Tại sao phải bán hàng đa kênh

Omnichannel là một mô hình tiếp thị được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ. Phương pháp này giúp tăng độ phủ của sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm của bạn hơn. Để hỗ trợ người bán trong việc phát triển và quản lý các kênh bán hàng, rất nhiều phần mềm bán hàng đa kênh đã ra đời. Mô hình Omnichannel cũng được áp dụng ngày càng rộng rãi trong kinh doanh, hay còn gọi là bán hàng đa kênh. Vậy bán hàng đa kênh là gì?

Mục lục

  • Bán hàng đa kênh là gì?
    • Multi-channel là gì?
    • Omni channel là gì?
  • Cách bán hàng đa kênh
  • Phần mềm bán hàng đa kênh hiệu quả
    • Odoo – Quản trị doanh nghiệp và bán hàng đa kênh
    • Bán hàng đa kênh Haravan
    • Kiotviet
    • Getfly CRM
  • Magenest – Tối ưu bán hàng đa kênh với giải pháp chuyển đổi số One-stop Solution

Bán hàng đa kênh là gì?

Xu hướng bán hàng đa kênh đã bùng nổ khi các phương tiện truyền thông phát triển, thay đổi cách thức mua hàng của người tiêu dùng. Trước đây, khi mua hàng, khách phải đến các điểm bán lẻ. Tuy nhiên, khi mạng xã hội phát triển thì khách có thể mua hàng ở nhiều kênh khác nhau, ví dụ như Website, Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử,… Đó chính là lý do người bán cần phát triển mô hình bán hàng đa kênh để dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Bán hàng đa kênh có 2 dạng: Multi Channel và Omni Channel. Cùng Magenest tìm hiểu về 2 hình thức này và sự khác biệt giữa chúng!

Tại sao phải bán hàng đa kênh

Multi-channel là gì?

Multichannel là mô hình bán hàng bằng nhiều kênh khác nhau, có thể là Online hoặc Offline. Trong đó, 5 kênh bán hàng phổ biến nhất là: 

  • POS: Các cửa hàng bán lẻ.
  • Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo,…
  • Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google.
  • Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng.
  • Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên.

Multi-channel còn có một đặc điểm nữa là mỗi kênh bán hàng sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý tách biệt hoàn toàn. Sự riêng biệt này khiến mô hình mất đi sự liên kết giữa các kênh với nhau. Do đó, đôi khi các chương trình khuyến mãi và những sự thay đổi về thông tin sản phẩm sẽ không được thực hiện đồng bộ và nhất quán giữa các kênh bán hàng. Multichannel đòi hỏi doanh nghiệp phải dành ra nhiều thời gian và chi phí để vận hành các kênh bán hàng một cách trơn tru và liền mạch.

Omni channel là gì?

Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh như Website, mạng xã hội, điểm bán lẻ, Affiliate,… Nhìn chung, những kênh này tương tự với mô hình Multichannel. Điểm khác biệt là các kênh có sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và vận hành. Tất cả các thông tin sản phẩm và chương trình bán hàng đều được phổ biến, áp dụng tại tất cả các kênh. Điều này đã góp phần gia tăng trải nghiệm đa kênh của khách hàng, giúp việc quản lý trở nên đơn giản hơn.

Do đó, Omni-channel được nhiều người sử dụng hơn. Giải pháp này sẽ lấy khách hàng làm trọng tâm, kết nối tất cả các kênh bán hàng thành một chuỗi khép kín. Tất cả chương trình khuyến mãi, chính sách khách hàng sẽ được áp dụng tại tất cả các kênh. Vì thế, khi khách hàng tiếp cận đến bất cứ kênh bán hàng nào cũng có trải nghiệm đồng nhất.

>>>> Xem thêm: Phân biệt Omnichannel và Multichannel – Tổng quan những thông tin cần lưu ý

Cách bán hàng đa kênh

Để bắt đầu với mô hình thương mại đa kênh, trước tiên chủ doanh nghiệp cần xây dựng và tối ưu các kênh bán hàng. Các kênh này có thể là Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử, website bán hàng đa kênh,… Tùy theo đối tượng khách hàng, nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể chọn những kênh bán hàng phù hợp. Tuy nhiên để đảm bảo độ phủ và tăng khả năng tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp cần sử dụng tất cả các kênh kể trên, có thể tận dụng thêm điểm bán lẻ nếu có mặt bằng tốt.

Ở mỗi kênh bán hàng, doanh nghiệp sẽ có những cách tối ưu khác nhau. Nhưng nhìn chung vẫn phải đảm bảo những điều kiện cơ bản, ví dụ như hình ảnh sản phẩm rõ nét, đầu tư video sinh động, nội dung có chứa từ khóa mà khách hàng hay tìm kiếm,… Trên các nền tảng bán hàng đa kênh, doanh nghiệp cần lưu ý áp dụng đồng nhất các chương trình khuyến mãi và chính sách chăm sóc khách hàng. Điều này đảm bảo trải nghiệm khách hàng luôn được tối ưu nhất. 

Tại sao phải bán hàng đa kênh

Ngoài ra, khi sử dụng nền tảng bán hàng đa kênh, các chủ doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ, phản hồi khách nhanh chóng, tránh để khách chờ quá lâu. Điều này thường khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có tệp khách hàng lớn. Đó chính là lý do vì sao doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm bán hàng đa kênh để tối giản quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Phần mềm bán hàng đa kênh hiệu quả

Những phần mềm này sẽ phục vụ cho việc quản lý bán hàng đa kênh. Phần mềm sẽ tích hợp với các kênh bán hàng, ví dụ như Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử, website bán hàng đa kênh, giúp người bán quản lý đơn hàng, kho hàng. Phần mềm còn có thể tự động trả lời bằng tin nhắn cài sẵn, tự động ẩn những bình luận có số điện thoại, bảo mật thông tin của khách. Để hỗ trợ việc bán hàng, phần mềm còn có tính năng thống kê doanh số, quản lý giá nhập, giá bán và cả những hóa đơn thu chi cho các khoảng vận hành khác.

Phần mềm bán hàng đa kênh còn lưu lại thông tin khách hàng. Điều này giúp người bán dễ dàng thực hiện các chiến dịch tiếp thị lại, chăm sóc khách hàng cũ, tối ưu trải nghiệm mua hàng. Nếu doanh nghiệp có những chính sách tốt thì đây sẽ trở thành khách hàng trung thành, đem đến một nguồn doanh thu ổn định cho cơ sở kinh doanh. Ngoài việc hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh, những phần mềm này còn được thiết kế thân thiện với người sử dụng, dễ dàng kết nối với các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng,…

>> Xem thêm: Vai trò của Email Marketing trong chiến lược bán hàng đa kênh Omnichannel

Odoo – Quản trị doanh nghiệp và bán hàng đa kênh

Odoo được biết tới là một phần mềm quản trị doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Nguyên nhân là do Odoo là một nền tảng mở (open-source), vậy nên ngay từ khi ra mắt năm 2005, Odoo đã trở thành một trong những phần mềm phục vụ mọi vấn đề trong doanh nghiệp từ bán hàng cho đến quản trị nhân sự, kết toán,…

Tại sao phải bán hàng đa kênh

Chi phí linh hoạt

Do sở hữu nhiều module phục vụ nhiều tác vụ khác nhau nên chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu người dùng. Người dùng có thể chọn module quản trị bán hàng để sử dụng hoặc mua theo toàn bộ gói bán hàng từ email marketing đến quản lý bán hàng.

Dễ dàng sử dụng

Như đã nhắc tới ở trên, vì Odoo là nền tảng mở (open-source) nên người dùng có kĩ năng lập trình hoàn toàn có thể tự thêm các module riêng của mình vào. Điều này không chỉ giúp Odoo phù hợp với mọi loại doanh nghiệp khác nhau, mà còn thao tác sử dụng cũng dễ dàng hơn với người bắt đầu sử dụng phần mềm.

Tối ưu hoá lợi nhuận

Nói riêng về module CRM của Odoo, việc chăm sóc quản khách hàng cực kỳ dễ dàng. Lí do là bởi vì bạn sẽ không thể bỏ quên khách hàng nào khi tất cả các khách hàng của bạn đều được theo dõi trong trình quản lý. Nếu bạn có lỡ bỏ quên các khách hàng nào cũng sẽ được hệ thống nhắc nhở để chăm sóc hoặc upselling, cross-selling,… Đương nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ luôn tối đa hoá lợi nhuận trên từng khách hàng.

>> Đọc thêmOdoo CRM: Chức năng, ưu nhược điểm và vai trò của CRM Odoo

Chăm sóc khách hàng tự động

Ngoài module CRM của Odoo, module Email marketing cũng là một điểm cộng mà bạn không thể bỏ qua. Việc sở hữu module email marketing giúp bạn có thể liên tục chăm sóc khách hàng một cách tự động. Điều duy nhất bạn phải bỏ ra chính là thời gian để viết email lần đầu mà thôi.

Quản lý đa kênh

Đây cũng là lí do chính khiến Odoo được liệt kê vào danh sách này. Odoo cũng sở hữu module liên kết các nền tảng khác nhau từ nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn đến các nền tảng liên hệ như Zalo, Whatsapp,…

Vậy nên bạn có thể quản lý một lúc tất cả các kênh bán hàng, chiến dịch bán hàng mà không phải lo lắng đến việc lãng quên một khách hàng hay một kênh bán hàng nào cả.

Bán hàng đa kênh Haravan

Đây là một trong những phần mềm nổi tiếng nhất thị trường hiện nay, được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng, ví dụ như Juno, AEON, Vinamilk,… Hiện phần mềm bán hàng đa kênh Haravan đang có nhiều gói sản phẩm khác nhau, phù hợp quy mô doanh nghiệp với các tính năng chính là bán hàng, phục vụ khách hàng, quản lý tồn kho.

Chi phí linh hoạt

Với nhiều gói dịch vụ và các tiện ích đi kèm, Haravan sẽ cung cấp giải pháp phù hợp với doanh nghiệp cùng mức chi phí tối ưu nhất. 

Phần mềm bán hàng đa kênh uy tín

Phần mềm này đã có hơn 300 khách hàng trên cả nước, phục vụ đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực. Do đó, Haravan là thương hiệu được tin dùng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Chăm sóc tận tình

Haravan luôn khiến khách hàng hài lòng với đội ngũ chăm sóc khách hàng dày dặn kinh nghiệm. Hơn 100 nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ trên mọi phương diện chính là điểm cộng rất lớn khi khách hàng sử dụng dịch vụ.

Kiotviet

Với hơn 150.000 cửa hàng đang sử dụng, KiotViet được xem là phần mềm quản lý bán hàng phổ biến, tiết kiệm chi phí và dễ dàng sử dụng.

Vận hành đơn giản

Với giao diện thông minh, người dùng chỉ mất 15 phút để có thể sử dụng thành thạo tất cả chức năng. Phần mềm cũng dễ dàng tương thích với nhiều loại thiết bị, đem đến cho người sử dụng trải nghiệm tối ưu nhất.

Đa dạng ngành hàng

Với sự tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, phần mềm có thể sử dụng rộng rãi cho hơn 15 ngành hàng. Đặc biệt, phần mềm hướng đến cả hoạt động bán buôn lẫn bán lẻ.

Tiết kiệm chi phí 

Kiotviet có rất nhiều ưu đãi cho các chủ cửa hàng, ví dụ như miễn phí cài đặt, phí triển khai, nâng cấp và hỗ trợ. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm bán hàng đa kênh với mức phí vô cùng phải chăng.

Getfly CRM

Tại sao phải bán hàng đa kênh

Getfly CRM hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang triển khai bán hàng đa kênh. Ngoài tính năng quản lý bán hàng, phần mềm này còn hỗ trợ kết nối các phòng ban Marketing – Sales – Chăm sóc khách hàng trên một nền tảng.

Chăm sóc khách hàng tự động

Những công cụ Email và SMS được tích hợp trên phần mềm quản lý bán hàng này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình kinh doanh. Bạn chỉ cần thiết lập sẵn những kịch bản, hệ thống sẽ giúp bạn quản lý và chăm sóc khách hàng hoàn toàn tự động.

Nâng cao hiệu quả chốt đơn

Những thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch sẽ được lưu trữ trên Getfly CRM. Đây là nền tảng cơ sở dữ liệu để bạn thấu hiểu khách và nâng cao hiệu quả bán hàng.

Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Getfly CRM có thể phân loại khách hàng tiềm năng bằng các chỉ số có được sau các đợt gửi Email và SMS. Những khách hàng đọc tin, click vào đường dẫn đều sẽ được ghi nhận lại, giúp hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo và hoạt động tư vấn khách hàng.

Magenest – Tối ưu bán hàng đa kênh với giải pháp chuyển đổi số One-stop Solution

Bán hàng đa kênh là một xu hướng mới và chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Doanh nghiệp không nhất thiết phải tham gia tất cả các kênh bán hàng. Tuy nhiên, việc triển khai đa kênh sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm và đem lại doanh thu nhiều hơn. Và khi đó, phần mềm bán hàng đa kênh trở thành một công cụ quản lý đắc lực.

Tại Magenest, chúng tôi cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện, giúp doanh nghiệp vận hành hoạt động bán hàng đa kênh hiệu quả. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp chuyển đổi số tối ưu nhất. Bộ giải pháp toàn vẹn One-stop Solution bao gồm 4 giải pháp công nghệ: Magento (Thương mại điện tử), Odoo (ERP – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), AWS (Amazon Web Services – Hạ tầng đám mây), và Salesforce (CRM). Bộ giải pháp này giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện: từ tối ưu bộ máy vận hành, lưu trữ dữ liệu hiệu quả, nghiên cứu và chăm sóc khách hàng tới phát triển kinh doanh; đồng thời, đảm bảo thông tin được đồng nhất trên tất cả các kênh khi doanh nghiệp bán hàng đa kênh. Khi có sự thay đổi, dữ liệu sẽ được cập nhật trên tất cả các kênh, hiển thị với cả đội ngũ trong doanh nghiệp và khách hàng, giúp cho trải nghiệm mua hàng và trải nghiệm làm việc trơn tru nhất.

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về giải pháp này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá miễn phí!