về
số lượng lẫn chất lượng, hết sức phức tạp. Vì có nhiều vần trùng nhau (nguyên âm đôi trở thành
nguyên âm đơn) nên phương ngữ Nam Bộ có số vần giảm hẳn so với phương ngữ Bắc Bộ. Học
sinh miền Nam hay mắc lỗi chính tả do lẫn lộn nguyên âm đơn với nguên âm đôi.
2.2.3.Âm cuối:

Phương ngữ Nam Bộ cũng có đầy đủ 8 âm cuối /p-, t-, k-, m-, n-, ŋ-, -w, -j/ giống như hệ
thống âm cuối của tiếng Việt. Tuy nhiên, cặp phụ âm cuối /n-/, /t-/ đang có xu hướng biến đổi
thành cặp phụ âm /ŋ-/, /k-/ trong quá trình phát âm.
2.2.3.1.Biến đổi giữa hai phụ âm cuối /n-/ và /ŋ-/:
- Trong kết hợp với nguyên âm dòng trước:
lên men /len1 mɛn1/ – lên meng /len1 mɛŋ1/
hoa sen /hwa1ʂɛn1/ – hoa seng /hwa1ʂɛŋ1/
tiền /tien2/ – tiềng /tieŋ2/
con kiến /kɔn1 kien5/ – con kiếng /kɔn1 kieŋ5/
- Trong kết hợp với nguyên âm dòng giữa:
sơn /ʂɤn1/ – sơng /ʂɤŋ1/
lớn /lɤn5/ – lớng /lɤŋ5/
hoalan/hwa1lan1/ – hoa lang /hwa1 laŋ1/
tannát /tan1 nat5/ – tang nác /taŋ1 nak5/
dặndò /dăn6 dɔ2/ – dặng dò /dăŋ6 dɔ2/
lặnlội /lăn6 loj6/ – lặng /lăŋ6 loj6/
chân tay /cɤ̆n1 tăj1/ – chưng tay /cɯŋ1 tăj1/
sân /ʂɤ̆n1/ – sâng /ʂɤ̆ŋ1/
xươngsườn /sɯɤŋ1ʂɯɤn2/ – xương sường/sɯɤŋ1 ʂɯɤŋ2/
mướn /mɯɤn5/ – mướng /mɯɤŋ5/
- Trong kết hợp với nguyên âm dòng sau:
lùn /lun2/ – lùng /luŋ2/
bún/bun5/– búng /buŋ5/
chuồn chuồn /cuon2 cuon2/ – chuồng chuồng /cuoŋ2 cuoŋ2/
mong muốn /mɔ̆ŋ1 muon5/ – mong muống /mɔ̆ŋ1 muoŋ5/
2.1.1. Biến đổi giữa hai phụ âm cuối /t-/ và /k-/:
- Trong kết hợp với nguyên âm dòng trước:
bánh tét/bɛ̆ŋ5 tɛt5/ – bánh téc /bɛ̆ŋ5 tɛk5/

quét nhà /kwɛt5ɲa2/ – quéc nhà /kwɛk5 ɲa2/
tiết kiệm /tiet5 kiem6/ – tiếc kịm /tiek5 kim6/
mát/mat5/ – mác /mak5/
hát/hat5/ – hác /hak5/
- Trong kết hợp với nguyên âm dòng giữa:
mứtgừng /mɯt5 ɣɯŋ2/ – mức /mɯk5 ɣɯŋ2/
dứt khoát /zɯt5 xwat5/ – dức khoác/zɯk5 xwak5/
dầunhớt /zɤ̆w2ɲɤt5/ – dầu nhớc /zɤ̆w2 ɲɤk5/
thớt/thɤt5/ – thớc/thɤk5/
mất /mɤ̆t5/ – mấc /mɤ̆k5/
bệnhtật/beŋ6 tɤ̆t6/– bịnh tậc/biŋ6 tɤ̆k6/
sướt mướt /ʂɯɤt5 mɯɤt5/ – sước mước/ʂɯɤk5 mɯɤk5/
lần lượt /lɤ̆n2 lɯɤt6/ – lầng lược /lɤ̆ŋ2 lɯɤk6/
- Trong kết hợp với nguyên âm dòng sau:
hút thuốc /hut5 thuok5/ – húc thuốc /huk5 thuok5/
nút áo /nut5 ʔăw5/ – núc áo /nuk5 ʔăw5/
trắng muốt /ʈăŋ5 muot5/ – trắng muốc /ʈăŋ5 muoc5/
tuốt tuồn tuột /tuot5 tuon2 tuot6/ – tuốc tuồng tuộc /touk5 tuoŋ2 tuok6/
Như vậy, qua những ví dụ trên có thể thấy, hiện tượng biến đổi giữa cặp phụ âm cuối /n-/,
/t-/ thành /ŋ-/, /k-/ chính là một đặc trưng quan trọng của hệ thống âm cuối của phương ngữ Nam
Bộ. Tuy nhiên không phải lúc nào hai cặp phụ âm cuối trên cũng có thể chuyển đổi qua lại như
vậy. Cần phải chú ý, nếu phụ âm /n-/, /t-/ phân bố sau hai nguyên âm dòng trước, có độ mở nhỏ
và trung bình như /i/, /e/ thì đối lập trong âm tiết không xảy ra ở âm cuối mà sẽ chuyển về
nguyên âm. Đó là lý do vì sao ta không thể dựa vào chữ viết để so sánh sự khác biệt giữa hai âm
tiết. Ví dụ:
thịtgà /thit6ɣa2/ - thịch gà /thɨ̆t6ɣa2 /
tintưởng /tin1 tɯɤŋ4/ - tinh tưởng /tɨ̆n1 tɯɤŋ4/
ngày tết /ŋăj2 tet5/ - ngày tếch /ŋăj2 tət5/
tên gọi /ten1 ɣɔj6/ - tênh gọi /tən1 ɣɔj6/

2.2.4.Bảng hệ thống vần trong ngôn ngữ Nam Bộ:
Âm cuối
Âm chính

Dòng trước
Dòng giữa

i
e
ɛ
ie

1

2

3

4

5

6

7

8

-p

-t

-k

-m

-n

-w

-j

ip
ip
ɛp
ip

ɨ̆t
ət
ɛk
iek

ik
ek
ɛk
iek

im

i:m
ɛm
i:m

ɨ̆n
ən
ɛŋ



ɛŋ

iw
ew
ɛw
iw

ɯk

ɯk

ɯŋ

ɯŋ

u

ɤ̆ŋ

ɤ̆ŋ

ɤ̆w

aw

ɯ
ɤ

ɤp

ɤk

ɤ̆

ɤ̆p/ ăp

ɤ̆k

ɤ̆k

a

ap

ak

ɛ̆k

ɤm
ɤ̆m/
ăm
am

ɤŋ

ɯ/
ɯj/ ɤj
ɤj
aj

ă
ɯɤ

Dòng sau

u
o
ɔ
uo

ăp
ɯp/
ɤp

ɯp
ɤp
ɔp

ăk

ăk

ɯɤk

ɯɤk

uk
okm
ɔk

uk
ok
ɔ̆k

uok

uok

ăm
ɯm/
ɤm
ɯm
ɤm
ɤm

ɯm/
ɤm

ăŋ

ăŋ

ăw/aw

ɯɤŋ

ɯɤŋ

u


oŋm
ɔŋ



ɔ̆ŋ

ăj/aj
ɯɤj/
ɯj
uj
oj/ uj
ɔj

uoŋ

uoŋ

uj

Chú thích bảng vần:
Những vần in nghiêng đậm là những vần so với ngôn ngữ chuẩn đã được thay thế
Dấu gạch nghiêng ( / ) đặt giữa hai vần là hai biến thể của phương ngữ Nam Bộ
2.2. Hệ thống thanh điệu:
Phương ngữ Nam Bộ có 5 thanh điệu, trong đó thanh hỏi và ngã phát âm gần giống
nhau.Người Nam bộ thường phát âm thanh ngã thành một thanh trung gian có âm vực gần như
thanh hỏi, quy ước phát âm là thanh 3/4.
Ví dụ: vẻ (vẻ vang) và vẽ (vẽ tranh) được phát âm không mấy khác biệt. Hay xả (xả nước)
với xã (xã hội), mở (mở cửa) với mỡ (dầu mỡ)…cũng không có điểm sai khác.
- Thanh ngang: Có âm điệu bằng và đi xuống thoai thoải như thanh huyền nhưng chúng khác
về âm vực.
- Thanh sắc: Có đường nét đi lên như tiếng Bắc nhưng hầu như không có phần âm điệu bằng
ngang mở đầu.
- Thanh nặng: gần giống với thanh nặng của phương ngữ Bắc, kết thúc âm tắt thanh hầu hoặc
đi lên đôi chút ở cuối.

3.Từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ.
3.1.Khái quát từ vựng Nam Bộ
3.1.1.Nguồn gốc :
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau và
kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau.
Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam Bộ. Nó thể hiện cách
nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ còn

là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng
đất Nam Bộ
Nhiều từ vựng phương ngữ miền Nam có nguồn gốc từ bối cảnh sông nước, đặc điểm tự
nhiên của miền Tây Nam Bộ, như: có giang, quá giang, anh em cột chèo (phân biệt chèo lái,
chèo kế, chèo mũi) chỉ anh em đồng hao ở ngoài Bắc, khẳm (chỉ thứ gì nhiều quá ví dụ khẳm
tiền), chìm xuồng (chỉ vụ việc bị lãng quên), tới bến, xuống nước..
3.1.2.Đặc trưng riêng:
Phương ngữ Nam Bộ có tính kế thừa và bổ sung ngôn ngữ chung, nhưng vẫn mang sắc
thái riêng.Từ đặc điểm nước lên xuống ngày 2 lần ở ĐBSCL mà người ta có nhiều tên gọi về
nước. Gọi nước lên hay xuống, ở Nam Bộ có tới mấy chục từ ngữ để diễn tả, như: nước lớn,
nước ròng, nước rong, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương, nước đổ, nước ngập,
nước nổi, nước quay, nước lụt, nước giựt, nước rút, nước chảy, nước trôi, nước nhảy, nướ
cbò… Riêng nước ròng còn được phân biệt: nước ròng cạn, nước ròng sát, nước ròng
rặc ,nước ròng kiệt, hay còn gọi tắt là nước cạn,nước sát, nước rặc,nước kiệt…Thời điểm
nước đứng phương ngữ Nam Bộ gọi là “nước nhửn”. Thời gian từ đỉnh triều cường đến đỉnh
triều nhược, gọi là nước ròng; từ đỉnh triều nhược đến đỉnh triều cường gọi là nước
lớn.“Nước lớn chảy vô, nước ròng chảy ra” đó là câu thành ngữ mô tả hiện tượng thiên nhiên
ở ĐBSCL, có nghĩa phái sinh là người ta chỉ biết dựa vào thiên nhiên chớ không biết chinh
phục thiên nhiên,tới đâu hay tới đó. Tại đỉnh triều nhược, nước chuẩn bị lớn gọi là nước nhửn
lớn, tại đỉnh triều cường, có nước nhửn ròng.Ở ĐBSCL, có 2 mùa gió Tây Nam và Đông
Nam, phương ngữ gọi là gió Nồm và gió Chướng (Nồm xuôi dòng Cửu Long, Chướng ngược
dòng Cửu Long).Cửa sông, Nam Bộ gọi là vàm.
Có những phương ngữ đi sâu vào tiềm thức người dân. Nếu bạn hỏi người Long An:
“Quê bạn có nhiều lúa không? ”Câu trả lời:“Hằng hà!” Còn người Vĩnh Long sẽ trả lời:
“Nhốc luôn!” (với nghĩa rất nhiều). Từ “cà” có thể thêm vào nhiều từ kết hợp để tạo ra sắc
thái biến động không ngừng: cà nhúng, cà nhắc, cà chớn cà cháo, cà khịa, cà rịch, cà tang…
ĐBSCL là vựa lúa, thuỷ sản, trái cây…vì thế những danh từ liên quan đến nông sản,nông
cụ, thuỷ sản rất phong phú. Đơn cử những từ liên quan tới cây lúa thôi, chưa chắc một học sinh
thành phố hay thị xã trong vùng đã biết hết: gốc lúa gọi là rạ, thân lúa thu hoạch xong gọi là
rơm, nơi hạt lúa dính vào gọi là gié. Lúa tròn mình gọi là trỗ đòng đòng. Vỏ lúa: trấu. Hạt gạo

bị mẻ ra: tấm. Chất bột vàng bao quanh hạt gạo: cám. trấu nhỏ gọi là trấu càng, tâm nhỏ gọi là
tấm mẳn. Thành ngữ: “lo chuyện tấm mẳn”.
Tính giàu hình tượng cụ thể, có thể là một đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ. Chẳng hạn: Bánh
phồng là bánh nướng phồng lên. Bánh kẹp là bánh dùng kẹp mà nướng.Bánh lá dừa là bánh gói
bằng lá dừa.Bánh tét là bánh phải dùng dây mà tét.Bánh xèo là bánh khi đổ nghe xèo xèo.Bánh ít
có thể là nói trại từ bánh ếch, vì giống hình con ếch.Ngoài Bắc từ tiếng Svont của người Pháp mà

gọi là xà phòng, còn trong Nam thì gọi là xà bông, vì khi chà xát thấy nổi bông trắng lốp.Ngoài
Bắc gọi mì chính, trong Nam gọi bột ngọt, bởi nó là bột mà ngọt.Miền Bắc gọi dầu hỏa, trong
Nam gọi dầu hôi, vì nó hôi. Cứ như vậy mà liệt kê, ta thấy ngôn ngữ Nam Bộ có vẻ như khác
hẳn với ngôn ngữ vùng văn hóa phía Bắc. Có người nói, có thể do có sự đối kháng từ thời Nam
Bắc triều, đàng ngoài đàng trong. Ví dụ: heo với lợn. Huỳnh với Hoàng.Cá chuối- cá lóc.Ô tôxe đò. Thuyền- ghe…. Có thể từ cách sống phóng khoáng của cư dân miệt đồng ngút ngát, mà
hình thành thói quen sử dụng từ tùy thích, miễn là phản ánh đúng tính cách mạnh mẽ của người
dân mở đất. Chẳng hạn nói: bản mặt chằn vằn, đồ chằng tinh hổ lửa, đồ mặt rô, đồ quần què…
là một cách nói rất mạnh. Phải chăng đó cũng là tính hài của ngôn ngữ bình dân vốn rất giàu chất
hài trong cuộc sống.
Lấy một vài cụm từ chỉ hình ảnh, ta sẽ thấy tính giàu hình ảnh và giàu chất hài của ngôn ngữ
Nam Bộ: ngồi chò hỏ, ngồi chành bành, ngồi chèm bẹp, ngồi chù ụ. Không ai nói con gái ngồi
chò hỏ, cũng không ai nói con trai ngồi chành bành bao giờ.(Trời đất, thằng Năm làm gì mới
hừng đông đã ngồi chò hỏ đó mầy! Con gái con lứa gì đâu ngồi chành bành mắc ghét!).
Một đặc trưng nữa của ngôn ngữ Nam Bộ là tính rút ngắn. Người dân đi chợ không hỏi chỗ cá
này bao nhiêu tiền, mà thường chỉ vào nó rồi hỏi: nhiêu hoặc bi nhiêu? Từ đó hình thành cách
nói: bi dai, bi lớn, bi to, ế cum vầy nè, bự trảng thấy sợ, bành ky luôn, đẹp hết biết, hay hết xẫy,
trúng ngay phóc, đụng ngay boong, nói ngay tróc, ngon hết ý… Nghĩa là chỉ cần nói chừng đó,
chứ không cần mất công diễn tả, diễn giải dài dòng.Tìm cách để nói gộp tất cả lại cho nhanh là
cách nói rất phổ biến. Chẳng hạn: người ta vầy mà nhỏ!
Nắm đươc đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ thì mới sáng tạo văn bản thành văn mang màu sắc văn
hóa Nam Bộ.
Chẳng hạn bài ca dao sau thì không lẫn vào đâu được:

Cóc chết nàng nhái mồ côi
Chàng hiu đi hỏi lắc đầu hổng ưng
Con ếch ngồi ở gốc đưng
Nó kêu cái ẹo biểu ưng cho rồi.
3.1.3.Mật độ sử dụng:
Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp.Tuy nhiên ngoài ra
còn có một số đặc điểm sau. Gần đây khi giao thông vận tải, truyền hình, phim ảnh và internet
phát triển nhìn chung người ngoài Bắc và trong Nam có xu hướng dễ hiểu nhau hơn, ở một mức
độ nào đó có ảnh hưởng lẫn nhau ví dụ ngoài Bắc dùng từ nhậu, dzô hoặc trong Nam dùng từ
vào trong bóng đá hoặc từ bác xưng hô trên internet, phim ảnh nhiều hơn.
Trong xu hướng này, các từ của tiếng Nam Bộ nhập vào tiếng Việt chung là biểu hiện rõ nhất:
bột giặt, kem giặt (thay cho xà phòng bột, xà phòng kem), gạch bông, bông tai (gạch hoa, hoa
tai), máy lạnh (điều hòa nhiệt độ), tiêu chảy (ỉa chảy, ỉa lỏng), bà bầu (bà chửa), chỉ, cây (vàng)
(đồng cân, lạng (vàng)), quậy (phá), nhậu nhẹt (ăn uống, bia rượu), lì xì (mừng tuổi), nước tương
(xì dầu), nhà thuốc/ nhà sách (cửa hàng thuốc/ cửa hàng sách), v.v.
Ngoài ra trong khi chat, nhiều thiếu niên hay cố tình viết sai chính tả để ký âm phương
ngữ miền Nam hay miền Trung.

3.2. Nhóm từ vựng phương ngữ Nam Bộ
3.2.1.
Từ chỉ “riêng” có ở Nam Bộ

Đây là nhóm từ dùng để gọi tên những sự vật chỉ có riêng ở Nam bộ. Loại này, trong từ
vựng chung của toàn dân tộc không có từ tương ứng với chúng. Trong đó lớp từ vựng phản ánh
môi trường sông nước có sự phong phú đến mức cực đại.Lớp từ này vừa phản ánh môi trường
sinh thái đặc thù vừa phản ánh kinh nghiệm, nhận thức sâu sắc của cư dân Nam bộ về môi trường
sinh thái đó, đồng thời làm cho vốn từ vựng tiếng Việt thêm phong phú. Cụ thể là:
Địa hình đồng bằng sông nước: lạch, rạch, tắt, bưng, biền, cồn, giồng, xáng, vũng,
trũng, gành, mương, kinh, cùlao,…

- Trạng thái sông nước: nước ròng, nước rông, nước nổi, nước kém, nước sát, nước
đứng, nước ngập,…
- Động vật đồng bằng sông nước: tép bạc đất, tép bạc non, tép mồng, cá bóng dừa, cá
thòi lòi, con tèng heng,…
- Thực vật đồng bằng sông nước: sầu riêng, đước, tràm, trâm bầu, dẹt, quao, mắm, bần,
lác, dừa nước, mù u, bình bác, môn nước, kèo nèo, ráng, lôm chôm,…
- Phương tiện di chuyển: vỏ lãi, ghe, đò, cầu khỉ, cầu tre, tắt ráng, bến bắc, bến đò, cầu
dừa, cầu ván,…
- Lối diễn đạt mang hình ảnh đồng bằng sông nước: anh em cột chèo, đi cầu, cầu tiêu, bể
mánh, phá mồi, cá cắn câu, lặn lội, giả đò, xe cảng, tới bến,…
- Chỉ tên người, vùng đất, đặc sản: tên các tỉnh ở Nam Bộ, các địa danh như: Gành Hào,
Tháp Mười, rạch Chèo,…ông già Ba Tri, kẹo Mỏ Cày,kẹo dừa…
3.2.2. Từ chỉ địa danh
3.2.2.1. Địa danh chỉ địa hình:
Nam Bộ có đầy đủ địa hình như Bắc Bộ, Trung Bộ: núi, rừng, cao nguyên, đồng bằng,
biển đảo. Tuy nhiên, phần lớn nằm trên địa bàn đồng bằng với nhiều dòng chảy.khác
nhau.Thực địa này được phản ảnh trong địa danh ở Nam Bộ.
-

-

Địa hình Nam Bộ gồm hai bộ phận chính: địa thế tự nhiên và các dòng chảy.
+ Về địa thế, phương ngữ Nam Bộ cũng có những từ ngữ của ngôn ngữ toàn dân, như :
núi, gò, mô, bàu, đầm, hồ, hố, gành, đồng, ao, hòn, cồn, láng, đìa, cù lao, hàn …Bên
cạnh những từ phổ thông trên, Nam Bộ còn hàng chục từ chỉ địa hình khác.
Bùng binh là chỗ phình rộng giữa sông rạch, đôi khi có cù lao ở giữa, ghe thuyền
có thể quay đầu .
Búng là vùng đất thuộc tỉnh Bình Dương. Dòng sông Sài Gòn chảy đến đây tạo
thành một chỗ xoáy sâu rất nguy hiểm đối với ghe thuyền.Chỗ đó gọi là búng, sau trở
thành tên vùng đất.Búng là “chỗ nước sâu làm ra một vùng” .

Bưng gốc Khmer bâng, nghĩa là “vùng đất sâu và rộng ở giữa đồng”. Đường
Thét là chợ ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đường thét là “đường rất
thẳng”,
người
xưa
thường
nói
thẳng
thét
“rất
thẳng”.
Đường trâu là “đường trâu thường đi tạo thành rạch”.
Đường xuồng là “dòng nước mà các chiếc xuồng thường đi lại”.
Động là “cồn cát”.
Eo Lói là khúc sông nhỏ chảy từ Băng Cung ra Cổ Chiên, tỉnh Vĩnh Long.Eo lói
là “chỗ quanh gắt trên đường, trên sông, có hình cùi chõ”.
Gãnh là “chỗ giồng đất xốp, vốn là bãi biển do phù sa bồi dần”

Gãy Cờ Đen là địa điểm có chợ Gãy, tỉnh Đồng Tháp. Gãy cờ đen vì tại đoạn kinh
gãy khúc có cắm một lá cờ đen khá cao làm mục tiêu để ngắm theo đó mà đào cho con
kinh
không
lệch
hướng
.
Giáp nướccó hai loại: 1.Nơi hai dòng nước từ hai nguồn khác hướng ở hai đầu
chảy lại. 2. Nơi hai dòng nước không cùng chiều gặp nhau, tạo thành vùng nước xoáy . Ở
Nam Bộ có nhiều địa danh kiểu này: CầuGiáp Nước; chợ Giáp Nước; vùng Giáp Nước.
Ở Nam Bộ có khá nhiều địa danh mang thành tố Giồng: ở thành phố Hồ Chí Minh

có giồng Am, rạch Giồng Bầu, ngã ba Giồng, giồng Cá Vồ; ở tỉnh Kiên Giang có huyện
Giồng Riềng; ở Bến Tre có huyện Giồng Trôm;… Giồng là biến âm của Vồng, chỉ “dải
đất
phù
sa
nổi
cao
lên,
thường


ven
sông”
.
Lung là “chỗ trũng quanh năm có nước đọng ở giữa đồng hoặc giữa rừng”. địa
danh như rạch Lung,Lung Chim,Lung Sen,Lung Âm, Lung Gạo, Lung Lá, Lung Nai, Lung
Sậy,
Lung
Tràm,…
Ngọn là “dòng nước nhỏ ở đầu sông rạch lớn. Các địa danh như Rạch Ngọn,
Ngọn Én, Ngọn Dừa..
Nổng là “gò”. Có các địa danh như: Nổng Kè, Nổng Kè Lớn, Nổng Kè Nhỏ…
Ô là “vũng, bàu”. ở Nam Bộ có các địa danh như: Ô Môn, Ô Ma, Ô Cấp…
Sống Trâu là cái tắt ở huyện Cần Giờ, tp. HCM, dài độ 3.500m.Sống trâu là thế
đất/cát có nhiều đường dọc nổi lên như sống lưng con trâu.
Trấp là chỗ trũng, ngập nước, nhỏ hơn bưng.Trấp bèo có lẽ trước đây là vùng
trũng

nhiều
bèo

.
Ụ là chỗ sâu trên một dòng sông và ăn sâu vào đất liền để ghe thuyền đậu lại, và
bờ sông ở đây lài lài để dễ kéo thuyền lên sửa.Nam bộ có các địa danh như Ụ, Ụ Cây, Ụ
ghe..
Vàm là rạch ở phường Thạnh Lộc, quận 12, tp. HCM; là “ngã ba sông, rạch”.
Xáng thường gọi là chiếc sà-lan, trên đó người ta đặt cái máy đào kênh, vét bùn.
Kinh xáng là con kinh do xáng đào. Ở Nam Bộ có nhiều con kinh đào mang tên này .
+ Về tên các dòng chảy, ở Nam Bộ cũng dùng những từ phổ thông ở Bắc Bộ và
Trung Bộ, như sông, suối, mương, kinh/kênh,…Bên cạnh những từ toàn dân đó, Nam Bộ
còn
dung
hàng
chục
từ
mang
tính
địa
phương

rệt.
Cái là từ chỉ các dòng chảy. Ở Nam Bộ có độ 250 địa danh mang thành tố này ở
trước, trong đó có độ 200 địa danh chỉ các dòng nước. Yếu tố đứng sau có thể chia làm 6
nhóm: 1. chỉ người; 2. chỉ vị trí; 3. chỉ tính chất; 4. chỉ vật thể; 5. chỉ con vật; 6. chỉ cây
cối.
Yếu
tố
sau
chỉ
người

2
địa
danh.
Cái Tàu là rạch chảy qua vùng có nhiều người Hoa.
Cái Vồn là rạch đổ ra sông Hậu
Tiếp
chi
Kế

theo,
yếu
tố
đứng
sau

thể

vị
trí.
Cái bát là “sông nhánh bên phải”.Còn cái cạy là “sông nhánh bên trái.Cái Cạy là
lưu
sông
chính

hạt
Tây
Ninh
xưa
.
đến,

thành
tố
sau

thể
chỉ
tính
chất.
Cái bé là “sông/rạch/kinh nhỏ”; cái lớn là “sông/rạch lớn”. Cái ngay là “kinh

thẳng”.
Cái
quanh

“con
sông
quanh
co
nguy
hiểm”
Cái tắc có dạng gốc cái tắt, là “rạch để đi tắt từ nơi này đến nơi khác”.

.

Cái xép là “rạch nhỏ”.
Một
số
yếu
tố

đứng
sau

các
vật
thể
tại
chỗ.
Cái Bè,Cái cát là “rạch cát”,Cái Cối,Cái muối là “rạch muối” Cái Răng…
Một
số
thành
tố
sau

tên
các
con
vật.
Cái cá là “rạch cá” vì dưới rạch này trước đây có nhiều cá sấu.Cái chồn là “rạch
chồn”
Cái
nai

“rạch
nai”.
Cái
tôm

“rạch

tôm”.
Sau
cùng,
đứng
phía
sau
Cái

tên
cây
cỏ.
Cái Cui,Cái da,Cái Dầu,Cái Mít,Cái nhum là “rạch có nhiều cây nhum mọc hai
bên,Cái sơn là “rạch cây sơn”,Cái Trầu…
Cổ là “đảo. cồn”.Các địa danh Nam Bộ nhưCổ Công / Cổ Cong,Cổ Tron,Cổ
hũ,Cổ
lịch..
Hóc là dạng cổ của hói, chỉ cái xẻo / xẽo, một dòng nước nhỏ.các địa danh Nam
Bộ như Hóc Môn, Hóc Hươu,Hóc Bà Tó ..
Cò,Cổ

Lòng là từ phổ thông, nhưng ở Nam Bộ, nó còn chỉ dòng sông. Các địa danh
Nam Bộ như Lòng Giằng Xay,SôngLòng Tàu,Lòng Ống …
Ngả là nhánh sông.Có các địa danh Ngả Bát, Ngả Cạy…
Rạch là dòng nước tự nhiên, nhỏ hơn sông. Các địa danh Rạch Giá; Rạch Dừa;
cầu Rạch Miễu…
Tắt ban đầu đứng sau các danh từ chỉ cách đi băng qua một chỗ nào đó để rút
ngắn lộ trình, như sông tắt, rạch tắt, ngả tắt, cái tắt,…Sau đó, thường bị nói gọn là tắt, rồi bị
viết sai thành tắc. Ở Nam Bộ có các địa danh như Tắc Cậu,Tắc Ráng..
Xẻo là “lạch con”. Ở Nam Bộ có khá nhiều địa danh mang từ này: Xẻo Gừa; Xẻo
Nga; Xẻo Quýt; Xẻo Sầm…

Xép là bàu ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Xép là “đàng nước nhỏ mà chẹt”
hoặc “khu vực của hai con rạch chạy bao quanh hình vòng cung, một con rạch cắt ngang” .
3.2.2.2.Từ địa phương chỉ cây cối.
Từ địa phương chỉ tên thực vật ở Nam Bộ có số lượng nhiều hơn cả:
Trảng Bom,Trảng Bàng (cỏ bàng), Trảng Dớn,… Bồn Bồn ,Bún Cồng, Gò Chai, Ngan Dừa,
Dừng, Nâu, Rạch Nga ,Xẽo Nga, Ráng ,Mướp Sát, Săng Đá,Săng Máu, Láng Thé ,Tóc Tiên,
Giồng Trôm ,Vòi Voi…

3.2.2.3. Một số từ khác chỉ các con vật sinh sống ở địa phương:

Chốt ,Cồng Cộc, Cúm, Cá Tra, Cá Vồ, Ốc Len …
3.2.2.4.Mặt khác, một số từ chỉ tính chất của sự việc:
Gíá Rai,Gíá Râm, Ruột Ngựa…
3.2.2.5. Ngoài ra, một số từ chỉ đồ vật:
Chẹt, Xáng..
3.2.3. Từ xưng hô
 Khái niệm xưng hô và từ xưng hô
Xưng hô là hành động nói và có mối quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong giao tiếp.
Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội, chuẩn mực xã hội chi phối
việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong tương tác xã hội (Vũ Tiến Dũng, 2007: 328
– 329).
Nguyễn Thị Trung Thành quan niệm : “Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ vựng được
dùng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt
trong cuộc giao tiếp. Còn đại từ xưng hô là một từ loại, hay chính xác hơn là một bộ phận của từ
loại đại từ được dùng để xưng hô” (Nguyễn Thị Trung Thành, 2007 : 2).
3.2.3.1. Các từ để xưng hô trong tiếng Việt:

Các đại từ nhân xưng: tôi, tao, mày, nó, hắn,…

Các danh từ chỉ quan hệ họ hàng: cụ, ông, bà, chú, thím,…

Các từ chỉ chức danh nghề nghiệp: giám đốc, kỹ sư, bác sĩ,…

Các tên riêng của người: An, Mai,…
3.2.3.2.
Từ xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ:
* Từ xưng hô trong gia đình:
Lớp từ chử yếu được dùng để xưng hô trong gia đình, trong họ hàng là các danh từ chỉ
quan hệ thân thuộc (trừ các từ: dâu, rể, vợ, chồng). Thứ đến là các đại từ nhân xưng.
Ở hàng ông bà: khác với người miền Bắc, trong cách xưng gọi, người miền Nam ít dùng
yếu tố gốc: ông, bà mà thường dùng yếu tố phụ: nội, ngoại. Ngược lại, khi nói với con cháu, các
vị cũng tự xưng như thế.
Người Nam Bộ thường rất coi trọng tình cảm, nên trong giao tiếp, xưng hô, họ có xu
hướng tạo sự thân mật, gần gũi. Cụ thể là chị hay em của ngoại hay nội mình cũng được gọi là
ngoại/nội nhưng kèm theo thứ: ngoại hai, ngoại bảy,…
Cũng với ý muốn làm tăng tình cảm thân mật và giảm bớt tính trịnh trọng, người Nam Bộ
thường gọi ông bác, ông chú, ông cậu, bà cô, bà dì… của mình theo thứ của họ, như: ôngNăm,
bà Tám, dì Ba, cô Tư,…
Ở hàng cha mẹ: ở Nam Bộ, con cái thường gọi người sinh ra mình là ba/cha và má/mẹ.
Ngoài ra, ở một số gia đình nông thôn còn gọi là tía hoặc vú.
Ở hàng ngang cha mẹ: cách gọi những người ngang hàng với cha mẹ như: cô, cậu, chú,
bác, dì… ở phương ngữ Nam Bộ và Bắc Bộ giống nhau. Tuy nhiên, cũng có một số từ khác biệt
như:
Từ xưng hô
Cậu

Bác

Phương ngữ Bắc Bộ
Em trai của mẹ
Em của cha
Chị của cha, chị của mẹ
Em của mẹ

Phương ngữ Nam Bộ
Anh và em trai của mẹ
Chị và em gái của cha
Anh của cha
Chị và em gái của mẹ

Dượng

Cha ghẻ

1. Chồng của cô hoặc dì. 2. Tiếng người
chị dùng để gọi chồng của em gái mình.
3. cha ghẻ.

Ở những vùng có người Triều Châu sinh sống (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau…), những
từ xưng hô : hia = anh, chế = chị, ỷ = dì được dùng khá phổ biến.
Ở ngôi thứ ba, cách dùng danh từ thân tộc về cơ bản cũng giống như ở ngôi thứ hai,
nhưng để phân biệt với ngôi thứ hai, người Nam Bộ sử dụng hàng loạt các từ : ổng, bả, chả, mẻ,
ảnh, chỉ, ẻm, cổ, cẩu, mở, dỉ, dưởng,… thay cho : ông ấy, bà ấy,..
Trong xưng hô, người miền Nam thường dùng tiếng "con" nhiều hơn tiếng "cháu". Cháu
nói với ông bà cố, ông bà nội, ông bà ngoại cũng xưng là con. Cháu nói với bác, cậu, cô, dì,…
cũng xưng là con. Và ông bà, chú bác, cô dì,… cũng gọi cháu mình là con.
Ở PNNB còn có những đại từ nhân xưng mà trong PNBB không có. Đó là từ "qua" được

dùng ở ngôi thứ nhất và từ "bậu" được dùng ở ngôi thứ hai trong quan hệ tình nhân, vợ chồng
trong lối nói xưa.
Cách xưng gọi trong gia đình ở PNNB bình dân và thân mật hơn PNBB. Trong PNBB,
khi người em, người con hay người cháu đã nhiều tuổi hoặc có vị thế cao trong xã hội, thì ông
bà, cha mẹ, chú bác,… sẽ gọi con, cháu hay em của mình là anh, chị, cô, chú,…Trong khi đó,
người Nam Bộ không bao giờ gọi con cháu của mình là cô, chú, anh, chị mà lúc nào cũng là
thằng A, con B, bây, tụi bây, mấy đứa nhỏ, sắp nhỏ,…
Bên cạnh đó, khi nói về chồng hay vợ mình, người Nam Bộ cũng sử dụng những cách gọi
rất thân mật như : ông xã, bà xã, ba sắp nhỏ, má sắp nhỏ, má bầy trẻ, ba thằng A, má con B,…
* Từ xưng hô ngoài xã hội :
Người Nam Bộ thường dùng các từ chỉ quan hệ thân thuộc làm lời xưng gọi. Tùy thuộc
vào tuổi tác, vị thế xã hội, tình cảm,… của người giao tiếp mà ta chọn từ xưng hô thích hợp.
Nếu người đối thoại đáng tuổi chú, bác, cô, cậu,… thì gọi là chú, bác, cô, cậu,… Với
người nữ lớn hơn mình thì gọi là dì, xưng cháu ; nhỏ hơn mình thì gọi cô, xưng tôi. Với người
đáng tuổi ông bà thì thường gọi là ông, bà hoặc ông ngoại, bà ngoại. Không gọi là ông nội, bà
nội vì trong PNNB những cách gọi cha, ông nội, bà nội, ông cố nội, bà cố nội… với những người
không xứng đáng thì đó là cách xưng hô thiếu thiện cảm, không kính trọng.
Bên cạnh đó, xưng hô bằng tên riêng cũng rất phổ biến ở Nam Bộ. Đó là trường hợp
chúng ta gọi người khác theo tên và tự xưng cũng theo tên. Ta thường bắt gặp cách xưng hô này
ở những người trẻ tuổi hơn là những người lớn tuồi.
Ngoài các từ xưng hô trên, PNNB còn tồn tại rất nhiều các từ xưng hô khác. Tùy mục
đích, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp mà người Nam Bộ lựa chọn từ xưng hô thích hợp trong
các nhóm từ sau :
Đại từ nhân xưng thực thụ: tao, mày, bây, nó, tụi tao, tụi bây, chúng ta,…
Danh từ chỉ quan hệ xã hội: thầy, bạn, đồng nghiệp, chủ nhà, khách khứa,…
Danh từ chỉ địa vị xã hội: tui, tụi tui, thủ trưởng, sếp, ông chủ, thủ tướng, chủ tịch, giáo
sư, bác sĩ, giám đốc,…
3.2.4. Từ nghề nghiệp, biệt ngữ, tiếng lóng
• Tiếng lóng
Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường

được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện
nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu.

Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa
tượng trưng, nghĩa bóng.
+ cò mồi: tay môi giới chạy việc
+ ăn tiền cỏ:chỉ những người làm dịch vụ môi giới ăn tiền bồi dưỡng
+ xế hộp: đi xe auto
+ auto hí : đi xe ngựa
+ xe điếc : xe đạp
+ khoẻn : chỉ vàng
+ đi đầu dầu : chỉ những người đi nắng mà không đội nón
+ chảnh : chỉ người hách dịch
+ hết sẩy : tuyệt vời
+ xù : không giữ lời hứa
+ xù tình : cặp bồ rồi tự bỏ ngang
+ chôm chỉa : ăn cắp
+ súng : chó lửa
+ công tử bạc liêu : dân chơi miệt vườn
+ cúp cua : bỏ học
+ bá chấy bù chét chó: Hết sẩy-> tuyệt vời
+
Hết
trọi
hết
trơn
:
hết
sạch

sành
+
Ba
gai:
ba
+ Cà chớn: lưu manh

sanh
trợn

Trong báo chí

+ tin kho tiêu :thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để lấp vào
+ tin chó cán xe : tin vớ vẩn dăm ba từ
+ tin vơ đét : tin quan trọng chạy tít lớn
+ báo lá cải : tạp chí bình dân
Biệt ngữ

Biệt ngữ : là những từ ngữ chỉ dùng trong môt nhóm từ nhất định
+
Trúng
mánh
:
buôn
bán
được
lời
nhiều

.
+
Trúng
tủ
:
bài
thi
trúng
bài
đã
lựa
học
.
+

phê
đen
:
gặp
chuyện
khó
khăn
.
+ cớm: cảnh sát
+
cọp:
giám
thị.
+ Thời đại @ : thời đại thông tin học, nhanh chóng .
+

Tám
:
nói
chuyện
tầm
phào
với
nhau
.
+
Bị
cắm
sừng
:
vợ
ngoại
tình
.
+
lên
lớp
:
chỉ
trích
,
phê
phán
.
+
Chà

đồ
nhôm
:
lấy
trộm
của
nhà
.
+ Đi bán muối : bị chết . Ông đó đi bán muối rồi : ông đó chết rồi .
+
Nồi
cơm
điện
:

bảo
hiểm
.
+
Đi
cầu
Bình
Lợi
:
đi
tự
tử
.
+ Đồ chùa : đồ không ai quảng lý , ai muốn lấy cũng được.
+ ăn ngỗng: bài thi được 2 điểm

+ đi Biên Hòa, đi chợ Quán: vô nhà thương điên
• Từ nghề nghiệp
+ quan thuế: hải quan
+ hàng không dân sự: hàng không dân dụng
+ phi hành đoàn: tổ lái
+ thợ hồ: thợ xây dựng
+ xe ôm: xe chở thuê dùng để chở người
3.3.
Nhóm từ vay mượn
3.3.1. Vay mượn các phương ngữ khác ( Bắc Bộ, Trung Bộ)
Phương ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến của hiện thực văn hóa và lịch sử.Trong
giới hạn của một ngôn ngữ, phương ngữ phản ảnh các đặc điểm tự nhiên và lịch sử của một địa
bàn sinh tụ, một hệ thống ứng xử văn hóa cụ thể.Quy luật phát triển lịch sử không đồng đều dẫn
tới sự xuất hiện các phương ngữ và những đặc điểm trong quá trình phát sinh và phá ttriển… của
chúng. Phương ngữ Nam Bộ cũng nằm lọt vào hiện thực nói trên.
Phương ngữ nam bộ cũng bị ảnh hưởng bởi phương ngữ bắc bộ và trung bộ do việc di cư
của người dân ở miền bắc và miền trung vào trong nam cùng với điều kiện khí hậu,thổ nhưỡng
và văn hóa ( tiếp xúc với người bản địa) mà phương ngữ ở vùng này dần thay đổi.
Bảng so sánh các từ ngữ thông dụng tại các vùng nam bộ,bắc bộ và trung bộ:
Thể loại
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
đỗ
độ
đậu
dứa
dứa
thơm, khóm

roi
mận
mận
táo ta
táo ta
Táo
Mãngcầugai
Nagai
mãngcầuXiêm
Thựcvật
củđậu
củđộ
củsắn
sắn
Khoaisăn
Khoaimì
dưachuột
Dưachuột
Dưaleo
mùitàu
Ngòtàu
Ngògai
Câycảnh
Câycảnh
Câykiểng
Thực phẩm
Vật dụng

xìdầu
tàophớ

Bánhcaramen
kính
Áophông
Áoấm

Xìdầu
đậupha
Bánhcaramen
kính
Áophông
Áoấm

nướctương, tàuvịyểu, xìdầu
Tàuhủ non
bánh flan
kiếng
áothun
Áolạnh, áo gió

dĩa
Đĩa
Báttô
lọ
chậu

dĩa
Địa

Chai
chậu

nĩa
Dĩa

Chai
Thau

Túibóng
tàuhoả

Baobóng
Tàuhỏa

bịch/bọc mủ (nylon)
Xelửa

Hành động

Tính chất
Khác

lốp (xe)
dầunhờn
xơi, ăn
mắng
bắtnạt
Đánhrắm
gầy
(làm) cảnh

hỏng
hàng, quán
Nghìn
(bị) bệnhnặng

lốp (xe)
dầunhớt
Ăn
chưỡi
hiếp
Đít
Tóm
(làm) cảnh

hàng, quán
Ngàn
(bị) bệnhnặng

vỏ (xe)
dầunhớt
Ăn
chửi
Ănhiếp
địt
ốm
(làm) kiểng

tiệm, quán
Ngàn
(bị) bệnh nặng

3.3.2. Vay mượn các dân tộc thiểu số và nước ngoài

Trong quá trình giao lưu giữa các vùng, miền, các dân tộc trong và ngoài nước thì phương
ngữ Nam bộ đã có sự vay mượn vốn từ đề làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của cộng
đồng dân cư nơi đây. Trong tiếng nói của người Việt đã có sự hiện diện của các từ có nguồn gốc
của người Khmer, Chăm và nguồn gốc xuất phát từ tiếng Hán, các phương ngữ Trung Quốc
(tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu).
Những từ mượn gốc dân tộc thiểu số
Những từ mượn có nguồn gốc Khmer
3.3.2.1.

Do vùng Nam bộ từng diễn ra sự giao lưu, cộng tác giữa người Việt và người Khmer từ thế
kỷ XVII nên số lượng từ mượn có nguồn gốc Khmer trong phương ngữ Nam bộ khá nhiều, tồn
tại và được sử dụng cho đến ngày nay.
Những từ mượn chỉ địa danh: tại Nam bộ có rất nhiều tên địa danh có nguồn gốc Khmer như
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, bưng trong bưng biền
(bâng), vàm (péam).... Ví dụ cụ thể:
+ Cà Mau là từ Việt hóa của tiếng Khmer là Tuk Khmau, nghĩa là nước đen, chỉ một
vùng đất bồi phù sa đen.
+ Sóc Trăng là do tiếng Khmer đọc trại ra từ chữ Srok Tlăng, srok có nghĩa là khu vực
làng xã, Tlăng có nghĩa là kho vàng.
+ Bạc Liêu là từ có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Pooeu, nghĩa là cây lâm vồ (cây bồ đề cây linh thiêng của đồng bào Khmer).
+ Đồng Tháp Mười xuất phát từ tiếng Khmer là Thnor Mo Roy.
+ Sa Đéc, thị xã của tỉnh Đồng Tháp xuất phát từ Phsar Dek, trong tiếng Khmer Phsar
nghĩa là chợ, Dek là sắt.
+ Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer: Préah trapéang.

+ Vàm có nguồn gốc từ tiếng Khmer, có nghĩa là cửa sông, vùng Nam bộ có rất nhiều địa
danh bắt đầu bằng chữ vàm như: Vàm Cống (Đồng Tháp), Vàm Nao (An Giang), Vàm Sông
Thượng (Cần Thơ)...
+ Bưng gốc Khmer là bâng, có nghĩa là “vùng đất sâu và rộng ở giữa đồng”, ví dụ ở
thành phố Hồ Chí Minh có địa danh Bưng Môn.
[...]
Ngoài những địa danh có nguồn gốc từ tiếng Khmer đã được Việt hóa còn có những từ
gốc Khmer khác chỉ các loài động vật, thực vật hay đồ vật cũng đi vào ngôn ngữ tiếng Việt và
tham gia trong các hoạt động giao tiếp thường ngày.
+ Từ chỉ động vật: cá chốt (tiếng Khmer là trey kanchos, khi đi vào ngôn ngữ phổ thông
nó đã được Việt hóa thành chốt), cá linh (trey linh), cá hô (trey hô), con cần đước (an- đơk)...
+ Từ chỉ thực vật: cây chùm ruột (căn tuôt), cây tầm vông (ping pông), trái cà na (kna),
xoài, ...
+ Từ chỉ đồ vật: ghe bầu (chỉ một loại ghe lớn, tiếng Khmer là xòm pầu), ghe chài (loại
ghe có trọng tải lớn, tiếng Khmer là tuk Pokchay, người Việt dịch chữ tuk ra chữ ghe, nhưng lại
mượn chữ pokchay đọc thành chài), cái xà–rông (sa-rông), cái cà-ràng(một loại bếp, tiếng
Khmer là âng kran), cái lọp để đánh cá (lop), mắm bồ hóc (brô-hok),....
3.3.2.2.

Những từ mượn có nguồn gốc Chăm

Bộ phận từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Chăm trong phương ngữ Nam bộ có thể chia
thành bốn nhóm phản ánh bốn bình diện mà cư dân Việt ở vùng Nam bộ đã ít nhiều chịu ảnh
hưởng của người Chăm:
+ Từ chỉ động vật, thực vật: (cá)rô (kruăk), (cá) lòng tong (ratong), (chim) nhồng (tiong),
(con) đuông (đuơng), (cây) dầu rái (traik),....
+ Từ chỉ đồ vật: om (nồi đất nhỏ) (k’ok om), (cái) lu (p’lu), cây tó (cây chống xe) (k’ai
patok), ...
+ Từ chỉ hoạt động: láng (blang), cạy (kakeh), lội (lôi), lác (rak), lụt (luh), chọc lét/ thọc
léc (k’alèc), càm ràm (k’àmrằm), gạt (k’at), né (nek), ....

+ Các từ khác: (trắng, sạch) bong (bông), (già) háp (hap), khét (khiăk), (chật) ních
(k’anik), (giận, tức) càng hông (k’inòng), (già) khằn (k’ơng), miết (miêt), lai rai (kraih kraih),
hằm bà lằng (p’arằng p’arằng), bô lô ba la (ralô panôik)...
3.3.2.3.

Từ mượn có nguồn gốc nước ngoài

Phương ngữ Nam bộ có rất nhiều từ mượn tiếng Hán theo giọng Quảng Đông, Triều
Châu của Trung Quốc, vì trong quá trình buôn bán và giao thoa văn hóa, từ cuối thế kỷ XVII
nhiều người Trung Quốc đã du nhập và định cư tại Việt Nam, chính vì thế người Việt tại vùng đất
này đã tiếp nhận vào vốn từ ngữ của mình hàng trăm từ ngữ có gốc Quảng Đông, Triều Châu, tạo
nên sự đa dạng, phong phú cho vốn từ vựng.