Tại sao trâu bò thường có hành vi nhai lại trong lúc rảnh rỗi

PTo- Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”. Bằng nghề nuôi trâu, bò vỗ béo thương phẩm, nhiều hộ gia đình của xã đã vươn lên làm giàu, các hộ nuôi thường xuyên từ 5- 10 con trở lên, mỗi năm cho thu nhập ổn định hơn 100 triệu đồng.

Những năm về trước, ở Mai Tùng nghề nuôi trâu, bò thương phẩm chưa phát triển, chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các gia đình. Từ năm 2005 trở lại đây, nghề này phát triển rất sôi động, những tháng cuối năm, đàn trâu được chăm sóc tốt, tăng trọng gấp 2 - 3 lần với mục đích đáp ứng thị trường tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán. Vào thăm gia đình anh Nguyễn Quang Hợp khu 5, chúng tôi tận mắt nhìn đàn trâu đang trong giai đoạn vỗ béo chuẩn bị xuất bán. Dãy chuồng được xây dựng đơn giản nhưng khá sạch sẽ, thoáng mát và có hầm biogas để xử lý chất thải. Hiện gia đình anh đang nuôi 5 con trâu và 10 con bò. Qua trao đổi anh cho biết: Trước đây anh chỉ nuôi 1 đến 2 con chăn thả tranh thủ lúc rảnh rỗi, nhưng rồi thấy nuôi nhốt, cho ăn thêm bã đậu hiệu quả cao hơn, nên 5 năm nay anh đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi tập trung. Mỗi năm gia đình anh nuôi trung bình 3 lứa, mỗi lứa khoảng 5 – 7 con trâu và 10 con bò. Trâu lúc mua về có giá 15- 20 triệu đồng/con, bò khoảng 12- 15 triệu đồng/con, sau 3 - 4 tháng nuôi thì cho xuất chuồng, trung bình một con trâu bán được 25 triệu đồng, cá biệt có con bán được 30 triệu đồng; bò thì bán được 17 – 20 triệu đồng/con. Sau khi trừ chi phí thức ăn tiền bã đậu, cám ngô, cám tổng hợp, mỗi con anh có thể thu lãi được 4 triệu đồng.

Ngay bên cạnh nhà anh Hợp là gia đình anh Nguyễn Văn Đông đã có 15 năm trong nghề nuôi trâu, bò. Xuất phát từ nghề buôn bán trâu, bò qua những lần đi chợ mua trâu, bò ở các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận có nhiều người bán trâu, bò gầy, yếu với giá thấp, từ đó anh mua trâu về nuôi vỗ béo để bán với giá cao hơn. Năm 2013, anh Đông xuất chuồng 3 lứa trâu, bò mỗi lứa lãi vài chục triệu đồng, riêng lứa cuối năm anh nuôi 15 con trâu bán phục vụ dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm được giá lãi gần 60 triệu đồng. Anh Đông cho biết: “Nuôi trâu, bò là nguồn thu nhập chính của gia đình, không tốn công mà hiệu quả kinh tế cao. Thời gian qua chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhưng giá thịt trâu, bò luôn ổn định, được thị trường tiêu thụ mạnh “cung không đủ cầu”, lúc nào cũng trong tình trạng khan hàng”.

Nuôi trâu bò phải chú ý khâu vệ sinh, chuồng trại hàng ngày phải quét dọn sạch sẽ, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Trâu, bò mua về được chủ nhà tắm rửa sạch sẽ, tìm cách diệt các loại côn trùng bám ngoài da. Phong trào nuôi trâu bò hàng hóa từ một vài hộ ban đầu ở Mai Tùng đến nay đã có hơn 200 hộ tham gia. Với tổng đàn gần 1.000 con trên lứa, với vòng quay 2-3 tháng/lứa, tổng lượng trâu bò chu chuyển trong năm lên đến 2.000 con. Theo cách tính khiêm tốn của bà con, mỗi con trâu bò lãi 5 triệu đồng thì hàng năm bà con thu về 1,5 tỷ đồng.

Bằng nghề nuôi trâu bò thương phẩm, nhiều gia đình trong xã Mai Tùng đã vươn lên làm giàu. Tuy nhiên với nguồn vốn đầu tư khá lớn, trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp nên nhiều gia đình chưa mạnh dạn đầu tư theo hướng này. Đây cũng là vấn đề cần sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về vốn, kỹ thuật chăm sóc và đặc biệt có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, để người nông dân ở Mai Tùng có thể phát triển hơn nữa nghề nuôi trâu, bò thương phẩm và có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Công Huy

  • Kỹ thuật điều chỉnh hành vi

Điều trị nhai lại là hỗ trợ. Những bệnh nhân có động lực có thể có đáp ứng với kỹ thuật điều chỉnh hành vi (ví dụ: thư giãn, phản hồi sinh học, tập thở bằng cơ hoành [sử dụng cơ hoành thay vì cơ ngực để hít thở]).

Baclofen có thể có tác dụng, nhưng có hạn chế về dữ liệu hiệu quả và độ an toàn lâu dài. Tư vấn tâm lý có thể hữu ích.

Khi trâu bò nằm nghỉ ngơi tã thấy mõm của chúng nhai không ngừng cứ như chúng đang ăn vậy? Tại sao ở trâu bò lại có hiện tượng đặc biệt này mà các loài động vật khác không có? Chúng ta cùng tìm hiểu bạn nhé.


Sở dĩ ở trâu bò có hiện tượng này là do dạ dày của chúng có cấu tạo rất đặc biệt mà các loài động vật khác không có. Dạ dày của trâu bò gồm có 4ngăn là: Dạ dày chứa (ngăn 1), dạ dày tổ ong (ngăn2), dạ dày lá sách (ngăn3), dạ dày gấp (ngăn4).


Trong 4ngăn này thì dạ dày chứa là ngăn lớn nhất. Phía trước được nối với thực quản, phía sau nối với ngăn thứ 2. Khi ăn cỏ trâu bò không nhai mà chỉ nuốt, thức ăn được tạm thời lưu lại ở dạ dày chứa. Trong dạ dày chứa không có tuyến tiêu hóa nên thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học mà chỉ được ngâm mềm trong nước và nước bọt ở dạ dày. Do hoạt động của vi sinh vật và động vật nguyên sinh sống trong dạ dày, thức ăn bắt đầu được biến đổi. Thức ăn được quay ngược trở lại miệng để nhai kĩ rồi được đưa xuống dạ dày tổ ong nhờ phản xạ nuốt, sau đó thức ăn được đưa vào dạ dày sách và cuối cùng là đến dạ dày gấp. Tại dạ dày gấp thức ăn được biến đổi hoàn toàn.


Trâu bò nhai lại khi nghỉ ngơi chính là chúng đang nhai lại cỏ trong dạ dày chứa được đưa trở lại miệng. Đây là một đặc điểm sinh học để giúp loài động vật ăn cỏ này tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Thật đặc biệt phải không bạn

Hay nhất

Hiện tượng trâu luôn nhai mặc dù trong miệng không có bất kỳ thức ăn nào là một hiện tượng tiêu hóa đặc biệt ở trâu bò và nó được gọi với tên là động vật nhai lại. Không giống như những loại động vật khác, ở trâu bò có 4 dạ dày và chúng được phân biệt theo chức năng là dạ cỏ, dạ tổ ong, lá sách và sách.

Sự phân biệt ra các loại dạ dày này do chúng có chức năng khác nhau, thức ăn mà trâu bò ăn vào không được nhai kỹ mà chuyển từ dạ cỏ đến dạ tổ ong, qua quá trình lên men thức ăn lại quay trở lại lên miệng và sau nhiều lần được nhai đi nhai lại, nó được đưa xuống dạ dày thứ 3 - lá sách, cuối cùng đưa xuống sách hấp thụ. Đây chính là nguyên nhân tại sao trâu bò luôn luôn nhai khi chúng không ăn cỏ.

Ngoài trâu bò ra, còn có một số loài động vật như: dê, hươu, nai, lạc đà cũng có hiện tượng nhai lại. Nguyên nhân các loài động vật này cũng nhai lại là do thói quen được di truyền trong quá trình tiến hóa của chúng; làm như vậy sẽ khiến cho chúng ăn được nhiều hơn, hoặc những lúc thiếu thức ăn thì sẽ nhai lại dần dần. Như vậy chúng vừa đảm bảo được an toàn vừa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Động vật nhai lại là bất kỳ động vật móng guốc nào mà quá trình tiêu hóa thức ăn của chúng diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày. Giai đoạn thứ hai, chúng ợ thức ăn đã phân hủy một phần trong dạ dày trở lại miệng để nhai lại. Động vật nhai lại bao gồm trâu, bò, dê, gold atula, lạc đà, lạc đà không bướu, hươu cao cổ, bò rừng bizon, hươu, nai, linh dương đầu bò và linh dương. Phân bộ Ruminantia bao gồm gần như tất cả các loài này, ngoại trừ lạc đà và lạc đà không bướu, là các loài thuộc về phân bộ Tylopoda. Động vật nhai lại cũng chia sẻ các đặc trưng giải phẫu khác ở chỗ chúng đều là động vật có số lượng ngón chân chẵn (Bộ Guốc chẵn).

Tại sao trâu bò thường có hành vi nhai lại trong lúc rảnh rỗi

Bò và bê

Động vật nhai lại có dạ dày gồm bốn ngăn, được gọi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng. Các thức ăn rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trở lại miệng để chúng nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thành glucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Các sợi thức ăn đã bị phân hủy, bây giờ trở thành phần lỏng của khối thức ăn và chuyển qua dạ cỏ tới ngăn dạ dày tiếp theo là dạ lá sách, tại đây nước bị loại bỏ. Sau quá trình này thức ăn đang tiêu hóa được chuyển tới ngăn cuối cùng là dạ túi khế. Thức ăn trong dạ túi khế được tiêu hóa giống như trong dạ dày người. Cuối cùng thức ăn được chuyển tới ruột non và tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

Gần như tất cả glucoza tạo ra nhờ sự phân hủy xenluloza được các vi khuẩn cộng sinh sử dụng. Động vật nhai lại thu được năng lượng từ các axít béo dễ biến đổi do các vi khuẩn này tạo ra: chẳng hạn axít axêtic, axít propionic và axít butyric.

  • Một trong những yêu cầu của Kashrut (luật về chế độ ăn kiêng của người Do Thái) đối với động vật sống trên đất liền là động vật nhai lại thức ăn của chúng.
  • Từ "nhai lại" trong tiếng Việt khi dùng trong văn chương còn có nghĩa ẩn dụ, chỉ sự lặp lại một điều gì đó của người khác mà không cần suy nghĩ gì. Nó khác với phép ẩn dụ trong tiếng Anh, trong đó động từ ruminate (nhai lại) lại có nghĩa ẩn dụ là sự suy nghĩ thấu đáo hay suy nghĩ sâu sắc.
  • Động vật một dạ dày
  • Phân bộ Nhai lại Ruminantia

  • Sinh lý học tiêu hóa của động vật ăn cỏ Lưu trữ 2017-03-21 tại Wayback Machine - Đại học Colorado
  • Động vật nhai lại tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Động_vật_nhai_lại&oldid=68690874”