Tăng khả năng gõ và định dạng văn bản của học sinh lớp 3

Lựa chọn được một đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học hay là bạn đã có thể gây được ấn tượng ban đầu cực kỳ tốt đối với người đọc, hội đồng giám khảo. Tuy nhiên, việc lựa chọn đề tài sao cho phù hợp và ưng ý không phải là một điều dễ dàng.

Trong bài viết dưới đây, Luận văn 1080 sẽ chia sẻ đến bạn những đề tài sáng kiến môn tin học tiểu học hay nhất được chúng tôi tổng hợp đầy đủ và chi tiết cho bạn tham khảo.

Xem thêm các bài viết khác:

Các Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Quản Lý Cơ Sở Vật Chất

Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học

Mục lục

Chọn một đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học hay đòi hỏi người thực hiện phải đầu tư nhiều thời gian, công sức tìm hiểu và nghiên cứu. Để quá trình đó được thực hiện một cách hiệu quả thì bạn cần chú ý đến một số những lưu ý, mẹo nhỏ sau đây giúp bạn chọn được đề tài sáng kiến ưng ý nhất:

Một số tip khi chọn sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học

- Tham khảo các đề tài trước đó: Việc tham khảo sẽ giúp bạn học hỏi được những kinh nghiệm khai thác đề tài, góc nhìn của người đi trước từ đó áp dụng vào với bản thân mình.

- Cân nhắc đến yếu tố khả thi của đề tài: Một đề tài hay trước hết cần phải đáp ứng yếu tố phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của chính bạn và chính đối tượng và bạn thực hiện sáng kiến. 

- Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm: Những người có kinh nghiệm trong việc làm sáng kiến hoặc những người có kiến thức chuyên môn sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích về giải pháp cho sáng kiến. Có thể bạn nhận thấy những vấn đề hiện hữu tại cơ sở giáo dục nhưng chưa tìm ra được giải pháp, những người “cố vấn” này có thể sẽ giúp bạn giải quyết chúng một cách tốt nhất. 

2. List 60 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học

2.1 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học lớp 1

  1. Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở lớp 1
  2. Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học 1
  3. Một số kinh nghiệm tích hợp liên môn trong Tin học 1 tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu năm học 2018 - 2019
  4. Tạo hứng thú học môn Tin Học lớp 1 thông qua hệ thống bài tập
  5. Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 1 tại trường Tiểu học Láng Thượng 
  6. Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học lớp 1
  7. Phương pháp giúp học sinh lớp 1 làm quen nhanh với máy tính
  8. Kinh nghiệm để học sinh sử dụng thành thạo các thao tác với chuột máy tính
  9. Sáng kiến giúp học sinh nắm chắc thao tác với trỏ chuột thông qua các trò chơi
  10.  Phương pháp giúp học sinh thành thạo kéo thả chuột môn Tin học 1
  11. Hướng dẫn học sinh học thao tác nhấp chuột hiệu quả, đúng cách 
  12. Biện pháp dạy tốt bài thao tác nháy đúp chuột trái trong môn Tin học lớp 1

2.2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học lớp 2

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học lớp 2
  1. Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở lớp 2
  2. Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học 2
  3. Một số kinh nghiệm tích hợp liên môn trong Tin học 2 tại trường Tiểu Học Dịch Vọng trong năm học 2015-2016
  4. Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Tin học lớp 2
  5. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 2
  6. Biện pháp dạy tốt bài làm việc với máy tính môn Tin học lớp 2
  7. Giải pháp giúp học sinh học tốt luyện tập gõ bàn phím
  8. Sáng kiến phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi làm quen với Paint
  9. Trò chơi GCOMPRIS giúp học sinh tiếp thu kiến thức tin học hiệu quả
  10. Chơi trò chơi chữ cái nhằm luyện tập khả năng gõ bàn phím của học sinh lớp 2
  11. Dạy tốt bài Học tiếng anh với FAST HANDS trong môn tin học lớp 2
  12. Phương pháp kiểm tra trình độ môn tin học của học sinh lớp 2 hiệu quả

2.3 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học lớp 3

  1. Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở lớp 3
  2. Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học 3
  3. Một số kinh nghiệm tích hợp liên môn trong Tin học 3 tại trường Tiểu học Uy Nỗ 
  4. Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3
  5. Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra đánh giá môn Tin học 3
  6. Phương pháp giúp học sinh học tập và ôn luyện môn Tin học 3 hiệu quả
  7. Tăng khả năng gõ và định dạng văn bản của học sinh lớp 3
  8. Giảng dạy kiến thức về các khu vực chung của máy tính hiệu quả
  9. Kinh nghiệm ra đề thi cuối kỳ môn Tin học 3
  10. Nâng cao chất lượng giảng dạy giúp học sinh nhận diện các bộ phận và chức năng cơ bản của máy tính
  11. Kinh nghiệm biên soạn giáo án môn Tin học lớp 3
  12. Biện pháp giúp học sinh lớp 3 củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải đề môn Tin học

2.4 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học lớp 4

  1. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt môn Tin học khối lớp 4
  2. Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học ở lớp 4
  3. Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học 4
  4. Một số kinh nghiệm tích hợp liên môn trong Tin học 4 tại trường Tiểu học Vân Hà 
  5. Hướng dẫn học sinh thực hành môn Tin học phù hợp lực học, khả năng của mỗi học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Tin học của học sinh
  6. Sáng kiến nâng cao khả năng gõ văn bản, cách gõ Tiếng Việt và chỉnh sửa văn bản
  7. Kinh nghiệm khai thác phần mềm học tập cho môn Tin học lớp 4
  8. Biện pháp giảng dạy hiệu quả cho học sinh kiến thức về sử dụng thanh công cụ
  9. Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá thông qua việc ra đề thi cuối kỳ môn Tin học 4
  10. Nâng cao kỹ năng năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học môn Tin học 4
  11. Phương pháp củng cố cách gõ các phím số cho học sinh
  12. Biện pháp giúp học sinh nắm được cách sử dụng đĩa cứng, đĩa mềm

2.5 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học lớp 5

  1. Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học 5
  2. Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học lớp 5
  3. Một số kinh nghiệm tích hợp liên môn trong Tin học 5 tại trường Tiểu học Archimedes 
  4. Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 5
  5. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học 5
  6. Giải pháp dạy tốt bài Tổ chức thông tin trong máy tính môn Tin học 5
  7. Sáng kiến giúp học sinh thực hành sử dụng bình phun màu trong phần mềm đồ họa Paint một cách thành thạo
  8. Giúp học sinh tiếp cận kiến thức trong bài Thế giới hình học trong Logo
  9. Kinh nghiệm đánh giá kỹ năng gõ bàn phím của học sinh lớp 5
  10. Sáng kiến phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua bài giảng Ghi nhạc bằng Encore môn tin học 5
  11. Sáng tạo trong việc truyền tải kiến thức môn tin học 5
  12. Kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh lớp 5 kiến thức tạo bảng và chèn hình ảnh môn Tin học lớp 5

Tìm hiểu thêm các đề tài về sáng kiến kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Luận văn 1080

Trên đây là những đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học hay nhất mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi đua của mình.

Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào cần giải đáp và hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luận văn 1080 qua SĐT: 096 999 1080 hoặc Email: để được trợ giúp sớm nhất. 

Tóm tắt nội dung tài liệu

Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        



Mục lục

TT Nội dung Trang
1  Lí do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Nội dung 3
3.1 Thực trạng 3
3.2 Nguyên nhân 4
3.3 Giải pháp 5
3.4 Hiệu quả đạt được 8
3.5 Bài học kinh nghiệm 8
4 Đề xuất, kiến nghị 9
5 Khả năng, đối tượng và địa chỉ áp dụng 10




Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 1 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG

 SOẠN THẢO VĂN BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ nước ta trên con đường đổi mới, chính sách mở hội nhập 
với các nước cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin trên thế giới do đó môn  
tin học ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn. Chúng ta cũng xác định thấy rõ 
vị  trí, tầm quan trọng của môn học này vừa là một phương tiện để  hoà nhập  
với cộng đồng các nước. Môn Tin học vừa giúp học sinh có thêm vốn kiến 
thức vừa tạo điều kiện để  tiếp cận thông tin của các nước và khoa học kĩ 
thuật mới tiên tiến. Nhưng trên thực tế suy nghĩ của phụ huynh và học sinh thì 
môn Tin học là môn học mới còn rất xa lạ đối với các em. Người giáo viên cần  
giúp học sinh bước đầu làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ 
thông tin như: Một số  bộ  phận của máy tính, một số  thuật ngữ  thường dùng,  
rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính…

2. Mục tiêu của đề tài:
Là một giáo viên dạy tin học tiểu học tôi rất hiểu các em rất thích thú việc  
say mê sử dụng máy tính của các em nhỏ khi mới thực hành trên máy tính đặc  
biệt là những trò chơi phần mềm phục vụ  học tâp. Chính vì vậy tôi luôn đặt 
cho mình làm sao hướng cho các em hiểu công việc sử dụng máy tính như thế 
nào cho đúng đặc biệt là tư thế ngồi và các ngón tay gõ các phím phải đúng vị 
trí từng ngón để sau này phục vụ cho các em không vướn vào những bệnh vẹo  
cột sống hay cận thị và tạo phong cách chuyên nghiệp khi sử dụng máy tính gõ 
được mười ngón. Ngày nay, kiến thức, kỹ  năng Công nghệ  thông tin là một 
trong những văn hóa thiết yếu mà học sinh cần được trang bị  cho học tập và 
cho cuộc sống. Giúp các em có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt  
động học tập, lao động xã hội hiện đại và có thái độ  đúng khi sử  dụng máy 


Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 2 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
tính các sản phẩm Tin học. Với nhiều năm công tác, tôi được phân công giảng 
dạy môn Tin học của trường đã đúc kết “Một số  biện pháp rèn kỹ  năng soạn 
thảo văn bản cho học sinh tiểu học”.
3. Nội dung:
3.1. Thực trạng của vấn đề:

Trường Tiểu học Thuận An với số lượng học sinh rất đông điều kiện nhà 
trường thì số  lượng máy không đủ  phục vụ  đầy đủ  cho học sinh mỗi em một 
máy tính mà 2­3 học sinh trên một máy khi thực hành để đạt được mục tiêu em  
nào cũng được thực hành trên máy thì thời gian tiếp xúc với máy rất ít, nên việc 
soạn thảo văn bản của các em còn rất hạn chế. Trong nhà trường, Tin học là 
một bộ môn khá mới mẻ, có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê tìm hiểu với 
học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn cho người học. Do  
đó giáo viên cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể giúp cho các  
em có hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn này.

a. Thuận lợi

Địa điểm Trường tiểu học Thuận An nằm tại trung tâm thị xã Long Mỹ 
nên có điều kiện rất thuận lợi việc tiếp xúc với môn tin học. Được gia đình 
quan tâm và ủng hộ việc học tin học của các em. Đặc biệt là  sự  quan tâm rất 
lớn của lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể  trong trường cũng như  đồng 
nghiệp tạo điều kiện để các em có phòng máy học tập.

Giáo viên được đào tạo chuyên ngành Tin học để  đáp  ứng nhu cầu dạy  
và học cho môn học này.

Đối với học sinh môn học này là môn học trực quan sinh động nên các  
em rất hưng thú đặc biệt là trong giờ thực hành. Chính vì vậy học sinh nơi đây 
rất yêu thích môn học, có tinh thần học hỏi và say mê môn học.

b. Khó khăn


Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 3 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
Trong nhà trường có một phòng máy để cho học sinh học nhưng vẫn còn 
hạn chế về số lượng máy.

Đa số  các em  ở  vùng nông thôn còn nghèo nên không có điều kiện mua 
máy tính chỉ được học ở trường.

Chủ  yếu các em nghe và thực hành tại lớp về  nhà không có điều kiện 
thực hành thêm.

          Các em còn nhỏ nên hay mê chơi không chú ý vào bài học và chưa thấy  
được tầm quan trọng của môn học này nên còn lơ là trong việc học.

         Đa số phụ huynh học sinh ít được học môn Tin học nên không thể hướng 
dẫn con em mình.

         Do môn Tin học là môn mới đưa vào chương trình giảng dạy nên trong  
quá trình giảng dạy môn Tin học ở các lớp luôn tồn tại những ưu điểm, khuyết  
điểm khác nhau. Do đó tôi luôn tự  tìm tòi và học hỏi để  rút kinh nghiệm góp 
phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh, giúp các 
em sử dụng máy tính thành thạo hơn, đồng thời giúp các em hiểu biết về một 
số  phần mềm như: phần mềm vẽ, phần mềm soạn thảo văn bản phần mềm  
luyện gõ. Trong đó để  giúp học sinh trình bày đoạn văn bản sau cho đẹp, 
nhuần nhuyễn hơn.

 3.2. Nguyên nhân:
Do các em học sinh chưa nắm bắt được qui tắc soạn thảo văn bản và cách  
phân công các ngón tay đúng vị trí nên khi đánh văn bản còn lúng túng là phím 
này phải gõ ngón nào. Nên đa phần các em soạn thảo văn bản rất chậm và còn 
thiếu soát dấu và cách để dấu chưa đúng theo qui định. 
Mặt khác do những nguyên nhân sau:
­ Thứ nhất đa phần học sinh tiếp xúc với máy tính đối với tiểu học còn quá 
ít.


Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 4 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
­ Thứ  hai là cơ  sở  vật chất trong trường còn hạn chế  phòng máy trường 
chưa đủ nhiều để phục vụ cho các em.
­  Cuối cùng là thời gian học sinh thực hành soạn thảo văn bản quá ít nên  
tiếp thu rất chậm, bên cạnh đó các em chưa nhận định được các thiếu soát và 
cái sai của mình khi soạn thảo văn bản.
3.3. Giải pháp:

Để soạn thảo một văn bản hoàn thiện không phải là đơn thuần mà đòi hỏi  
các em phải có kỹ năng xử  lý văn bản. Mặt khác các em còn nhỏ  nên khi ứng 
dụng soạn một bài tập làm văn trên máy tính thì gặp nhiều khó khăn hơn là 
viết trên giấy.

3.3.1. Để  giúp các em soạn thảo văn bản thành thạo nhất các em phải 
nắm được phần mềm soạn thảo là word.

Ngay từ  bài học đầu tiên giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận  
biết được biểu tượng của phần mềm soạn thảo và cách khởi động phần mềm 
như thế nào?

Trước tiên người giáo viên phải cho học sinh xem hình  ảnh của biểu  
tượng của phần mềm này và thực hành mẫu cho học sinh cách khởi động phần 
mềm.

Ví dụ: Để xem hình ảnh của biểu tượng phần mềm soạn thảo có hai cách một 
là giáo viên cho học sinh xem trực tiếp biểu tượng trên máy tính, hai là có thể 
cho học sinh xem hình ảnh trên giấy.

Hướng dẫn cho học sinh các bước để mở một phần mềm có nhiều cách:

­ Cách 1: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm.

­ Cách 2: Nhấp chuột phải vào biểu tượng rồi chọn open.

3.3.2. Các em phải nắm được các nút lệnh nằm trên thanh công cụ.


Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 5 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
Để  một bài soạn thảo nhanh và đẹp đòi hỏi chúng ta phải nắm vững 
từng nút lệnh và tác dụng của các nút lệnh đó. 

 Ví dụ: Để căn chỉnh một đoạn văn bản theo yêu cầu của bài các em cần nắm  
được nút lệnh nào để  căn chỉnh. Để  căn chỉnh chứng ta có 4 nút lệnh sau: căn 
thẳng lề  trái, lề phải, căn giữa và căn đều và biểu tượng của các kiểu căn lề 

này là: .

3.3.3. Một số kỹ năng và thao tác soạn thảo văn bản. 

Đầu   tiên   giáo   viên   hướng   dẫn   cho   học   sinh   nắm   rõ   khái   niệm  ký 
tự, từ, câu, dòng, đoạn trong soạn thảo văn bản các ký tự. Ký tự  là những con 
số, chữ, các ký tự  đặc biệt…Phần lớn tất cả các ký tự  này được nhập từ  bàn  
phím. 

Khi soạn thảo văn bản, đối tượng chủ  yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc là  
các ký tự. Các ký tự phần lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn phím. Nhiều ký tự 
khác ký tự trắng ghép lại với nhau thành một từ. Tập hợp các từ kết thúc bằng 
dấu ngắt câu, ví dụ  dấu chấm [.] gọi là câu. Nhiều câu có liên quan với nhau 
hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản.

Trong các phần mềm soạn thảo văn bản, đoạn văn bản được kết thúc  
bằng cách nhấn phím Enter. Như vậy phím Enter dùng khi cần tạo ra một đoạn  
văn bản mới. Đoạn là thành phần rất quan trọng của văn bản. Nhiều định dạng 
sẽ  được áp đặt cho đoạn như  căn lề, kiểu dáng… Nếu trong một đoạn văn 
bản, ta cần ngắt xuống dòng, lúc đó dùng tổ  hợp Shift+Enter. Thông thường, 
giãn cách giữa các đoạn văn bản sẽ lớn hơn giữa các dòng trong một đoạn.

Tiếp theo là nguyên tắc tự  xuống dòng của từ  trong soạn thảo Văn  
bản.

Trong quá trình soạn thảo văn bản, khi gõ đến cuối dòng, phần mềm sẽ 
thực hiện động tác tự xuống dòng. Nguyên tắc của việc tự động xuống dòng là 

Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 6 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
không được làm ngắt đôi một từ. Do vậy nếu không đủ  chỗ  để hiển thị cả từ 
trên hàng, máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống hàng tiếp theo. Vị trí của từ bị ngắt  
dòng do vậy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ rộng trang giấy  
in, độ  rộng cửa sổ  màn hình, kích thước chữ. Do đó, nếu không có lý do để 
ngắt dòng, ta cứ  tiếp tục gõ dù con trỏ  đã nằm cuối dòng. Việc quyết định 
ngắt dòng tại đâu sẽ do máy tính lựa chọn.

Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sử 
dụng các phím tạo ra các ngắt dòng “nhân tạo” như các. 
phím Enter, Shift+Enter hoặc Ctrl+Enter. Nếu ta sử dụng các phím này, máy 
tính sẽ luôn ngắt dòng tại vị trí đó.

Nguyên tắc tự  xuống dòng của từ  là một trong những nguyên tắc quan 
trọng nhất của soạn thảo văn bản trên máy tính. Đây là đặc thù chỉ có đối với 
công việc soạn thảo trên máy tính và không có đối với việc gõ máy chữ  hay  
viết tay. Chính vì điều này mà đã nảy sinh một số  quy  tắc mới đặc thù cho 
công việc soạn thảo trên máy tính.

­ Học sinh cần quan sát và thực hiện các thao tác khi sử dụng chuột như 
kéo thả, nhấp chuột…

­ Cho học sinh gõ nội dung đoạn văn bản vào máy tính. Trọng khi gõ thì  
con trỏ di chuyển liên tục từ trái sang phải và tự động xuống dòng khi hết một  
dòng. Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các phím mũi tên [dùng 
để di chuyển], phím end …

­ Hướng dẫn cho các em nắm được quy tắc gõ văn bản là “gõ chữ trước 
bỏ dấu sau”.

­ Hướng dẫn các em nắm vững quy tắc gõ chữ  tiếng việt với các kiểu  
gõ là Telex và Vni.




Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 7 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
­ Cuối cùng là hướng dẫn cho học sinh nắm được một số nguyên tắc cơ 
bản cần lưu ý khi soạn thảo sau:

­  Khi  soạn   thảo   văn   bản  không  dùng  phím   Enter   để   điều  khiển 
xuống dòng. Trong soạn thảo văn bản trên máy tính hãy để cho phần mềm tự 
động thực hiện việc xuống dòng. Phím Enter chỉ  dùng để  kết thúc một đoạn 
văn bản hoàn chỉnh. Chú ý rằng điều này hoàn toàn ngược lại so với thói quen  
của máy chữ. Với máy chữ chúng ta luôn phải chủ động trong việc xuống dòng 
của văn bản. ­ Giữa các từ  chỉ  dùng một dấu trắng để  phân cách. Không 
sử  dụng dấu trắng đầu dòng cho việc căn chỉnh lề.  Một dấu trắng là đủ  để 
phần mềm phân biệt được các từ. Khoảng cách thể  hiện giữa các từ  cũng do  
phần mềm tự động tính toán và thể hiện. Nếu ta dùng nhiều hơn một dấu cách  
giữa các từ phần mềm sẽ không tính toán được chính xác khoảng cách giữa các  
từ và vì vậy văn bản sẽ được thể hiện rất xấu.

­ Các dấu ngắt câu như chấm [.], phẩy [,], hai chấm [:], chấm phảy  
[;], chấm than [!], hỏi chấm [?] phải được gõ sát vào từ đứng trước 
nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.  Nếu 
như các dấu ngắt câu trên không được gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, 
phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào một từ khác và do đó có  
thể bị ngắt xuống dòng tiếp theo so với câu hiện thời và điều này không 
đúng với ý nghĩa của các dấu này.

­ Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do  
đó ký tự  tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các  
dấu đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự  cuối từ và được viết sát vào 
bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái.

3.4. Hiệu quả đạt được:




Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 8 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
Với những biện pháp trên, tôi nhận thấy chất lượng học sinh ngày càng 
được nâng cao trong việc học môn Tin học, học sinh đều có sự  tiến bộ, giờ 
học diễn ra nhẹ  nhàng, tự  nhiên, học sinh không còn có cảm giác ngại thực  
hành mà tranh nhau xung phong trả lời lý thuyết cũng như luyện tập thực hành. 
Các em tham gia vào các hoạt động cần cù, vô tư, hào hứng. 

Sau đây là kết quả so sánh giữa năm học 2017 – 2018 với năm học 2016­
2017 kết quả khảo sát học sinh soạn thảo văn bản của khối 5 của trường tiểu  
học Thuận An có kết như sau:

Trước khi áp dụng sáng kiến tỉ lệ học sinh khối 5 soạn thảo văn bản có 
tỉ lệ  như sau:

Tổng 
Thời gian Hoàn thành Tỉ lệ Hoàn thành tốt Tỉ lệ
số
Năm học 
171 106 61,99% 65 38,01%
2016­2017


Sau khi áp dụng sáng kiến tỉ lệ học sinh của khối 5 soạn thảo văn bản đạt 
tỉ lệ như sau:

Tổng 
Thời gian Hoàn thành Tỉ lệ Hoàn thành tốt Tỉ lệ
số
Năm học 
174 46 26,46% 128 73,56%
2017­2018


Qua đó cho chúng ta thấy tỉ  lệ hoàn thành tốt của học sinh soạn thảo văn  
bản tăng lên 35%.
    3.5. Bài học kinh nghiệm:

Giúp cho học sinh phát triển kỹ năng sử  dụng máy tính nói chung và kỹ 
năng soạn thảo nói riêng trong môn học cũng như áp dụng vào những môn học  
khác.  Đồng thời giúp học sinh có điều kiện và trao đổi thông tin, nâng cao trình 

Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 9 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
độ Tin học, có hiểu biết thêm về môn Tin học này. Để nắm vững kiến thức tốt 
thì các em cần nắm vững cả  lý thuyết và thực hành. Các em không chỉ  nắm  
vững kiến thức soạn thảo văn bản mà còn cảm thấy phấn khởi, thích thú khi  
học môn này, tiếp thu nhanh học tập có kết quả hơn.

Trên đây chỉ  là một số  phương pháp mà tôi đã sử  dụng khi dạy, những 
phương pháp đó đã mang lại kết quả  trong tiết dạy. Tuy nhiên, nó cũng chưa 
thể tốt là tròn trịa được, bởi vì đối với hôm qua, hôm nay thì ngày mai đã khác,  
chắc chắn phải mở rộng, sáng tạo nhiều hơn để phù hợp và đảm bảo yêu cầu 
với phương pháp giáo dục mới.

4. Đề xuất, kiến nghị:
* Đối với nhà trường
Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để tăng cường hơn nữa các trang 
thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục.

Trong các buổi họp phụ huynh ban lãnh đạo nhà trường cũng như các thầy 
cô giáo chủ  nhiệm động viên, khuyến khích phụ  huynh trang bị  cho con em  
mình một chiếc máy vi tính để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về  việc cấp bổ 
sung máy vi tính cho các trường trong thị xã.

Trên thực tế, việc  ứng dụng sáng kiến này mới chỉ  trong một phạm vi  
hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu  
điểm và hạn chế  của nó trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự 
giúp đỡ  cùng những lời góp ý chân thành từ  các cấp lãnh đạo và các thầy cô  
giáo để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. 
5. Khả năng, đối tượng và địa chỉ áp dụng:




Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 10 ­   Năm học 2017­2018
Trường Tiểu học Thuận An                                                                  Sáng kiến kinh 
nghiệm                                                                                                                                        
Sáng kiến kinh nghiệm này đối với tất cả mọi người đều áp dụng được 
đặc biệt là các bạn học sinh mới bắt đầu làm quen và sử dụng máy tính thì đạt 
hiệu quả  cao. Khi áp dụng đòi hỏi tính kiên trì luyện tập và nghiêm túc soạn 
thảo văn bản.

XÁC NHẬN Thuận An, ngày 15 tháng 5 năm 2018
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
CHỦ TỊCH


                                                                 Trần Quốc Trầm




Giáo viên: Trần Quốc Trầm ­ 11 ­   Năm học 2017­2018

Page 2

YOMEDIA

Sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp các em có thêm vốn kiến thức vừa tạo điều kiện để tiếp cận thông tin của các nước và khoa học kĩ thuật mới tiên tiến. Nâng cao ý thức và thói quen sử dụng máy tính của học sinh trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại và có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm Tin học. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến kinh nghiệm để nắm thêm chi tiết nội dung của bài viết.

20-07-2019 320 47

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề