Tầm nhìn sứ mệnh giá trị cốt lỗi của viettel năm 2024

Ngày 07/01, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố tái định vị thương hiệu với bộ nhận diện gồm logo và slogan mới. Đây là lần thứ 2 Viettel chủ động thực hiện tái định vị thương hiệu sau lần đầu vào năm 2004.

Sau khi thực hiện xong sứ mệnh “phổ cập dịch vụ viễn thông” ở Việt Nam, từ năm 2018, Viettel tuyên bố sứ mệnh mới “tiên phong kiến tạo xã hội số” và thực hiện chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang một nhà cung cấp dịch vụ số. Đến cuối năm 2020, Viettel đã hình thành 6 nền tảng chủ đạo của một xã hội số gồm: Hạ tầng số, Giải pháp số, Nội dung số, Tài chính số, An ninh mạng và Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Trước đây, giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel là Quan tâm (Caring) và Sáng tạo (Innovative) và 2 giá trị này vẫn được Viettel tiếp tục gìn giữ và phát triển trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu được bổ sung thêm nhân tố Khát khao (Passionate) - thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu. Cả ba giá trị này được Viettel kết tinh trong 1 từ thể hiện cho triết lý thương hiệu là “Diversity” - Cộng hưởng tạo sự khác biệt.

Logo mới của Viettel có màu chủ đạo là đỏ với ý nghĩa của sự trẻ trung, khát khao, đam mê và năng động. Đây cũng là biểu trưng cho màu cờ Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc, sự mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của thương hiệu Viettel.

Về thiết kế, logo mới lược bỏ “dấu ngoặc kép” bao quanh chữ Viettel và phát triển thành khung hội thoại điện tử nhằm gìn giữ tinh thần tôn trọng, lắng nghe và phục vụ con người như những cá thể riêng biệt. Hình khối của logo được giản lược và sử dụng cách viết thường nhằm thể hiện sự cởi mở, thân thiện.

Được xây dựng với cấu trúc mở, slogan mới "Theo cách của bạn" và phiên bản tiếng Anh là “Your way” giúp Viettel truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống.

Thay đổi logo, slogan và bổ sung giá trị cốt lõi cho thương hiệu nhưng tinh thần và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của Viettel vẫn được gìn giữ và duy trì xuyên suốt trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai là tầm nhìn “Sáng tạo vì con người”. Đây điều mà Viettel sẽ tiếp tục thực hiện, không bao giờ thay đổi.

Tập đoàn vẫn giữ tên gọi Viettel - một doanh nghiệp lớn của quốc gia, một tổ chức luôn tự nhận những trọng trách với dân tộc.

Theo Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, cùng với tuyên bố về sứ mệnh “tiên phong kiến tạo xã hội số”, việc tái định vị thương hiệu và ra mắt nhận diện thương hiệu mới thể hiện sự thay đổi sâu sắc trong tâm trí, trong hành động và định hướng tương lai của đơn vị để thực sự là một nhà cung cấp dịch vụ số tiên phong và chủ lực, trong thời đại số của một xã hội đang chuyển dịch số cực kỳ mạnh mẽ./.

Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Hiền Lớp học phần: QTKD1132(221)_

Danh sách thành viên nhóm :

  1. Lê Hải Đức
  2. Ngọc Lê Hồng Hà
  3. Mai Thị Ngọc Hà
  4. Nguyễn Hồng Hạnh
  5. Nguyễn Cúc Phương
  6. Lê Thị Nguyệt Thương
  7. Vi Thi Thanh Trúc
  8. Nguyễn Thị Ngọc Vân
  9. Trần Thảo Vân
MSV: 11200841
MSV: 11201177
MSV: 11201172
MSV: 11201366
MSV: 11203174
MSV: 11203859
MSV: 11208220
MSV: 11207430
MSV: 11208440

MỤC LỤC

  • I. Giới thiệu về Viettel.
    • 1. Thông tin cơ bản
    • 1. Lịch sử phát triển
    • 1. Nhận diện thương hiệu...................................................................................
    • 1. Quan điểm phát triển......................................................................................
  • II. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Viettel.
    • Tầm nhìn của Viettel..........................................................................................
    • 1. Sứ mệnh
    • 1. Mục tiêu chiến lược
  • III. Các giá trị cốt lõi của Viettel.
    • 1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý:
    • 1. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại:...........................................
    • 1. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
    • 1. Sáng tạo là sức sống:
    • 1. Tư duy hệ thống
    • 1. Kết hợp Đông - Tây
    • 1. Truyền thống và cách làm người lính
    • 1. Viettel là ngôi nhà chung
  • IV. Kết luận
    • 1. Nhận xét
    • 1. Kết luận
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Năm 2019 Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao.
  • Năm 2020 Viettel được Vietnam Report xếp hạng thứ 65/500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.
  • Năm 2021 theo Brand Finance, Viettel được định giá trị thương hiệu hơn 6 tỷ USD đứng thứ 10 châu Á và thứ 24 trên thế giới, tăng 4 bậc trên toàn cầu so với năm
  • Sau 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông thì cho đến nay Viettel đã phát triển được thêm 5 ngành nghề mới là: Dịch vụ viễn thông & CNTT; Nghiên cứu sản xuất thiết bị; Công nghiệp quốc phòng; Công nghiệp an ninh mạng và Cung cấp dịch vụ số. Cho đến hiện nay Viettel đã đầu tư được 10 thị trường ở nước ngoài. Bao gồm Châu Á, Châu Mĩ và Châu Phi. Viettel cũng là 1 công ty viễn thông được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh vượt trội nhất tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

3. Nhận diện thương hiệu...................................................................................

Từ lâu, khách hàng đã quen hình ảnh logo Viettel với ba sắc vàng, xanh, trắng làm chủ đạo cùng dấu ngoặc kép cách điệu. Bên cạnh đó, slogan “Hãy nói theo cách của bạn” cũng đã trở nên quen thuộc mỗi khi nhắc đến Viettel. Tuy nhiên, tháng 1/2021, Viettel đã chính thức tuyên bố tái định vị thương hiệu, thay đổi toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu đã trở thành biểu tượng trong gần 20 năm qua. Hình ảnh logo nhận diện thương hiệu mới với sắc đỏ tươi làm chủ đạo, dấu ngoặc kép ở logo cũ được thay đổi thành hình biểu tượng khung hội thoại điện tử. Bên cạnh đó, slogan cũ “Hãy nói theo cách của bạn” cũng đã được đổi thành ” Theo cách của bạn”. Với sự thay đổi này, tập đoàn hướng tới việc thể hiện bản thân một cách rõ ràng hơn trên con đường, chiến lược phát triển ở bối cảnh thời đại mới. Trong đó, màu đỏ mang ý nghĩa của sức trẻ, đam mê, bản lĩnh tiên phong, khát khao sáng tạo. Kết hợp với đó là khung hội thoại điện tử đại diện cho kỷ nguyên công nghệ mới, Viettel hứa hẹn sẽ tiên phong dẫn dắt và đi đầu đưa công nghệ Việt Nam ra thế giới. Đặc biệt, sự rút gọn ở slogan mới: “Theo cách của bạn” cũng là một bước tiến , mang hàm ý tinh tế trao quyền, truyền cảm hứng cho khách hàng để họ thực hiện mong muốn của chính mình và Viettel sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ họ ngay khi có khó khăn, thách thức.

4. Quan điểm phát triển......................................................................................

Suốt chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Viettel vẫn giữ cho mình 5 quan điểm phát triển đã được xây dựng bởi các thế hệ đi trước:

  • Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng: Là một doanh nghiệp quân đội, Viettel luôn ý thức rằng việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng là vô cùng quan trọng và sự phát triển của Viettel luôn gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh (QPAN). Sự kết hợp đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh như: Hệ thống mạng lưới (HTML) Viettel là mạng thường trực thứ hai của quân đội, đồng thời là mạng lưỡng dụng kinh tế và QPAN; Viettel tiên phong trong nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ QPAN; Viettel tiên phong đầu tư ra nước ngoài, góp phần thực hiện chính sách thêm bạn bớt thù, bảo vệ Tổ quốc từ xa; Viettel cũng đã và đang xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Vốn có nguồn gốc là một công ty xây lắp các thiết bị viễn thông, Viettel nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Cho đến nay, Viettel đã xây dựng thành công hạ tầng mạng lưới siêu băng, hạ tầng điện toán đám mây, nền tảng IoT và 5 trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế lớn nhất Việt Nam. Viettel cũng tự hào giúp đất nước bước cùng nhịp với thế giới khi nghiên cứu sản xuất thành công thiết bị 5G.
  • Kinh doanh định hướng khách hàng: Ngay từ khi mới chập chững bước chân vào thị trường, Viettel đã khẳng định tầm quan trọng của việc lấy khách hàng làm trung tâm. Trên thực tế, Viettel luôn chú trọng đầu tư vào nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để đảm bảo đem đến cho người dùng một sản phẩm hoàn hảo nhất, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Hàng năm, Viettel chi khoảng 1 tỷ đồng (khoảng 3% thu nhập tính thuế) cho quỹ nghiên cứu và phát triển.
  • Phát triển nhanh, liên tục cải cách để phát triển: Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nhất là trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay, sự thay đổi còn nhanh hơn nữa và đặc biệt là rất khó phán đoán. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là quy mô mà là khả năng thay đổi, thích ứng nhanh. Vì vậy, Viettel phải thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp mới có thể làm chủ được quá trình và giữ được ổn định.
  • Lấy con người làm yếu tố cốt lõi: Con người ở đây vừa là khách hàng, vừa là các thế hệ cán bộ công nhân viên của Viettel. Vì vậy, con người phải là trung tâm, là cốt lõi của sự phát triển. Trong bối cảnh đại dịch, Viettel cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của quốc gia. Hàng loạt giải pháp đang được sử dụng trong công tác phòng chống dịch như: Hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth); Tờ khai y tế điện tử (Vietnam Health Declaration); Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc, Hệ thống Quản lý tiêm chủng ngừa COVID- 19 Quốc gia...

liên tục đổi mới, sáng tạo với hy vọng cùng khách hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày một hoàn hảo. Với sứ mệnh của mình, Viettel đã cho khách hàng, các đối tác và cả các cán bộ công nhân viên của mình những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi của họ, chẳng hạn như: + Khách hàng của Viettel là ai?: Viettel hướng đến sự đa dạng, phong phú, bình đẳng với mọi khách hàng: Dù bạn ở tầng lớp nào, không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo,... bạn đều sẽ được Viettel coi trọng, quan tâm và lắng nghe theo một cách riêng. Và trên thực tế Viettel đã làm được điều đó: Khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, nếu như các công ty khác chỉ chú trọng vào những thành phố lớn thì Viettel sẵn sàng thiết lập mạng lưới ra cả những vùng sâu vùng xa mới mức phí “ mềm mỏng”, điển hình như Mytel ở Myanmar. + Viettel có những sản phẩm gì?: Mặc dù không nêu rõ ra cụ thể sản phẩm, dịch vụ của công ty là gì, thế nhưng với cam kết “liên tục đổi mới, sáng tạo”, ta có thể thấy rõ rằng Viettel sẽ không bao giờ để khách hàng của mình sử dụng những sản phẩm cũ kỹ, lỗi thời. Điều đó được Viettel thể hiện rõ ràng với sự nâng cấp liên tục từ 3G, 4G và tương lai gần là 5G. Đồng thời, mọi sản phẩm của Viettel đều được gắn liền với nhu cầu, lợi ích khách hàng đúng với tiêu chí “cùng với khách hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo”. + Viettel hướng tới điều gì?: Nhìn vào sứ mệnh này người đọc có thể ngầm hiểu rằng: Mọi hoạt động công ty đều đặt khách hàng làm trung tâm. Và qua đó cũng tạo một tiếng nói chung trong doanh nghiệp là luôn tôn trọng, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của khách hàng để hoàn thiện.

3. Mục tiêu chiến lược

  1. Khái niệm: Là những đích đến mong muốn đạt tới của doanh nghiệp, sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp về hướng, quy mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian. b. Mục tiêu chiến lược của Viettel Với định hướng phát triển vững mạnh trong tương lai, Viettel đã đưa ra những mục tiêu chiến lược rõ ràng, cụ thể:
  • Trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025.
  • Đứng đầu về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam.
  • Chuyển dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam.
  • Tiên phong về công nghệ 5G, IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.
  • Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới. c. Đánh giá mục tiêu chiến lược Về sự liên kết với tầm nhìn và sứ mệnh: Mục tiêu chiến lược này hoàn toàn thích hợp với sứ mệnh “Sáng tạo vì con người” Viettel đã đưa ra qua việc đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam. Về tính cụ thể - dễ hiểu: Với những mục tiêu đã đề ra, phương hướng của Viettel cụ thể, rõ ràng nhưng còn gặp khó khăn trong việc truyền tải tới khách hàng với những từ ngữ chuyên môn khó hiểu như: “cố định băng rộng”, “kiến tạo xã hội số”, “hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số”. Về tính đo lường được Cơ bản các mục tiêu đều có thể đo lường được như “doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ” hay mục tiêu là số một hoặc tiên phong trong một lĩnh vực nào đấy. Về tính phân quyền Những mục tiêu được đề ra là phương hướng chung cho cả tập đoàn, vì vậy tính phần quyền chưa có sự xuất hiện ở đây. Về tính thực tế - khả thi Dựa trên tình hình hiện tại của Viettel với:
  • Gần 120 trạm phát sóng 2G - 5G được lắp đặt trên toàn quốc kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
  • Mạng 4G lớn nhất Việt Nam với 45 trạm phát sóng, độ phủ đạt 97% dân số.
  • Hạ tầng Gpon lớn nhất Việt Nam với hơn 11 triệu cổng, cung cấp tới 100% số huyện, huyện đảo gần bờ và 95% số xã trên toàn quốc. => Hoàn toàn có thể khẳng định, những mục tiêu được Viettel đưa ra đều đã được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên năng lực thực tế của doanh nghiệp để có thể hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Về tính có thời hạn xác định Chỉ duy nhất một mục tiêu “đạt doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ” có thời hạn là vào năm 2025. Các mục tiêu còn lại đều không có thời hạn xác định. III. Các giá trị cốt lõi của Viettel.

1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý:

“Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là vĩnh viễn xanh tươi” - “Faust”, Johann von Wolfgang Goethe

Viettel luôn tự nhận thức để thay đổi: luôn thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường cạnh tranh - sự thay đổi luôn diễn ra từng ngày, từng giờ. Viettel luôn nhận thức được rằng: mỗi giai đoạn, mỗi quy mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp, đây cũng chính là giá trị mà Viettel đã đề cập đến trong những quan điểm phát triển của mình - Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là quy mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh. Chính vì vậy Viettel liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp với sự thay đổi và yêu cầu của môi trường. Viettel luôn tư duy không ngừng để điều chỉnh lại sách lược, bộ máy quản lý để đáp ứng thời thế. Chẳng hạn như:

  • Sau khi thực hiện xong mục tiêu “Phổ cập dịch vụ viễn thông” ở Việt Nam, từ năm 2018, Viettel lập tức tuyên bố mục tiêu mới “Tiên phong kiến tạo xã hội số” và thực hiện chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang một nhà cung cấp dịch vụ số.
  • Viettel mở rộng thị trường ra thế giới: Campuchia là nước đầu tiên. Khi ấy đoàn chỉ gồm có 6 người Viettel đến từ Việt Nam, vật lộn học hành, tìm hiểu, làm tất cả mọi việc để xử lý các thủ tục giấy tờ, xin giấy phép, triển khai dự án và chính thức kinh doanh với tên Metfone. Những nơi xa xôi, hiểm trở và hẻo lánh không có nhà mạng nào muốn đến đặt trạm thì đều có dấu chân Metfone. Chỉ mất 2 năm, Metfone đã nắm giữ 46% thị phần di động, 60% thị phần cố định băng rộng đánh bại các đối thủ ,giành vị trí số 1, vị trí đó vẫn được duy trì cho đến nay.
  • Đội ngũ kỹ sư của Viettel đã phát triển hệ thống thiết bị gNode 5G trong 6 tháng (từ tháng 6 - 9) với nền tảng kinh nghiệm từ quá trình tự nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng BTS cho 4G - eNodeB và quá trình nghiên cứu tiền khả thi 5G. Chỉ sau 8 tháng kể từ ngày Viettel là nhà mạng thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác, Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Đại diện Tập đoàn Viettel cho biết, hiện trên thế giới chỉ có 4 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G, gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. Những điều trên đã cho thấy, Viettel luôn sẵn sàng thích ứng, thay đổi để phù hợp với môi trường; luôn tạo được lợi thế dẫn đầu, lợi thế cạnh tranh.

4. Sáng tạo là sức sống:

“Suy nghĩ không cũ về những gì không mới và trân trọng tôn vinh những ý tưởng nhỏ nhất.”, trích tuyên bố Văn hóa số Viettel Với phương châm này, tại Viettel, hầu hết các nhân sự đều thấm nhuần quan điểm rằng sáng tạo sẽ tạo ra sự khác biệt, không có sự khác biệt nghĩa là chết. Vì thế, Viettel thực hiện hóa những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng nhân viên Viettel

mà của cả khách hàng. Cũng vì thế, Viettel đã từng có câu slogan độc đáo “Hãy nói theo cách của bạn” và bây giờ là “Theo cách của bạn”. Viettel luôn xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi thành viên Viettel hàng ngày có thể sáng tạo, bất kể vị trí nào. Sự sáng tạo không chỉ đến từ một phía nhân viên, mà những nhà quản lý cũng cần xây dựng môi trường để truyền cảm hứng và khuyến khích nhân viên sáng tạo. Đó cũng là lý do, Viettel luôn gây ấn tượng với công chúng với các chính sách nhân sự độc đáo như “Ngày hội ý tưởng” được tổ chức rất đều đặn, thời gian tập thể dục giữa giờ tại công ty và cả chính sách đãi ngộ dành cho người nhà của nhân viên. Chính những yếu tố này càng khiến nhân viên gắn bó với Viettel và bằng lòng cống hiến nhiều hơn. Thông thường, phần lớn các doanh nghiệp sẽ có một bộ phận nghiên cứu phát triển riêng, coi sự sáng tạo được mặc định ở một số người hay một nhóm người trong tổ chức. Thế nhưng, ở Viettel, sự sáng tạo được lan tỏa ở khắp nơi, ở mỗi người Viettel. Với Viettel, giới hạn số lượng người sáng tạo đồng nghĩa với giới hạn những ý tưởng. Viettel luôn huy động sáng tạo ở tất cả những người Viettel và còn muốn huy động cả những người trong xã hội, từ chính những khách hàng của doanh nghiệp. Như vậy, nguồn sáng tạo của Viettel sẽ không bao giờ cạn. Sáng tạo của viettel là sáng tạo của mọi người.

5. Tư duy hệ thống

“Để quản lý một môi trường kinh doanh đồ sộ như Viettel chắc chắn không phải điều đơn giản, có quá nhiều sự phức tạp để điều hành từng chi nhánh, phân định nhiệm vụ, cho đến đảm bảo sự trơn chu. Chính vì thế, văn hóa doanh nghiệp Viettel cần tuân theo tư duy hệ thống nhất quán để đơn giản hóa quá trình truyền đạt này.”

  • thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm quyền Tổng giám đốc tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, trả lời khi được hỏi về cách quản lí của mình. Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp nên quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cần theo tư duy hệ thống để đơn giản hoá. Mỗi một tổ chức phải có tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt hệ thống làm nền tảng. Một hệ thống muốn phát triển nhanh thì cần được chuyên nghiệp hoá, hệ thống tốt thì con người mới tốt lên được. Hệ thống tốt tự vận hành sẽ giải quyết được trên 70% công việc. Viettel xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động của doanh nghiệp. Viettel vận dụng quy trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề → Tìm hiểu nguyên nhân → Tìm giải pháp → Tổ chức thực hiện → kiểm tra và đánh giá thực hiện. Theo Viettel, nhân viên Viettel phải hiểu vấn đề gốc: làm được là 30%, nói được cho người khác hiểu là 30%, viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 40%.

7. Truyền thống và cách làm người lính

“Những nhà sáng lập của Viettel có xuất thân ban đầu là những người lính, khởi đầu từ hai bàn tay trắng nhưng với tinh thần, ý chí kiên cường của người lính trong môi trường quân đội, Viettel đã làm nên một cuộc cách mạng về viễn thông không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.” – thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm quyền Tổng giám đốc tập đoàn tự hào khi nói về truyền thống của Viettel Chúng ta không thể phủ nhận một điều làm nên sự thành công “thần tốc” của tập đoàn viễn thông Viettel là sự lãnh đạo của Quân đội Nhân dân Việt Nam và văn hóa “người lính”: xông pha, không ngại gian khó, kiên định với lý tưởng của mình. Chính vì có lịch sử hình thành từ quân đội nên có lẽ văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Viettel phát triển “thần tốc” như ngày hôm nay chính là nhờ văn hoá “người lính” này. Vậy nên, có lẽ ít nhiều chiến lược của Viettel cũng ảnh hưởng bởi những “chiến thuật” trong quân đội. Viettel đã áp dụng truyền thống và cách làm người lính vào hoạt động của mình và Viettel có được thành công ngày hôm nay cũng chính là dựa vào những giá trị ấy.

  • Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn. ● Tính kỷ luật: Ở Viettel tính kỷ luật đã giúp nhanh chóng xây dựng được một tổ chức có quy mô lớn nhưng vẫn là một thể thống nhất. Tính kỷ luật còn giúp Viettel điều hành công việc một cách trôi chảy đạt hiệu quả cao, khiến cho người Viettel luôn hành động giống nhau và tạo sự khác biệt với các doanh nghiệp khác. ● Tính đoàn kết: Ở Viettel việc giữ gìn sự đoàn kết được coi trọng như giữ gìn con ngươi của mắt mình , Người Viettel coi Viettel là ngôi nhà thứ 2 để hy sinh vì ngôi nhà chung, yêu thương và cùng xây dựng. Đó chính là cơ sở để xây dựng tình đoàn kết và xây dựng Ngôi nhà Viettel phát triển bền vững.
  • Cách làm quân đội : Quyết đoán, Nhanh, Triệt để. ● Cách làm Quyết đoán: Trong Quân đội không có thời gian cho sự chần chừ, do dự. Trong kinh doanh, cơ hội chỉ đến 1 lần và sẽ luôn có những cạnh tranh. Nếu không quyết định nhanh, cơ hội sẽ không bao giờ trở lại. Viettel thành công như ngày hôm nay cũng là nhờ có những quyết định dứt khoát vào những thời điểm quan trọng. ● Cách làm Nhanh: Triển khai nhanh các ý tưởng, các quyết định, các chiến lược chính là yếu tố quyết định thành công. Việc triển khai nhanh ở Viettel đã giúp Viettel có được nhiều cơ hội. Như việc đẩy mạnh kinh doanh về nông thôn đã giúp Viettel có được một phân khúc thị trường khác mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua. ● Cách làm Triệt để: Hoạt động, xử lý công việc triệt để giúp Viettel giải quyết vấn đề đến gốc và rút ra kinh nghiệm, nếu không làm đến cùng sẽ phí phạm tài nguyên và công sức.

Với những người đã từng tham gia quân đội, khi nhắc đến những giá trị nêu trên thì thấy đó đều là những điều hiển nhiên đã ngấm vào trong máu, đã trở thành hơi thở và họ thấy tự hào với truyền thống Quân đội. Viettel đã một lần nữa chứng minh được tính hiệu quả của cách thức hoạt động này ở ngay cả thời bình, ngay cả trong cuộc sống bình thường. Việc trong một doanh nghiệp Quân đội có những giá trị văn hóa thực sự là những tinh túy được chắt lọc để gìn giữ và phát huy ở cuộc sống hiện đại với những giá trị của truyền thống và cách làm người lính.

8. Viettel là ngôi nhà chung

“Tại Viettel, mỗi cá nhân giống như một bánh răng để giúp cỗ máy lớn (doanh nghiệp) chạy trơn tru.” – ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Viettel. Mỗi người Viettel luôn cần có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lấy việc làm nhóm để phát triển cá nhân. Theo năm tháng, những viên gạch mà nhân viên xây dựng nên sẽ là bệ đỡ để văn hóa doanh nghiệp Viettel khẳng định ngày càng vững mạnh. Trước đây, người Viettel tin rằng, để tạo ra được sự thống nhất, và kiểm soát được bộ máy cồng kềnh , chỉ cần áp dụng tối đa công nghệ thông tin vào hoạt động. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh chỉ điều đó là chưa đủ. Ngay cả các công ty của Tây Âu - vốn rất coi trọng tính quy trình và Công nghệ thông tin cũng cho rằng một tổ chức muốn lớn mạnh phải dựa nhiều vào ý thức, trách nhiệm, niềm tin của từng người trong tổ chức. Viettel đã nỗ lực rất nhiều để xây dựng được một môi trường làm việc thân thiện, xây dựng một Ngôi nhà chung cho toàn bộ đội ngũ nhân viên đã và đang cống hiến. Đây là mục tiêu lớn nhất mà tập đoàn muốn hướng tới. Viettel gây dựng được 7 giá trị văn hóa trước đó cũng là tiền đề cho giá trị thứ 8 - Ngôi nhà chung Viettel. Viettel quan điểm rằng một tổ chức muốn lớn mạnh phải dựa nhiều vào ý thức, trách nhiệm, niềm tin của từng người trong tổ chức. Không chỉ vậy, Viettel còn nhận thấy, để làm cho khách hàng hạnh phúc thì trước hết nhân viên của mình phải hạnh phúc. Vậy nên, Viettel luôn tôn trọng những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên và luôn lấy việc làm nhóm để phát triển các cá nhân. Ở Viettel, mỗi nhân viên là một cá thể riêng biệt, nhưng cùng sống và làm việc trong một ngôi nhà chung mang tên Viettel. Mỗi người trong ngôi nhà ấy, qua các thế hệ sẽ xếp lên những viên gạch để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Viettel ngày càng vững mạnh. Mỗi nhân viên làm việc tại Viettel đều có đóng góp nhất định cho Viettel và đều được Viettel ghi nhận. Viettel cũng quan niệm không có viên gạch nào lớn hơn viên gạch nào. Mà mỗi viên gạch đều có vị trí, trọng trách riêng của mình. Có viên gạch cần cho phần móng, có viên gạch cần cho phần tường, có viên gạch cần cho phần mái..à để có ngôi nhà bền vững, to đẹp thì các viên gạch đều cần kết dính chặt chẽ với nhau.

2. Kết luận

Viettel là một tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Thương hiệu của Viettel được hình thành và khẳng định trong quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành của công ty dưới sự đóng góp của các thế hệ các bộ, công nhân viên, cộng tác viên. Chất lượng phục vụ, mạng lưới, kênh phân phối rộng lớn, công tác chăm sóc khách hàng của Viettel đã đưa Viettel lên một tầm cao mới, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Sự thành công của Viettel hiện nay là kết quả của sự liên kết chặt chẽ giữa sứ mệnh với tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, đồng thời gìn giữ được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Những thành công ấy là sự ghi nhận xứng đáng dành cho Viettel nhưng cũng chính là lời khẳng định của Viettel với khách hàng, với đối tác và với chính bản thân mình: “Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel sẽ luôn thực hiện tốt sứ mệnh, cố gắng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và sẽ luôn giữ được những giá trị cơ bản đã song hành với lịch sử của tập đoàn.”./