Thực trạng kiểm tra nội bộ trường tiểu học

Giới thiệu

Ngay từ đầu tháng 9 cùng với việc kiện toàn tổ chức đoàn thể, tổ, khối chuyên môn nhà trường đã ra quyết định số: 51/QĐ-TrMN ngày 16 tháng 9 năm 2020, quyết định về việc kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học năm học 2020-2021: Hiệu tr­ưởng là trưởng ban, Phó Hiệu trưởng là phó ban; các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng là thành viên có năng lực nghiệp vụ chuyên môn tốt, có uy tín trong nhà trường, các đồng chí trong Ban thanh tra nhân dân còn có hiểu biết về các lĩnh vực khác.

UBND HUYỆN NGHI XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN XUÂN HẢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC- TrMN Xuân Hải, ngày 5 tháng 5 năm 20210

BÁO CÁO

Đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường học

Năm học 2020-2021

Thực hiện Công văn số 168/GDNX ngày 21/9/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ trường học năm học 2020-2021;

Thực hiện Kế hoạch số 22/KH-TrMN ngày 18/9/2020 về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2020 - 2021;

Căn cứ vào kết quả thực tế về công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường, trường mầm non Xuân Hải báo cáo công tác kiểm tra nội bộ của trường năm học 2020- 2021 như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG, KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo Nghi Xuân. Đảng ủy, HĐND- UBND xã Xuân Hải, các ban ngành đoàn thể, ban đại diện Cha Mẹ học sinh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Nhà trường cập nhật đầy đủ các văn bản hướng dẫn của nghành, cấp trên hướng dẫn về công tác kiểm tra nội bộ. Ban kiểm tra nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao và thực hiện tốt theo kế hoạch đề ra. Có sự thống nhất, kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và tổ chuyên môn trong công tác kiểm tra nội bộ. Hoạt động kiểm tra nội bộ trường đã được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT Nghi Xuân và tiến hành trên cơ sở chương trình kế hoạch công tác một cách cụ thể; được xác định là khâu thiết yếu trong công tác quản lý của nhà trường. Ban kiểm tra nội bộ nhà trường đã từng bước được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Thanh tra Phòng GD&ĐT về công tác kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hành chính cũng như triển khai thực hiện Luật Thanh tra năm 2010, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường có nhận thức đúng đắn về công tác thanh kiểm tra giáo dục, về đổi mới chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Đặc biệt về việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".

- Các thành viên trong Ban được nhà trường tập huấn và cung cấp đầy đủ các tài liệu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà trường và hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trong năm học; các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

2/ Khó khăn :

- Việc áp dụng thực hiện chế độ chính sách cho các thành viên trong Ban và công tác kiểm tra hoạt động sư phạm (HĐSP) nhà giáo còn nhiều bất cập, không thuận lợi. Việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, tiếp dân, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng còn chưa khoa học.

- Kinh phí và các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động kiểm tra còn hạn chế.

- Một số thành viên trong Ban chưa quen việc, chưa chủ động trong các hoạt động của tổ, việc kiểm tra đánh giá chưa cụ thể, còn mang tính vị nể.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA ĐƠN VỊ NĂM HỌC 2020- 2021

1. Công tác kiểm tra nội bộ trường học

1.1. Việc thành lập Ban Kiểm tra nội bộ trường học.

- Ngay từ đầu tháng 9 cùng với việc kiện toàn tổ chức đoàn thể, tổ, khối chuyên môn nhà trường đã ra quyết định số: 51/QĐ-TrMN ngày 16 tháng 9 năm 2020, quyết định về việc kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học năm học 2020-2021: Hiệu tr­ưởng là trưởng ban, Phó Hiệu trưởng là phó ban; các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng là thành viên có năng lực nghiệp vụ chuyên môn tốt, có uy tín trong nhà trường, các đồng chí trong Ban thanh tra nhân dân còn có hiểu biết về các lĩnh vực khác.

- Ngoài ra Hiệu trưởng nhà trường còn ra quyết định thành lập 3 Tiểu ban: Quyết định số 53/QĐ-TrMN ngày 17/9/2020, quyết định về kiện toàn Các tiểu ban kiểm tra chuyên môn; Quyết định số 52/QĐ ngày 17/9/2020 quyết định thành lập tiểu ban kiểm tra các hoạt động quản lý giáo dục ; Quyết định số 54 ngày 17 tháng 9 năm 2020, quyết định Kiện toàn Tiểu ban kiểm tra hoạt động quản lý hành chính.

1.2. Việc xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học

- Ban Giám hiệu đã xây dựng kế hoạch số 22/KH- TrMN ngày 18 tháng 9 năm 2020 và nội dung kiểm tra; bồi d­ưỡng nghiệp vụ kiểm tra và phổ biến các văn bản pháp quy của tài liệu nghiệp vụ kiểm tra cho các đồng chí trong Ban kiểm tra của trư­ờng để vừa có khả năng kiểm tra, vừa có khả năng t­ư vấn, thúc đẩy, kiến nghị các giải pháp và các vấn đề thực tế đồng thời làm tốt nghiệp vụ chuyên môn.

- Tổ chức cho ban kiểm tra nội bộ của nhà trường được tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra toàn diện và chuyên đề của nhà giáo

1.3. Kết quả thực hiện kế hoạch tự kiểm tra đã đề ra:

* Kiểm tra các hoạt động quản lý giáo dục:

- Kiểm tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học: đảm bảo và thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

- Kiểm tra việc bố trí sử dụng đội ngũ: Đã bố trí sữ dụng đội ngũ một cách hợp lý phù hợp với trình độ chuyên môn, năng khiếu, phát huy được ddiemr mạnh của từng giáo viên.

Thực hiện theo Thông tư 36/2017/TT- BGDĐT ngày 28/12/2017 về thực hiện công khai đối với các trường học; Thông tư số 11/2020/TT-BDG ĐT ngày 19/5/2020 hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động trường học nhà trường đã tổ chức tự kiểm tra:

+ Kiểm tra việ thực hiện quy chế dân chủ, công khai và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

+ Có hồ sơ ba công khai đầy đủ; thực hiện công khai đảm bảo về chất lượng gáo dục; công khai về học sinh về đội ngũ, về csvc

- Việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ, quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị: Thực hiện Thông tư 09/2009/ TT- BGDĐT nhà trường thực hiện 3 công khai: CSVC, đội ngũ, chất lượng giáo dục trên các bảng tuyên truyền của nhà trường.

+ Nhà trường và Công đoàn phối hợp làm tốt công tác động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc mọi chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành và địa phương, lấy nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề làm then chốt.

+ Tổ chức triển khai học tập Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Ngành.

+ Duy trì khối đoàn kết nội bộ, chống các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường làm ảnh hưởng tới uy tín và truyền thống tốt đẹp của nhà trường

+ Giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng, đề nghị Chi bộ kết nạp Đảng viên kịp thời làm tăng thêm sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Công đoàn

+ Phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

+ Nhà trường và Công đoàn phối kết hợp làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, ổn định và cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên giúp giáo viên có đủ sức khỏe để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên một năm 1 lần

- Tăng cường chế độ khen thưởng và động viên kịp thời.

- Tổ chức thăm hỏi cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu con em cán bộ, giáo viên, nhân viên

Trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể, Công đoàn nhà trường cam kết vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định, các chỉ tiêu và nhiệm vụ năm học. Tổ chức thực hiện có kiểm tra đánh giá khen chê kịp thời đạt kết quả tốt.

* Việc thực hiện 3 công khai

Nhà trường thực hiện 3 công khai: CSVC, đội ngũ, chất lượng giáo dục trên các bảng tuyên truyền của nhà trường.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình 3 công khai:

+ Công khai Kế hoạch năm học, tiêu chuẩn thi đua, định mức thưởng

+ Công khai các khoản thu chi trước cán bộ giáo viên và hội cha mẹ học sinh

+ Công khai việc thực hiện chế độ chính sách như: lương, nâng bậc lương, xét tặng các danh hiệu trong năm học

+ Công khai việc đánh giá xếp loại thi đua khen thưởng kỷ luật

* Việc tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh thuộc quyền của Hiệu trưởng

Đầu năm học nhà trường ra quyết định thành lập các tổ khối chuyên môn trong nhà trường và quyết định bổ nhiệm các chức danh phân công nhiệm vụ cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

*Kiểm tra việc quản lý điều hành của tổ chuyên môn:

+ Đã kiểm tra việc xây dựng thời gian biểu ở từng thời điểm cụ thể ; thực hiện kế hoạch giảng dạy của các tổ khối chuyên môn và GV, chú ý tới việc thực hiện chương trình GDMN và việc tổ chức các hoạt động trong ngày của GV. Kiểm tra việc thực hiện đổi mới ph­ương pháp giảng dạy của giáo viên qua các chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, qua hội giảng, qua kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.

- Trưởng ban kiểm tra đã trực tiếp kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và theo dõi chất lượng họat động các tổ khối chuyên môn; kiểm tra việc theo dõi nền nếp giáo viên - học sinh và các hiện tượng đột xuất.. Ban giám hiệu và các tổ trưởng kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định đối với 100% giáo viên.

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn thông qua việc duyệt giáo án hàng tuần, nề nếp sinh hoạt chuyên môn của các tổ qua việc thực hiện chuyên đề, họp tổ chuyên môn, thời gian làm việc; kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy thông qua kế hoạch.

+ Kiểm tra việc tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thông qua tài liệu tham khảo, sổ dự giờ thăm lớp, chứng chỉ, chứng nhận, các lớp bồi dưỡng, tập huấn... văn bằng đi học nâng chuẩn và các tài liệu tham khảo bổ sung cho chuyên môn nghiệp vụ.

+ Kiểm tra công tác quản lý học sinh của giáo viên, các kết quả thi đua hàng tuần, tháng, kỳ của các lớp, các khối. Kiểm tra việc giữ gìn, bảo quản cơ sở vật chất, phòng học, phòng làm việc, cảnh quan sư phạm tại trường, công tác vệ sinh môi trương, trang trí lớp và công tác mua sắm trang thiết bị đồ dùng trong nhà trư­ờng...

+ Hồ sơ tổ: 3/3 xếp loại tốt

*. Kiểm tra thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

- Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo:

+ Triển khai các văn bản chỉ đạo về thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như: Chỉ thị 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Nghị quyết 442/NQ-CĐN ngày 1/11/2007 của Ban Thường vụ công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc phát động cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; các Công văn, văn bản chỉ đạo của tỉnh, của huyện và của ngành.

b) Tham mưu UBND các cấp, các ngành, các đoàn thể có liên quan, tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua, khẩu hiệu tuyên truyền, thành lập Ban chỉ đạo, có kế hoạch thực hiện năm, kỳ, tháng một cách cụ thể, có bản cam kết giữa CBGV NV với nhà trường; báo công làm theo lời Bác; sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua đúng quy định, đạt kết quả.

- Kết quả kiểm tra

+ Ưu điểm

Tất cả CBGV, NV có ý thức thực hiện tốt các phong trào và các nhiệm vụ được giao, hoàn thành nghiêm túc với ý thức trách nhiệm cao nội dung các cuộc vận động các phong trào đã có sức lan tỏa trong học sinh, cha mẹ học sinh.

+ Hạn chế:

Khả năng ứng dụng các chuyên đề vào dạy học đạt hiệu quả chưa cao như chuyên đề sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chuyên đề bồi dưỡng đội ngũ. Khả năng tiếp cận với nội dung và vận dụng các nội dung vào thực tế của một vài giáo viên còn hạn chế.

* Công tác phòng chống tham nhũng

- Công tác chỉ đạo của nhà trường

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng và ra quyết định thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của nhà trường

- Tổ chức ký cam kết trong tập thể CBGV nhân viên về phòng chống tham nhũng.

* Kiểm tra việc thu nộp tiền học sinh của các lớp (Có danh sách và bản quyết toán cụ thể ), kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu chi thường xuyên và quyết toán quý, năm tiền ngân sách và các khỏan tiền trong nhà trường

* Kiểm tra việc học tập, nghiên cứu đánh giá xếp loại CB,GV,NV hàng tháng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và theo chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên vào dịp cuối năm học; kiểm tra thi đua khen thưởng cá nhân học sinh và tập thể các lớp, khối trong các phong trào thi đua và cuối học kỳ.

+ Kiểm tra các loại hồ sơ và các biểu mẫu thống kê về công tác phổ cập (có biên bản kèm theo) và việc l­ưu giữ hồ sơ, sổ công văn đi, đến.

+ Kiểm tra việc theo dõi cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ; ngày giờ công (có sổ nhật ký để theo dõi cụ thể ).

+ Kiểm tra việc chăm sóc nuôi dưỡng các cháu tại trường ( sổ kiểm tra hàng ngày của BGH).

- Kiểm tra hoạt động sư­ phạm của giáo viên:

+ Kiểm tra 100% các khối, lớp thực hiện đúng chư­ơng trình theo kế hoạch.

+ Kiểm tra việc thực hiện ra vào lớp của giáo viên theo thời khóa biểu và thời gian quy định.

+ Số bộ hồ sơ được kiểm tra: 25( 3 bộ của CBQL; 1 bộ Hồ sơ bán trú, 3 bộ hồ sơ tổ CM; 18 Bộ hồ sơ giáo viên, kết quả (tốt 23 /25, tỷ lệ: 92%); khá 2/25, tỷ lệ: 8,0%; Đạt yêu cầu: 0/25, tỷ lệ: 0%

- Kiểm tra năng lực tổ chức, quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm qua nền nếp, kết quả học tập và các phong trào của lớp và việc sử dụng giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. Kết quả: 9/9 nhóm lớp Tốt.

- Kiểm tra việc chuẩn bị và sử dụng ĐDDH của giáo viên trong giờ lên lớp: Đa số giáo viên chuẩn bị được đồ dùng dạy học trước khi lên lớp tuy nhiên việc sữ dụng các đồ dùng hấp dẫn, ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ học chưa được thường xuyên.

- Kiểm tra sổ tự học tự bồi d­ưỡng và tài liệu tham khảo để nâng cao nghiệp vụ tay nghề của mỗi giáo viên.( Có biên bản, báo cáo và phiếu điểm kết quả chấm các nội dung bồi dưỡng lưu trong hồ sơ BDTX).

- Kết quả kiểm tra toàn diện, chuyên đề giáo viên:

Tổng số GV dược kiểm tra 18/18, tỷ lệ 100% , kết quả: 8/18 đạt loại tốt; 10/18 đạt khá, không có giáo viên đạt yếu kém. Trong đó kiểm tra toàn diện: 6 GV ( Xếp Tốt: 5; khá 1); Kiểm tra chuyên đề 12( Tốt: 3; khá 9).

- Kiểm tra việc đổi mới ch­ương trình GD và đổi mới phương pháp dạy học: Theo phương pháp Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

+ Nhìn chung đa số giáo viên đã thực hiện đúng chương trình của Bộ giáo dục ban hành, dạy học theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy học theo hướng tích hợp và rèn kĩ năng sống cho học sinh và việc nắm vững các phương pháp dạy học, xử lý các tình huống sư phạm, đưa ra các tình huống nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên một số ít giáo viên việc vận dụng đổi mới phương pháp chưa rõ nét, chưa thật linh hoạt sáng tạo trong một số hoạt động, chư chú ý nhiều vào rèn kỷ năng sống cho trẻ.

+ Đã kiểm tra việc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong các giờ dạy hàng ngày, trong các đợt thao giảng 20/10; 20/11; 8/3 và 100% giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường đều ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả.

- 100% giáo viên được thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm ( thao giảng 3 lần/năm)

Tổng số hoạt động đã dự: 61 kết quả ( Giỏi: 22/61, tỷ lệ: 36,1%; khá: 39/61, tỷ lệ 63,9%, đạt yêu cầu: 0)

+ Kiểm tra việc đăng ký thi đua và thực hiện các chỉ tiêu của nhà trư­ờng của cán bộ, giáo viên, nhân viên qua sổ đăng ký thi đua, sổ chuyên môn của giáo viên.

* Kiểm tra hành chính:

a. Kiểm tra công tác quản lý hành chính:

- Hiệu trưởng đã trực tiếp tuyên truyền nhiệm vụ năm học và Nghị quyết về lĩnh vực GD - ĐT, luật GD.

- Nhà trường đã xây dựng quy chế chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ; Nghị quyết, ch­ương trình hành động về giáo dục.

- Đã kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của các tổ chuyên môn, các đoàn thể, về công tác th­ư viện - thiết bị, xây dựng CSVC kĩ thuật và bảo quản giữ gìn phòng học, trang thiết bị, đồ dùng, phòng làm việc của nhà trường.

- Hiệu trưởng đã kiểm tra kế hoạch hoạt động của Tổ văn phòng và việc cán bộ văn phòng quản lý lưu giữ hồ sơ quy định đối với nhà trường; kiểm tra kế hoạch chuyên môn của các Hiệu phó và các tổ trưởng; biên bản sinh hoạt chuyên môn của các tổ.

b. Kiểm tra tài chính, tài sản:

- Đã kiểm tra công tác quản lý tài sản, sổ nhập xuất, biên bản bàn giao, thanh lý tài sản và giám sát kiểm tra sử dụng diện tích đất đai trong nhà trường.

- Giám sát việc quản lý nguồn ngân sách cấp, ngoài ngân sách, nguồn vân động tài trợ của các nhà hảo tâm và cha mẹ học sinh, các khỏan thu góp của học sinh từng lớp. Qua kiểm tra để nắm bắt được thực tế thu và số học sinh ở diện khó khăn được miễn giảm, công tác chi thường xuyên trong nhà trư­ờng đã đảm bảo đúng luật ngân sách và đúng mục đích sử dụng và quản lý tài chính, tài sản vào nền nếp, đúng quy định.

1.4. Việc kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên của nhà trường:

Kết quả:

Năm học

Tổng số giáo viên

Kiểm tra toàn diện

Kiểm tra chuyên đề

Số GV được kiểm tra

Tỷ lệ

Xếp loại

Số GV được kiểm tra chuyên đề

Tỷ

lệ

Xếp loại

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Yếu

2019-2020

18

6

33,3

3

3

0

0

12

66,6

6

6

0

0

2020-2021

18

6

33,3

5

1

0

0

12

66,6

3

9

0

0

* Ưu điểm:

- Nhìn chung giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn; Thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN của Bộ giáo dục ban hành.

- Có Hồ sơ đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cập nhật đầy đủ các thông tin số liệu trong các hồ sơ. Trình bày tương đối rõ ràng đúng theo thể thức văn bản.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tháng kịp thời, đảm bảo theo yêu cầu. Sinh hoạt tổ chuyên môn đúng quy định.

- Phương pháp lên lớp nhẹ nhàng gần gủi với trẻ, đã áp dụng được phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động; Tích hợp lồng ghép nổi bật các chuyên đề phù hợp theo chủ đề chủ điểm.

- Chuẩn bị được đồ dùng lên lớp đẹp, phù hợp, sáng tạo, hấp dẫn trẻ. Nhiều giờ dạy ứng dụng được công nghệ thông tin một cách hiệu quả.

* Tồn tại:

- Một số giờ dạy giáo viên còn chuẩn bị đồ dùng ôm đồm, không phát huy hết tác dụng cuả đồ dùng.

- Xử lý các tình huống sư phạm chưa thật sự tinh tế, sáng tạo.

- Chưa chú ý cho trẻ trải nghiệm nhiều

- Chưa chủ động bứt phá khi lựa chọn các nội dung giáo dục kỷ năng sống vào dạy trẻ.

- Sắp xếp bộ hồ sơ chưa thật sự khoa học ( chưa có tích kê)

- Việc sưu tầm, làm và sữ dụng đồ dùng dạy học tự làm còn hạn chế.

1.5. Việc thực hiện các nội dung kiểm tra khác theo kế hoạch kiểm tra nội

- Kết quả:

TT

Các nội dung đã kiểm tra

Số QĐ, ngày tháng năm

ban hành

Kết quả kiểm tra

Ghi chú

1

- Kiểm tra việc quản lý điều hành của các phó hiệu trưởng.

- Kiểm tra việc quản lý điều hành của các tổ chuyên môn

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

- Kiểm tra chuyên đề.

Quyết định số 53 ngày 17/9/2020

( Của Tiểu ban kiểm tra các hoạt động chuyên môn)

Tốt

2

- Kiểm tra việc quản lý Hồ sơ sổ sách của nhà trường.

-Kiểm tra việc quản lý, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng tin học, phòng hoạt động âm nhạc, các nhóm lớp.

- Kiểm tra việc quản lý, thu-chi tài chính; hoạt động kế toán, thủ quỹ

- Kiểm tra việc quản lý nội vụ, lao động, vệ sinh và công tác y tế học đường

Quyết định số 54 ngày 17 tháng 9 của Tiểu ban kiểm tra các hoạt động quản lý hành chính

Tốt

3

-. Kiểm tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học

- Kiểm tra việc bố trí sắp xếp, sữ dụng đội ngũ; sữ dụng kinh phí mua sắm tai sản, thiết bị dồ dùng dạy học, thanh quyết toán hàng năm; Sữ dụng cơ sở vật chất; kiểm kê hàng năm; bố trí, sắp xếp lớp, học sinh.

-. Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai và thực hành hành tiết kiệm, chống lãng phí.

-. Kiểm tra việc chỉ đạo phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh

Quyết định số 52 ngày 17/9/2020 của Tiểu ban kiểm tra các hoạt động Quản lý giáo dục

Tốt

* Ưu điểm

- Tất cả giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, lối sống đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chấp hành nghiêm túc chính sách pháp luật của nhà nước. Chấp hành mọi nội quy quy định của nhà trường. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn của nghành. Có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định. Tinh thần thái độ, hợp tác trong kiểm tra tốt, chuẩn bị chu đáo. .

- Xây dựng thực hiện tốt môi trường thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trường, trẻ ngoan, lễ phép, tự tin, mạnh dạn hồn nhiên, biết yêu thương giúp đỡ và hợp tác trong nhóm tạo môi trường thân thiện gữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.

- Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học giúp trẻ tích cực trong hoạt động giáo dục, kế hoạch, bài soạn cụ thể, rõ ràng, lựa chọn chủ đề giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi.

- Nhà trường thực hiện tốt thông tư 09 về việc công khai chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Về kiểm tra các cuộc vận động và phong trào thi đua: Toàn bộ CBGV, NV trong nhà trường nhận thức sâu sắc về những nội dung và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tích hợp vào một số hoạt động học của trẻ. Đổi mới hình phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trẻ cuối ngày, cuối chủ đề.

* Tồn tại:

- Một số giáo chưa thường xuyên ứng dụng CNTT vào tiết dạy hoặc ứng dụng chưa hiệu quả.

- Một số giáo viên vẫn còn hạn chế về đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, chưa phát huy hết tính tích cực của trẻ.

1.6. Số Đoàn cấp trên đã về thanh tra, kiểm tra đơn vị trong năm học:

Trong năm trường chưa có Đoàn cấp trên nào về Thanh tra, kiểm tra.

2. Công tác tiếp công dân:

- Nhà trường đã ra quyết định số 65 ngày 28 tháng 9 năm 2020 Ban hành nội quy tiếp công dân và Thành lập tổ tiếp dân theo đúng quy định.

- Nhà trường đã bố trí phòng tiếp dân, niêm yết nội quy tiếp dân và có sổ tiếp công dân đầy đủ. Tiếp dân ân cần và giải thích chu đáo cặn kẽ đối với dân và phụ huynh học sinh mỗi khi có việc cần liên hệ với nhà trường.

- Hàng tháng nhà trường tuyên truyền phổ biến luật tiếp dân tới phụ huynh và mọi người dân trên loa phát thanh nhà trường.

- Đã lên lịch tiếp công dân thường xuyên

Thời gian tiếp: Buổi sáng: Từ 08 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút

Buổi chiều: Từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút

- Lịch tiếp công dân theo định kì Lịch tiếp công dân định kỳ của Hiệu trưởng: vào thứ năm hàng tuần (Trường hợp có công tác đột xuất hoặc bận công việc khác sẽ được thông báo chuyển sang ngày làm việc kế tiếp).

Thời gian tiếp: - Buổi sáng: Từ 08 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút

- Buổi chiều: Từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút

3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:

3.1. Việc tiếp nhận đơn thư:

Trong năm nhà trường chưa tiếp nhận được đơn khiếu nại tố cáo.

3.2. Hồ sơ giải quyết vụ việc:

Nhà trường không nhận được đơn thư nên chưa lập Hồ sơ giải quyết vụ việc.

4. Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN):

4.1. Việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện luật phòng chống tham nhũng 2018; Thông tư số 05/2011/TT-TTCP; kế hoạch 870 của sở Giáo dục đào tạo; Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTg Nhà trường đã ra quyết định số 55 ngày 14 tháng 9 năm 2020, quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó trưởng Ban là Hiệu trưởng nhà trường; Phó ban là Kế toán và các thành viên là Các Hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, Trưởng ban thanh tra nhân dân. Đồng thời xây dựng được kế hoạch phòng chống tham nhũng với các nội dung và các giải pháp cụ thể. Quán triệt theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí trong mọi hoạt động.

4.2. Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng:

- Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN đến tận công chức, viên chức và thông qua các buổi giáo dục pháp luật, các đợt học tập các nghị quyết và học chính trị hè hàng năm, trong sinh hoạt hội đồng trường.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng của năm học 2019 -2020 phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục theo Kế hoạch của UBND huyện về triển khai Đề ánTuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dânnăm 2019.

4.3 Việc công khai, minh bạch các nội dung theo quy định

Thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan như công khai chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan, trong quản lý tài sản, tài chính.

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ trong công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động của nhà trường theo các nội dung quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản liên quan khác.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của các đơn vị mình nhằm chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm để phòng ngừa tham nhũng phát sinh.

4.4. Việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 16/2018/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT quy định về Đạo đức nhà giáo.

- Tiếp tục thực hiện các quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức về những việc công chức, viên chức không được làm; nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 05/2016 của Bộ chính thị ngày 15/5/2016 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

- Xây dựng và quán triệt những quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mâm non để toàn thể công chức, viên chức trong nhà trường thực hiện.

4.5. Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức

4.6. Việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Văn bản số 252/TTCP ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Thực hiện kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 10/3/2021 của UBND huyện Nghi Xuân. Nhà trường đã thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản cấp trên. Thực hiẹn việc kê khai tài sản theo đúng thời gian quy định, có hồ sơ đầy đủ, thông tin kê khai, người kê khai chính xác, trung thực.

4.7. Việc thực hiện cải cách hành chính

- Thực hiện tốt Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 03/12/2015 của UBND huyện về đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Nghi Xuân giai đoạn 2016-2020;

- Thực hiện tốt Đề án vị trí việc làm của đơn vị

- Tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng các phần mềm triển khai thực hiện có hiệu quả trang web của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các phần mềm của ngành.

4.8. Việc thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐƠN VỊ

Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc theo NĐ42- quy định về tổ chức hoạt động thanh tra; Thông tư 39 quy định về thanh tra chuyên nghành. Cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm năm học 2020-2021:

1. Ưu điểm:

- Công tác kiểm tra nội bộ được nhà trường triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Đã kiểm tra nghiêm túc các hoạt động của nhà trương nhằm bổ sung những thiếu sót còn mắc phải trong việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, các khối tổ bộ phận trong nhà trường. Giáo viên nhiệt tình ủng hộ, tiếp thu thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo. Cán bộ quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, triển khai kịp thời ngay từ đầu năm học.

- Nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Kỷ cương nề nếp được chấn chỉnh có chuyển biến tốt.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, mục đích của việc thanh, kiểm tra nội bộ. Tích cực tham gia các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành. Cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch, đẹp an toàn, không xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh tại đơn vị.

- Thực hiện các nội dung kiểm tra đúng nội dung, khách quan. công khai và nghiêm túc.

2. Tồn tại:

- Một số nội dung kiểm tra đôi lúc chưa đúng theo kế hoạch đề ra, chưa đem lại hiệu quả thiết thực.

- Một số nội dung kiểm tra chưa có biên bản kiểm tra đầy đủ;

IV. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

Phòng GD&ĐT cần tiếp tục tập huấn cho 100% các đồng chí trong Ban kiểm tra nội bộ trường học./.

HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT;

- Lưu: VT/TrMN.

Nguyễn Thị Linh

.