Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Vấn đề phát triển nông nghiệp – Dựa vào hình 22 (SGK trang 93), hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này.. Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (năm 2005).

–  Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (năm 2005): chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành trồng cây lương thực (59,2%), sau đó là cây công nghiệp (23,7%). Tiếp theo là cây rau đậu (8,3%), cây ăn quả (7,3%), cây khác (1,5%).

–  Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Giảm mạnh tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây lương thực từ 67,1% (1990) xuống còn 59,2% (2005), giảm 7,9%.

+ Tăng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây rau đậu từ 7,0% (1990) lên 8,3% (2005), tăng 1,3%.

Quảng cáo

+ Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp từ 13,5% (1990) lên 23,7% (2005), tăng 10,2%.

+ Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây ăn quả từ 10,1% (1990) xuống còn 7,3% (2005), giảm 2,8%.

+ Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất cây khác từ 2,3% (1990) xuống còn 1,5 % (2005), giảm 0,8%.

Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990 – 2008


Cho bảng số liệu

Bảng 29.2. Cơ cấu gía trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: %)

Vùng 1996 2005
Đồng bằng sông Hồng 17,1 19,7
Trung du và miền núi Bắc Bộ 6,9 4,6
Bắc Trung Bộ 3,2 2,4
Duyên hài Nam Trung Bộ 5,3 4,7
Tây Nguyên 1,3 0,7
Đông Nam Bộ 49,6 55,6
Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8
Không xác định 5,4 3,5

Hãy nêu nhận xét về sư chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005

* Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy:

- Vùng Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ cao nhất, năm 1996 chiếm 49,6%, đến năm 2005 chiếm 55,6%.

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta qua năm 1996 và 2005 có sự thay đổi:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có xu hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất (từ 17,1% lên 19.7% và 49,6% lên 55.6%).

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất theo vùng: Trung du miền nui Bắc Bộ (từ 6,9% xuống 4,6%), Bắc Trung Bộ (3,2% xuống 2,4%), Duyên hải Nam Trung Bộ (53% xuống 4,7%), Tây Nguyên (1,3% xuống 0,7%), đồng bằng sông Cửu Long (11,2% xuống 8,8%).

* Nguyên nhân: Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại.

Giải bài tập Bài 2 trang 128, 129 SGK Địa lí 12

Đề bài

Cho bảng số liệu

Bảng 29.2. Cơ cấu gía trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ

(Đơn vị: %)

Năm

Vùng

1996

2005

Đồng bằng sông Hồng

17,1

19,7

Trung du và miền núi Bắc Bộ

6,9

4,6

Bắc Trung Bộ

3,2

2,4

Duyên hài Nam Trung Bộ

5,3

4,7

Tây Nguyên

1,3

0,7

Đông Nam Bộ

49,6

55,6

Đồng bằng sông Cửu Long

11,2

8,8

Không xác định

5,4

3,5

Hãy nêu nhận xét về sư chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Sử dụng kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

- Chú ý yêu cầu đề ra: làm rõ sự thay đổi trong cơ cấu của các vùng.

Lời giải chi tiết

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta năm 1996 và 2005 có sự thay đổi khác nhau.

- Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất (từ 17,1% lên 19.7% và 49,6% lên 55.6%).

Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng: Trung du miền nui Bắc Bộ (từ 6,9% xuống 4,6%), Bắc Trung Bộ (3,2% xuống 2,4%), Duyên hải Nam Trung Bộ (5,3% xuống 4,7%), Tây Nguyên (1,3% xuống 0,7%), đồng bằng sông Cửu Long (11,2% xuống 8,8%).

- Đông Nam Bộ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (55,6% năm 2005), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (19,7%). Riêng hai vùng này đã chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Các vùng còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể, Tây Nguyên thấp nhất (0,7% năm 2005).

⟹ Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 93 SGK Địa lí 12

Đề bài

Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này.

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

- Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (năm 2005): chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành trồng cây lương thực (59,2%), sau đó là cây công nghiệp (23,7%). Tiếp theo là cây rau đậu (8,3%), cây ăn quả (7,3%), cây khác (1,5%).

- Sự thay đổi cơ cấu giá trị ngành trồng trọt:

+ Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm nhẹ từ 67,1% (năm 1990) xuống 59,2% (2005).

+ Cây ăn quả giảm  từ 10,1% (1990) xuống 7,3% (2005), giảm 2,8%.

+Các loại cây khác có  giảm nhẹ từ 2,3% (1990) xuống 1,5% (2005), giảm 0,8%.

+ Cây công nghiệp tăng nhanh từ 13,5% (1990) lên 23,7% (2005); cây rau đậu tăng nhẹ từ 7% (1990) lên 8,3% (2005)

loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay