Sự thay đổi về cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời gọi là gì?

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. [tháng 11 năm 2021]

Biến thái hoàn toàn là quá trình biến đổi từ trứng sang con trưởng thành, bản chất của biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng và con trưởng thành có khác biệt rất lớn về hình dạng, cấu tạo và đặc điểm sinh lí. 88% các loài côn trùng trong thiên nhiên đi qua giai đoạn biến thái hoàn toàn.

Biến thái hoàn toàn ở Hymenoptera

 

Chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi [giai đoạn trứng] và giai đoạn hậu phôi [giai đoạn ấu trùng, giai đoạn nhộng và giai đoạn thành trùng].

  • Giai đoạn trứng: Một con cái trưởng thành đẻ trứng [ở nơi điều kiện thuận lợi].
  • Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng được nở ra từ trứng. Thông thường, ấu trùng có dạng sâu. Trong thời gian phát triển, ấu trùng lột xác vài lần và lớn lên một chút.
  • Giai đoạn nhộng: Sau một khoảng thời gian, ấu trùng tạo kén và ẩn trong kén. Chúng không ăn khi ở trong kén, vì vậy chúng phải ăn thực vật trong giai đoạn là 1 ấu trùng để cung cấp đủ năng lượng cho sự biến thái thành trùng trưởng thành. Trong thời gian này, chúng phát triển thành con trưởng thành. Giai đoạn nhộng có thể kéo dài từ 4 ngày cho đến rất nhiều tháng.
  • Giai đoạn thành trùng: Khi phát triển đã hoàn thiện, con trưởng thành chui ra khỏi kén.

Biến thái hoàn toàn có ở: bướm, ếch, muỗi, ruồi, cánh cam, bướm, bọ rùa,...

  •  

  •  

  •  

  • Các giai đoạn biến thái Lưu trữ 2007-10-30 tại Wayback Machine [tiếng Anh]

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Biến_thái_hoàn_toàn&oldid=67971495”

Côn trùng thuộc nhóm động vật có số lượng đa dạng nhất hành tinh. Trên thế giới có khoảng 6 – 10 triệu loài còn đang sinh tồn, số lượng này nhiều hơn với số lượng tất cả các loài động vật khác cộng lại. Trong đời sống hằng ngày, thật không khó để bạn nhìn thấy các loài côn trùng xung quanh ta, tuy nhiên để hiểu về vòng đời của chúng và các kiểu biến thái của chúng thì không phải ai cũng biết.

Và để có thêm nhiều thông tin hữu ích về loài động vật đặc biệt này hãy cùng Diệt Côn Trùng tìm hiểu ngay vòng đời của côn trùng là gì? Các kiểu biến thái của côn trùng như thế nào nhé?

Vòng đời của côn trùng là gì?

Vòng đời của côn trùng được hiểu là khoảng thời gian tính từ khi chúng còn là trứng tới khi trưởng thành và lại đẻ trứng.

Vòng đời của côn trùng là gì?

Vòng đời của côn trùng có hai loại, đó là:

  • Biến thái hoàn toàn
  • Biến thái không hoàn toàn

Côn trùng sẽ phá hoại nhất khi chúng ở giai đoạn:

  • Với biến thái hoàn toàn: Phá hoại mạnh nhất khi ở giai đoạn sâu non.
  • Với biến thái không hoàn toàn: Phá hoại mạnh nhất khi vào giai đoạn trưởng thành.

Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn cần trải qua đầy đủ 4 giai đoạn, đó là:

Trứng => Sâu non => Nhộng => Sâu trưởng thành.

Biến thái là gì?

Côn trùng có thể trải qua quá trình biến thái dần dần, trong đó sự biến đổi là tinh vi hoặc chúng có thể trải qua một lần biến thái hoàn toàn, trong đó mỗi giai đoạn của vòng đời có một diện mạo khác biệt rõ ràng so với giai đoạn trước và giai đoạn sau giai đoạn hiện tại — hoặc chúng có thể trải qua một cái gì đó ở giữa. Các nhà côn trùng học phân loại côn trùng thành ba nhóm dựa trên kiểu biến thái mà chúng trải qua: dị hóa, dị hóa, và dị hóa.

Các kiểu biến thái của côn trùng

Có 2 kiểu biến thái đó là biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn

1. Kiểu biến thái hoàn toàn [Holometabolous]

Có khoảng 88% côn trùng trên thế giới trải qua kiểu biến thái hoàn toàn. Theo đó, biến thái hoàn toàn sẽ trải qua 4 giai đoạn trong vòng đời: Trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành.

Ở kiểu biến thái hoàn toàn, các loài ấu trùng có đặc điểm khác hoàn toàn với con trưởng thành. Ấu trùng chui ra từ trứng, sau đó chúng thường lột xác và phát triển nhiều lần trước khi được tiến hóa thành nhộng.

Kiểu biến thái hoàn toàn [Holometabolous]

Ở giai đoạn nhộng, chúng dành tất cả thời gian để nghỉ ngơi. Nhộng chờ đến khi các mô ấu trùng và các cơ quan phân hủy hoàn toàn, đồng thời tổ chức lại thành con trưởng thành hoàn tất, nhộng sẽ lột xác lần cuối cùng và sẽ phát triển thành con trưởng thành với đầy đủ chức năng.

Đến giai đoạn trưởng thành, các loài côn trùng có thể hoạt động mạnh mẽ để kiếm ăn. Đồng thời còn có thể giao phối để sinh sản và duy trì nòi giống.

Trên thực tế, côn trùng biến thái hoàn toàn mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài. Các giai đoạn phát triển của loài biến thái hoàn toàn nhằm để phù hợp với điều kiện và môi trường sống khác nhau.

Có đến 88% các loài côn trùng trên thế giới trải qua kiểu biến thái hoàn toàn. Có thể điểm qua một số loài mà bạn thường gặp như: Bướm, ruồi, kiến, muỗi, ong, bọ cánh cứng…

Biến thái hoàn toàn ở côn trùng trải qua 4 giai đoạn: Trứng, Ấu trùng, Nhộng, Con trưởng thành

>> Xem thêm chia sẻ: Phân loại các loài côn trùng theo hình thức phát triển

2. Kiểu biến thái không hoàn toàn [Hemometabolous]

Các loài côn trùng biến thái không hoàn toàn trải qua ba giai đoạn phát triển bao gồm: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành. Kiểu biến thái không hoàn toàn còn được gọi là biến thái không đầy đủ.

Theo đó, từ trứng sẽ phát triển để trở thành ấu trùng tách ra khỏi trứng. Ở biến thái không hoàn toàn thường ấu trùng sẽ trải qua nhiều lần lột xác để có kích thước lớn hơn và trở thành con trưởng thành [Riêng đối với những loài có cánh, ấu trùng sẽ phát triển mọc cánh thông qua những lần lột xác].

Kiểu biến thái không hoàn toàn [Hemometabolous]

Thông thường, ấu trùng sẽ sống ở môi trường, ăn nguồn thức ăn và có những hành vi tương tự như ở giai đoạn trưởng thành. Ấu trùng của kiểu biến thái không hoàn toàn có đặc điểm gần giống với con trưởng thành. Bạn có thể hiểu kiểu biến thái không đầy đủ là kiểu con non có tính chất hoạt động giống y như con trưởng thành, chỉ khác về kích thước và một số chức năng hoàn thiện bên trong cơ thể.

Đến khi có kích thước đủ lớn và chức năng trong cơ thể hoàn thiện thì chúng sẽ chính thức trở thành loài trưởng thành.

Với các loài côn trùng biến thái không hoàn toàn gần gũi với con người có những ví dụ như: Gián, mối, chuồn chuồn, châu chấu, bọ ngựa…

Biến thái không hoàn toàn ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành

Ngoài ra, còn có một kiểu biến thái ít hoặc không có biến thái. Nhưng loại này không phổ biến thường chỉ có ở các loài côn trùng cổ. Kiểu không có biến thái [Ametabolous] được định nghĩa là những con non là một phiên bản “nhí” của con trưởng thành khi nó chui ra từ trứng. Những con non sẽ lớn lên theo thời gian cho đến khi đạt được điều kiện trưởng thành. Có thể lấy ví dụ là bọ bạc và bọ đuôi bật.

Lời kết

Như vậy, chúng tôi đã thông tin đến độc giả về: Vòng đời của côn trùng là gì? Các kiểu biến thái của côn trùng. Mong rằng, bạn sẽ có thêm những kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ diệt côn trùng của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề