Tại sao phụ nữ đạo hồi phải che mặt

Phóng to
Một đôi vợ chồng Hồi giáo Ả Rập - truyền thống và hiện đại - Ảnh: Tất Đạt
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Trong những ngày ở Malaysia - quốc gia Hồi giáo lớn bậc nhất Đông Nam Á - tôi đã có cái nhìn khác về hijab - chiếc khăn trùm đầu truyền thống của phụ nữ Hồi giáo.

Đối với những phụ nữ Hồi giáo đến từ các quốc gia vùng Vịnh giàu có, Malaysia giờ đây được xem là “thiên đàng”. Không chỉ vì đó là một quốc gia 26 triệu dân với hơn 60% theo đạo Hồi, mà họ hầu như không bị kỳ thị khi ra đường phải trùm kín đầu với nhiều mức độ khác nhau: kiểu hijab - trùm kín đầu, chừa khuôn mặt, kiểu niqab - trùm kín từ đầu đến chân, chỉ chừa đôi mắt, hay theo kiểu burqa - trùm kín toàn bộ, không thể nhìn thấy bất cứ phần thân thể nào của họ.

Dành trọn vẻ đẹp cho chồng

Ban đầu gặp những phụ nữ Hồi giáo mặc trang phục trùm đầu kiểu niqab hoặc burqa, tôi có cảm giác cảm thông cho số phận phụ nữ trong thế giới Hồi giáo luôn cách biệt với thế giới bên ngoài. Nhiều người chỉ có thể nhận ra những đôi mắt - những đôi mắt to tròn và được trang điểm rất đẹp. Thậm chí khi ăn uống cũng không thể thấy được gương mặt. Cách ăn uống cũng khá độc đáo: luồn vào phía dưới tấm mạng che mặt để đưa thức ăn, thức uống vào. Những người ít kín đáo hơn thì nhẹ nhàng kéo chiếc khăn che mặt sang một bên để ăn hoặc ngồi quay lưng ra phía đám đông để có thể tháo tấm che mạng ra cho khỏi vướng. Hàng chục phụ nữ mặc áo choàng đen giống nhau như đúc đứng chen lẫn trong đám đông, vậy mà những ông chồng đi theo luôn nhận ra vợ mình, không nhầm lẫn vào đâu được.

Trong những ngày ở thủ đô Kuala Lumpur hay khu giải trí cao cấp trên cao nguyên Genting, tôi luôn bắt gặp những phụ nữ mặc trang phục niqab và burqa. Họ thường đi 2, 3 người hoặc cùng đi với chồng. Nhiều người nhìn họ với sự âu lo về sự khắc nghiệt của thân phận phụ nữ.

Tuy nhiên, trò chuyện với Salena, một phụ nữ đến từ Qatar, cô cho biết: “Luật Sharia của người Hồi giáo không hề bắt phụ nữ phải mặc niqab, burqa như nhiều người lầm tưởng, mà luật chỉ qui định người phụ nữ không được phơi bày mái tóc ra chốn công cộng - chỉ cần trùm chiếc khăn hijab. Phụ nữ Hồi giáo mặc burqa hay niqab là do truyền thống tôn giáo và gia đình, thậm chí là sở thích cá nhân. Ý nghĩa của khăn trùm đầu là sự chung thủy, thể hiện sự dành trọn vẹn vẻ đẹp của mình cho chồng. Người Hồi giáo gọi đó là “Um Shaila” - Thượng đế đã sắp đặt họ trở thành vợ thành chồng và mong muốn họ sống bên nhau trọn đời, cớ gì phải phơi bày cái đẹp cho người đàn ông khác nhìn ngắm!”.

Ở cửa hàng khu trung tâm thương mại KLCC, tôi đã thấy hai phụ nữ trùm khăn đen kín mít đang lựa áo tắm thời trang trước sự tư vấn của hai ông chồng! Một phụ nữ đến từ Iran cho biết: “Nhiều người nghĩ phụ nữ Hồi giáo luôn phải mặc áo trùm đầu suốt đời. Điều đó không đúng, khi về nhà, hay ở trong khách sạn, chúng tôi luôn chưng diện những bộ âu phục thời trang nhất để gia đình cùng ngắm nhìn. Ở nước chúng tôi có những bãi biển dành riêng cho phụ nữ, vậy tại sao không thể sắm cho mình những bộ áo tắm thời trang nhất!”.

Những người phụ nữ khác theo Hồi giáo mà tôi đã gặp rất thích đi mua sắm, mà toàn là những loại hàng hiệu, đắt tiền. Đi bất cứ trung tâm mua sắm nào ở Malaysia đều thấy bóng dáng những chiếc áo trùm đen. Họ rất điệu nghệ chọn lựa cho mình những mặt hàng thời thượng.

Selena còn cho biết thêm: để nhận diện người thân giữa đám đông, rất đơn giản là chính người phụ nữ nhẹ nhàng gọi tên chồng hoặc ra hiệu bằng ánh mắt, chứ thật ra người đàn ông khó có thể nhận ra vợ mình khi trùm kín trong chiếc áo choàng đen.

Rất hiện đại

Người phụ nữ Hồi giáo luôn yêu thương và kính trọng chồng mình không chỉ vì luật lệ đặt người đàn ông cao hơn phụ nữ, mà đàn ông luôn là trụ cột, gánh vác mọi trách nhiệm trong gia đình, kể cả khi họ được phép lấy 3, 4 vợ như luật Sharia cho phép. Neilson - người hướng dẫn du lịch am hiểu văn hóa Hồi giáo - cho biết: “Dù luật cho phép nhưng rất ít đàn ông Hồi giáo lấy nhiều vợ, bởi khi muốn có nhiều vợ, họ phải có trách nhiệm chu toàn các chi phí cho tất cả các bà vợ cũng như gia đình bên vợ thật đồng đều từ tình cảm đến vật chất. Do đó chỉ những người đàn ông cực giàu hoặc cực khỏe mới dám mơ tới việc nhiều vợ!”.

Tất Đạt, một sinh viên VN đang theo học tại Kuala Lumpur, cho biết: “Trong trường có rất nhiều nữ sinh viên Hồi giáo đến từ Iran, Iraq, Saudi Arabia theo học. Họ rất đẹp, học giỏi và có cuộc sống cũng rất hiện đại như những sinh viên các nước khác cho dù khi lên giảng đường hay bước chân ra những nơi công cộng, họ vẫn mặc trang phục truyền thống trùm kín người”.

Hầu hết những người phụ nữ Hồi giáo mà chúng tôi tiếp xúc đều nói sõi tiếng Anh và rất hiểu biết về cuộc sống hiện đại, họ luôn sẵn sàng tìm hiểu những giá trị văn hóa của tôn giáo khác. Hôm đến xem chương trình ca nhạc trẻ tại KLCC, có rất nhiều nữ sinh Hồi giáo trong trang phục khăn trùm đầu truyền thống vẫn nhún nhảy, hò hét với thần tượng của mình thật điệu nghệ. Nhiều người trẻ tuổi đã biết cách điệu chiếc áo trùm burqa hoặc niqab thành các kiểu thời trang xuống phố với nhiều màu sắc, kiểu dáng vô cùng phong phú và duyên dáng. Cuộc sống của họ rất phong phú chứ không khép kín như nhiều người lầm tưởng.

Mohamah Saleh - một doanh nhân trẻ đến từ Iran - cho biết: “Phụ nữ Hồi giáo rất hiện đại, như vợ tôi đây, cô ấy luôn rành rẽ các loại thiết bị hiện đại, biết lái xe và am hiểu văn học từ cổ chí kim còn hơn cả tôi. Ý nghĩa của chiếc khăn trùm đầu ư? Nó thể hiện sự tôn trọng tín ngưỡng, sự thuần khiết của phụ nữ, luôn dành những gì đẹp nhất, an bình nhất cho chồng con. Ở nước chúng tôi hai tiếng gia đình rất thiêng liêng và bền vững...”.

BINH NGUYÊN

Tại một số quốc gia Ả RẬP, mỗi khi ra ngoài phụ nữ đều phải che mặt bằng một tấm khăn màu đen, mà che thì rất kín, chỉ chừa một lỗ hổng để có thể trông thấy đường đi. Ngoài ra họ còn phải mặc một cái áo dài màu đen, làm cho người trông thấy không còn có thể nhận ra dung mạo thực của họ là như thế nào nữa.

Phần lớn các nước Ả RẬP đều nằm trong vùng sa mạc có nắng nóng chiếu dữ dội và có mưa cát. Nếu vậy thì phụ nữ ở các vùng ấy lẽ ra phải ăn mặc cho thoáng mát hơn một chút, có như thế thì mới thích hợp với khí hậu nóng bức. Vậy thì tại sao họ lại làm người lại mà ăn mặc kín đáo như thế?

Vốn là phụ nữ các nước Ả RẬP đều tin theo đạo I-xlam. Họ bị các giáo lý của I-xlam trói buộc ghê ghớm. Theo các điều ngăn cấm trong giáo lý của người I-xlam thì toàn thân của người phụ nữ đều là những thứ xấu xa. Nếu một người nam giới trông thấy mặt của một người đàn bà lạ thì việc này bị coi là một chuyện chẳng lành. Vì thế phụ nữ dùng khăn đen che mặt là để bảo vệ cho đàn ông, mà cũng là cách giữ gìn cho chính bản thân người phụ nữ đó.

READ:  Tại sao cây xương rồng Saguaros gọi là người khổng lồ của sa mạc

Một số quốc gia Ả RẬP lại còn có giới quy nghiêm ngặt hơn nữa, con gái đến sáu tuổi thì phải ở sâu trong nhà. Đến mười tuổi thì toàn thân phải bọc kín, hễ ra khỏi cửa là phải có khăn che mặt. Hơn nữa lại phải đi trong những ngõ nhỏ và phải đi thật nhanh. Bao giờ họ cũng phải về nhà trước lúc Mặt trời lặn

Phần lớn phụ nữ Ả RẬP thường không đi làm. Dù vẫn có một số ít phụ nữ làm việc trong các cơ quan trực thuộc chính phủ, nhưng khi tiếp xúc với các đồng sự nam giới họ cũng phải dùng khăn che mặt. Còn một số công việc không thể không do phụ nữ đảm nhiệm, như nghề tiếp viên hàng không chẳng hạn thì các công việc này các nước ấy phải mời những cô gái nước ngoài làm.

Tất nhiên, việc phụ nữ ở các nước Ả RẬP dùng khăn che mặt thì cũng có sự khác nhau tuỳ theo quy định của từng nước. Trong các vùng nông thôn hay khu chăn nuôi ở một số nước, phụ nữ không những không dùng khăn che mặt mà còn cùng với nam giới ra đồng hay ra bãi chăn nuôi làm việc. Phụ nữ ở một số địa phương dùng mũ bện bằng cỏ thay cho khăn che mặt. Lại có những nơi phụ nữ dùng khăn trùm đầu hay khăn trùm vai để thay cho khăn che mặt.

READ:  Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày?

Ngày nay, phụ nữ ở các nước Ả RẬP cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu, tư tưởng giải phóng phụ nữ như ở các nước khác trên thế giới. Tại những thành phố lớn, phụ nữ đã bắt đầu bỏ không dùng khăn che mặt và áo dài để ăn vận đúng thời trang và cùng với nam giới tham gia các hoạt động xã hội.

Đằng sau tấm khăn choàng kín màu đen của phụ nữ Hồi giáo là một thế giới riêng với những quy định ngặt nghèo.

Sự thật về chiếc khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo

Du lịch đến các nước thuộc khu vực Trung Đông, không khó để bạn bắt gặp những người phụ nữ Hồi giáo trong trang phục truyền thống. Không giống như nhiều tôn giáo khác trên thế giới, phụ nữ Hồi giáo có lối sống khép kín hơn với trang phục thường thấy là chiếc khăn trùm đầu hay thậm chí che đi cả khuôn mặt. Chính điều này đã tạo nên tấm màn bí ẩn bao trùm lên cuộc sống của họ, cùng vén tấm màn bí ẩn với những sự thật về cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Hồi giáo.

Khăn trùm Hijab

Phụ nữ đạo Hồi khi ra đường đều phải sử dụng khăn Hijab. Khăn choàng chuẩn mực trong đạo Hồi phải che đuợc toàn bộ phần tóc, hai tai, cổ, cho tới ngực. Hai bàn tay và khuôn mặt đuợc phép để lộ. Ở các nuớc Hồi giáo lớn như Ả Rập, phụ nữ đeo cả mạng che mặt, tuy nhiên đây không phải là qui định bắt buộc chung.

Nguời phụ nữ Hồi giáo thuờng mặc váy dài để không để lộ chân, nhưng cũng không có quy định cấm họ mặc quần dài. Những trang phục của phụ nữ Hồi giáo chỉ cần đảm bảo tính “che phủ”, nghĩa là đủ rộng để không lộ đuờng nét cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng các loại vải mỏng, lưới hay xuyên thấu cho trang phục cũng bị cấm.

Cách quấn khăn

Một cô gái Hồi giáo có thể có hàng triệu cách quấn hijab [khăn trùm đầu]. Dù vậy, đa phần phụ nữ Hồi giáo chỉ dùng 5 kiểu trong suốt cuộc đời. Ngay cả khi sinh ra ở nơi là quê hương của hijab, các cô gái Hồi giáo vẫn thường lên mạng internet để học thêm cách đeo loại khăn này.


Trang phục hàng ngày của phụ nữ Hồi giáo hầu như chỉ phủ một màu đen. [Ảnh: Debbie Schlussel]

Quần áo

Chuyện mua quần áo mới với các cô gái theo đạo Hồi là không thể cho đến khi họ tìm được một chiếc hijab phù hợp. Thế nhưng trang phục ra phố của phụ nữ Hồi giáo vẫn chỉ là màu đen tuyền của chiếc khăn phủ bên ngoài.

Ngoài ra, vì phải thường xuyên mang khăn trùm đầu và phủ kín tai, nhiều cô gái theo đạo Hồi thường không nghe rõ những gì người đối diện đang nói.

Ra phố vào ngày hè

Với việc trùm khăn kín cả cơ thể theo đúng phong tục, mùa hè đối với phụ nữ Hồi giáo là một cực hình. Ngày nào họ cũng phải đấu tranh tư tưởng để ra khỏi nhà và mỗi khi trở về, được trút bỏ tấm khăn là một niềm vui lớn.

Đôi khi, phụ nữ theo đạo Hồi cũng cảm thấy chán việc luôn phải giấu mình trong chiếc hijab. Họ thường lười biếng trốn trong nhà cả ngày với lý do "đeo hijab thật quá mất công".

Khách đến nhà

Nếu bạn đột ngột gõ cửa thăm nhà một cô nàng Hồi giáo, rất có thể bạn sẽ phải chôn chân cả tiếng đồng hồ chỉ để chờ chủ nhà đeo hijab. Trong những trường hợp khẩn cấp, họ còn đeo cả chăn thay thế hijab để ra mở cửa.

Nói đùa

Phụ nữ theo đạo Hồi cũng thường bông đùa khi bị hỏi những câu họ cho rằng ngớ ngẩn. Chẳng hạn, nếu nhận được câu hỏi "Cô bị hói phải không?", một phụ nữ Hồi giáo sẽ tỉnh bơ trả lời: "Vâng, cái bướu phía sau đầu tôi chính là một khối u" mà không cảm thấy ngần ngại.

Tóc búi

Các cô gái búi tóc và trùm hijab ở khu vực Trung Đông cũng thường bị đánh giá và cho rằng đang cố tình thu hút sự chú ý từ người xung quanh, nhất là khi họ dùng thêm phụ kiện để tóc gồ lên cao hơn.

Ôm ấp

Ngoài việc trùm hijab, phụ nữ Trung Đông cũng dành nhiều thời gian để tìm cách lảng tránh những cái ôm từ người khác, đặc biệt là nam giới.

Tập thể dục

Phụ nữ Hồi giáo thường không tập thể dục, nhất là với những môn vận động mạnh. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt kết hợp việc mặc quần áo nhiều lớp là chuyện không tưởng đối với họ.

Cập nhật: 17/06/2020 Theo VnExpress/topplus

Video liên quan

Chủ Đề